Polly po-cket
Anh em cây khế
|
+A Tăng cỡ chữ =A Mặc định -A Giảm cỡ chữ
• Tiếng guitar trong ký túc xá (phần 2)

Tiếng guitar trong ký túc xá (phần 2)

Người con gái ấy cứ như được khảm vào trong tâm trí tôi vậy.

– Thôi đi ăn cơm đi, ngồi buồn hoài mậy! – Thằng Tuấn hất tay tôi đang đặt ở đầu gối xuống, ngoắc luôn hai ba thằng còn lại ở phòng đi luôn.

Cũng đã một thời gian dài kể từ ngày nhập học, cứ ăn cơm về là túm lại nói chuyện phiếm với nhau, hoặc đánh bài. Lúc khoảng chín mười giờ tối, vẻ yên tĩnh phủ xuống thì bắt đầu lôi sách vở ra học. Ngày hôm nay, kí túc xá vắng tiếng đàn guitar của thằng Trung phòng tôi.

“Có thể nó dẫn Thương đi đâu đó, đi uống nước tán dóc, hoặc một quán trà sữa nào đó. Cũng giống như mình và Yên thôi mà! “

Bất chợt lại Yên, tôi buông bút, nằm ngửa ra giường!

Và tôi chẳng nằm Yên được lâu khi tiếng cười thằng Trung còn vào đến phòng trước cả khi anh em thấy được bản mặt tươi roi rói của nó. Còn huýt sao nữa.

“Sao mình ghét mấy thằng có người yên đến thế?”.

Mấy thằng khác xúm xít quanh nó hỏi han tìnhhình lần đầu tiên hẹn hò thế nào, rồi có được nắm tay hay không? Tôi nằm vắt chân lên nghe thấy hết cả.

– Ê,Tín?
– Sao?
– Thương ở Lâm Đồng à?
– Không biết…?
– Thế sinh nhật ngày bao nhiêu mày biết không?

Tôi nhìn thằng bạn, lắc đầu!

– Mày học chung lớp mà?
– Đâu phải chung lớp cái gì cũng biết! –Tôi đáp gọn, lẹ khiến thằng Trung chưng hững.
– Cái thằng…!
– Kệ nó đi, nó không biết yêu đương gì đâu, kể tiếp nghe coi…! – Thằng Tuấn nói đỡ giúp tôi.

Một mình tôi tách ra khỏi câu chuyện của thằng Trung, bật dậy cầm sách học bài. Ở dưới kia, chúng nó vẫn hào hứng, mắt tròn mắt dẹt nghe thằng Trung kể lại thiên niên sử, những chông gai, những khó khăn của ngày đầu tiên hẹn hò.

– Bạn Trung ơi…ra đàn cho tụi này nghe nào!
– Bạn Trung ơi, có tính qua phòng này ở luôn không?

Giọng mấy bà tám phòng đối diện lại vang lên,coi như tất cả đều biết mối quan hệ giữa thằng Trung nghệ sĩ đánh đàn guitar và cô gái trồng hoa phòng đối diện. Một người yêu thiên nhiên, một người yêu nghệ thuật, thật là xứng đôi.

Mối quan hệ giữa Thương và Trung trở thành một sợi dây nối tới hai phòng. Dần dần,tôi có thể thấy thằng Việt nói chuyện vui vẻ với một bạn nữ phòng bên, hoặc thằng Sơn cũng có thể bị nhờ vả về một vài vấn đền Tiếng Anh. Đến ngay cả thằng Khánh chơi game cũng không thoát khỏi bàn tay của mấy bà tám. Chỉ có tôi, là kẻ hoàn toàn nằm ngoài cái quá trình “làm quen sinh viên”.

– Người gì đâu mà kiêu?
– Chảnh quá Tín ơi!

Mặc dù những lần đầu Thương có thể nói đỡ cho tôi, nhưng khi xuất hiện trước thiên hạ, tôi luôn mang theo vẻ lạnh lùng và vô cảm, nên dần dần, tôi trở thành cái thằng bị ghét nhất trong mắt mấy nữ sinh viên phòng đối diện.

– Tín buồn chuyện gì hả? – Thương ngồi sau tôi ở giảng đường lên tiếng.
– Không, chẳng buồn chuyện gì cả? –Tôi dựa lưng vào bàn, rút ngắn khoảng cách nóichuyện.
– Thương thấy Tín không được vui?
– Thương thấy không có nghĩa là Tín không vui! – Tôi cộc lốc đáp lại.

Chí ít thì Thương cũng là bạn cùng lớp với tôi, sau đó là người yêu thằng bạn cùng phòng kí túc xá, và trước tiên cũng coi như là hàng xóm láng giềng nên tôi cũng thỉnh thoảng bắt chuyện. Trái ngược với cái hình ảnh tôi đi sau lưng cô nàng, hay cô nàng đi sau lưng tôi, thì chúng tôi vẫn trò chuyện theo một lối không thể xã giao hơn.

– Tín làm bài chưa?
– Tín có nhóm làm bài tập chưa?
– Tín có…!

Thương luôn là người chủ động hỏi thăm. Còn tôi cũng vui lòng đáp lại:

– Chưa!
– Không!
– Chưa có!

Thương không phải lí do khiến tôi ghét bỏ, vì thực ra cô nàng cũng không có cái tính nào nằm trong danh sách những tính cách mà tôi ghét bỏ. Ngoại hình không đẹp nhưng vô cùng dễ thương, với cái cằm chẻ, kính cận và tóc búi cao, nhìn rất ư là cá tính. Chẳng qua, Thương vô tình làm bạn của tôi trong những ngày mà tâm lý tình cảm của tôi chao đảo không thăng bằng.

Nhưng Thương chẳng hề bận tâm đến thái độ đó của tôi, và có vẻ lời cô nàng nói coi tôi là bạn có vẻ là thật.

– Này, cậu học hành gì mà như người mất hồn thế!
– Không có gì! – Tôi nhún vai.
– Không à, thế…! – Thương chợt dừng lại khi điện thoại rung lên trên bàn học của tôi.

Tôi cầm điện thoại nhún vai, khẽ cười với cô bạn vì thoát khỏi cái màn tra hỏi kì kèo này.

– Nghe!
– Đang ở đâu?
– Ở đây!
– Thằng hâm, ý tao nói là có ở dưới kí túc xá không?
– Ở trường, gần đó, có gì không?
– Bọn tao xuống chơi!

Thằng Hưởng hôm nay nó không có lịch học,chẳng hiểu sao lại nổi hứng kéo thêm cả thằng Kiên cận xuống thăm tôi thế này. Chẳng thể chờ được nữa, tôi nói chắc chắn.

– Năm phút, chờ tao ở cổng! – Tôi cúp máy và thu dọn đồ đạc.
– Này, đừng nói là cậu lại định chuồn sớm đấy chứ?
– Chớ sao, chuyện quan trọng mà!

Tôi xách balo phóng ra khỏi lớp. Trong vòng hai tháng học, tôi về sớm hai lần, đạt hiệu suất một tháng nghỉ một lần thì cũng đâu có gì gọi là bê bối quá đâu. Tôi đi thật nhanh về kí túc xá, những thằng bạn của tôi đã lâu rồi chưa gặp.

– A, khoẻ không thằng khốn? – Thằng Hưởng giơ tay chào tôi.
– Chưa chết, nhờ ơn thối tha của mày! – Tôi cười thật tươi đáp lại.
– Nhìn mày khôn lắm cơ thằng ngu ạ! – Thằng Kiên cận vỗ vai làm như nó lớn hơn tôi mộtbậc vậy.
– Cũng chưa ngu bằng mày cơ mà!

Ba thằng chúng tôi bước vào kí túc xá, kiếm một quán nước ở kí túc xá khu trên, quán nước nằm sát toàn nhà, bóng cây ôm trọn những bộ bàn ghế đơn sơ.

– Học hành thế nào rồi mày?
– Mớitrốn học xuống gặp hai thằng tụi mày đây! – Tôi thản nhiên.
– Sao, trốn học…? – Thằng Hưởng buông ly cà phê xuống bàn, ngạc nhiên.
– Này bạn tôi, tôi nói cho bạn biết rằng, bạn vào đây để học, thì học hành cho nghiêm túc, đừng có vì hai thằng mình mà trốn học, bạn làm bọn mình buồn đấy.
– Thế mày tính tiền, tao đi lên trường học đây! – Tôi đáp lại bằng cách xách balo đứngdậy.
– Ấy, bớt nóng, có tí tuổi đời mà nóng nảy quá!

Hai thằng bạn tôi giờ nó mới chịu nói chuyện nghiêm túc, chứ cái kiểu nói chuyện giả bộ nghiêm trọng thì thật là ngửi không nổi.

Con trai chơi thân, thì chuyện nghiêm túc cực kì nhiều.

– Này, trường mày có nhiều đứa xinh không!
– Nhan nhản!
– Thật không, chả bù cho khối kĩ thuật bên tao…! – Thằng Kiên thở dài.
– Cái đó cũng là do ngày xưa mày ngu, không chịu tìm hiểu xem trường đó có nhiều gáixinh không! – Thằng Hưởng vỗ ngực tự hào về cách chọn trường của nó.

Nhờ hai thằng bạn, tôi cũng biết thêm một số thông tin cực kì quan trọng như:

– Thằng Phong mập có người yêu rồi, nhìn dễ thương cực!
– Thằng Bình vừa tỏ tình tạch, nó mới gọi điện than với tao xong.
– Thế còn Dung thì sao? – Tôi buột miệng.
– Không biết, im hơi lặng tiếng, nói chung là gần như biến mất! – Thằng Kiên cận đẩy gọngkính.
– Ừm!

Hai thằng bạn tôi đều biết rõ chuyện tôi với Yên kết cục ra sao, nên chúng nó cũng chẳng hỏi han gì nữa. Khẽ vỗ vai động viên:

– Thôi,đời còn dài gái còn nhiều!

Liệu có cô gái nào đủ để xoá bỏ hoàn toàn tình cảm của tôi dành cho Yên, có thể có, có thể không, nhưng hiện tại, trong lòn gtôi, Yên là một nỗi đau đồng thời là niềm vui, đã đóng đinh cố định trong tim tôi mất rồi.

– Thôi, nói chung là 20- 11 bọn tao về, về trước hai ngày, chú có về thì về chung!
– Để tao tính!
– Tính lẹ lên, giờ tụi tao về đã!
– Ừ,thôi hai thằng mày té đi!
– Khỏi đuổi thằng khốn ạ!

Khi ở bên cạnh những cười bạn, tôi thoải mái và mỉm cười liên tục. Những thằng con trai ăn nói xuề xoà, nhưng luôn cho bạncảm giác tin cậy và luôn sẵn sàng khi bạn vấp ngã. Ở bên cạnh chúng nó, tôi mới chính là tôi.

Tiễn hai đứa bạn ra đến cổng kí túc là tôi lại trở lại cái vẻ mặt lầm lì, cô độc, thành cái gai trong mắt các bà tám phòng đối diện.

Trái ngược với tôi, Trung trở thành mẫu con trai hiền lành, đáng yêu, biết quan tâm, chia sẻ, luôn được mọi người mến mộ.Thế nên mỗi khi thấy tôi, mấy bà tám thế nào cũng bỉu môi.

“So với bạn Trung thế nào được! ”.

Ban đầu, cũng hơi khó chịu, nhưng dần dần, tôi cũng quen với lời chỉ trích. Chẳng có gì to tát lắm, vì người ta sống ở đời, quyền nhận xét là quyền tự do. Bởi thế tôi càng tỏ ra lạnh lùng và đơn độc hơn nữa. Mặc cho thằng Trung và Thương luôn bênh vực cho tôi trước mặt mọi người, nhưng xem ra không giảm bớt được bao nhiêu.

Đỉnh điểm phải nói tới vụ hai phòng đại diện hai phòng gặp mặt nhau giao lưu một tuần sau. Hình như đây là ý kiến cá nhân của thằng Trung thì phải.

– Nhanh lên mày, lề mề hoài! – Nó gắt tôi.
– Làm gì mà nhanh? – Tôi tỉnh bơ đáp lại.
– Mày quên vụ tối qua là xiết chặt tình cảm hai phòng à? – Thằng Tuấn nhắc khéo.
– À, ừ…nhưng tao bận mất tiêu rồi!
– Bận gì? – Thằng Trung gắt gỏng.
– Học bài, mai nhóm tao thuyết trình! – Tôi cố tìm ra một lý do nào đó để tránh mặt.

Nghe đến chuyện học, chúng nó cũng không còn bắt ép tôi nữa. Thằng Trung thấy thái độ bất hợp tác của tôi thì cũng cảm thán một câu:

– Hôm nay sinh nhật Thương đó, mày đi hay không thì tuỳ!
– Chúc mừng sinh nhật dùm tao, tao không đi được!

Ánh nắng buổi chiều chiếu vào phòng, hời hợt thiếu sức sống. Cảnh vật vào buổi chiều trông thật heo hắt. Có mùi khó đâu đó thoảng vào làm cho nỗi nhớ nhà trỗi dậy.

“Nè, sao mày không đi mày, tụi nó có ác ý gì với mày đâu”. Thằng Tuấn nhắn tin cho tôi, phân trần với tôi.

“Không, tao có phải vì chuyện đó đâu”.
“Thế sao mày không đi, thằng quỷ?”.
“Tao về quê rồi! ”.

Tôi gập mấy lại trước tin nhắn chửi bới của thằng Tuấn khi nghe tin tôi về quê đột ngột. Khẽ cựa người đổi tư thế, rồi chìm vào giấc ngủ. Xung quanh tôi, mấythằng bạn cùng lớp cấp III ngày xưa đã ngủ say như chết từ lúc nào.

Gần ba tháng xa nhà, thằng sinh viên mới thấmthía nỗi nhớ nhà là như thế nào. Về nhà, nơi bình yên nhất, nơi tôi có thểkhông phải suy tư nhiều điều khiến bản thân mệt mỏi.

Điện thoại tôi lại khẽ rung lên vì có tin nhắnmới. Tôi cá chắc là thằng Tuấn nhắn tin trách cứ nên không mở ra đọc. Chỉ một chuyến xe đêm thôi, sau giấc ngủ, tôi sẽ thấy mình được đứng ở nhà, nơi bình yên luôn dang rộng tay chào đón tôi về.

Sáng sớm, không khí lạnh ở vùng Tây Nguyên tràn vào chiếm trọn buồng phổi, trong lành, se se lạnh vì sương buổi sớm. Dọc theo con đường quen thuộc về tới nhà, cái cổng gỗ nhỏ bé hiện ra, nằm giữa đám tầm gửi leo dọc hàng rào. Tâm trạng tôi vui sướng tột độ.

Khỏi phải nói Ba Mẹ tôi bất ngờ thế nào khi thằng con trai về mà không báo trước. Ba tôi thì cứ nhìn tôi ra dáng sinh viên mà có vẻ hài lòng, còn Mẹ tôi thì cứ xuýt xoa vì thấy tôi gầy hơn trước. Đúng thật, cuộc sống sinh viên không được sung sướng như ở với Mẹ, ăn uống cũng qua bữa và chẳng có giờ giấc nào cụ thể cả.

Sau khi nhìn tôi giành phần rửa chén buổi sáng, Mẹ tôi cười và dặn dò trước khi đi ra khỏi nhà, đã thế Mẹ còn tâm lý giao chiếc xe máy cho tôi. Ngôi nhà lại trở lại với vẻ cô độc của nó.

Với tay lấy cái điện thoại, hai cuộc gọi nhỡ và năm tin nhắn.

Hai cuộc gọi nhỡ của bạn học cấp III với mấy tin nhắn hẹn giờ lên chúc mừng thầy chủ nhiệm. Một tin nhắn của thằng Tuấn chửi bới và đòi quà quê, tin nhắn của cùng của số lạ.

“Này sao hôm nay không đi chơi với phòng vậy?”.

Nhìn nội dung tin nhắn, tôi nghĩ đó là Thương.

“Tín về quê rồi? Giờ mới thấy tin nhắn”.

Vừa gấp máy lại, chuẩn bị khoá cửa cổng thì tin nhắn tới.

“Ừ, hôm qua Tuấn mới nói Thương! ”.
“Hôm qua, quên chúc sinh nhật, sinh nhật vui vẻ nha”.
“Không có gì, hi hi. Mà này, Thương đăng kí cho Tín vào đội bóng đá giải Khoa rồi đó”!

Tôi hơi ngỡ ngàng, và cũng rất vui sướng khi nghe đến hai từ đá giải.

“Cảm ơn nhé, nói chuyện sau! ”.

Thật là không ngờ, trong lúc tôi về nhà, Khoa phổ biến đá giải. May mà có Thương đăng kí dùm, chứ không, tôi cũng không biết mình sẽ hối tiếc như thế nào. Với tôi đá bóng là tất cả mà!

CHAP 5: NGÀY KÍ ỨC SỐNG LẠI.

Tôi chạy xe thẳng lên nơi đã hẹn với tụi bạn. Con đường quen thuộc được hai hàng cây hai bên ôm trọn vào, một cảm giác hoài niệm ùa về trong tôi. Con đường này, ba năm đi học, hầu như tôi chủ yếu đi bằng xe bus, coi như cũng đã thành một phần quá thân quen.

Quán cà phê cạnh trường- địa điểm tụ họp- đá chống xe và hồi hộp đi vào. Cũng đã lâu lắm rồi tôi chưa được nhìn lại những khuôn mặt thân quen thời còn phải mang phù hiệu trường, bảng tên, nơm nớp lo sợ khi bị gọi tên mỗi khi giờ kiểm tra bài cũ. Khá là đông, cũng phải gần nữa lớp chứ không ít. Nhóm nhà lá chúng tôi thiếu thằng Vũ và thằng Bình, một thằng không về, còn một thằng vì đặc thù ngành học, không được về.

Tôi không thấy mặt cô nàng bí thư của lớp.

Khẽ gật đầu và cười đáp lại trước mấy câu hỏi thăm, tôi lách mình ngồi gần thằng Kiên cận. Nó đang nói chuyện với Trang khẽ bực mình khi thấy tôi xen ngang.

– Phá đám mày! – Nó bóp cổ tay tôi thầm thì.
– Dung không về à?
– Tình xưa nghĩa củ của mày tí nữa tới!
– Ờ!

Thằng Kiên cận đuổi tôi ra khỏi khung trời riêng của nó, bị hắt hủi tôi nhảy qua nói chuyện với thằng Hưởng. Cả lớp tôi chờ thêm vài người nữa rồi mới đi vào nhà Thầy.

– Này!
– Gì mày? – Tôi thổi cái vỏ hạt dưa vào người nó.
– Thằng chó này, tao nói chuyện nghiêm túc!
– Dạ,em nghe…!
– Nãy tao thấy…! – Nó nhấn nhứ.
– Thấyg ì thì nói toẹt ra đi! – Tôi với tay lấy ly trà, thổi phù phù rồi thưởng thức.
– Thấy Yên với lớp nó ngồi đây!

Yên cũng về sao?

Tôi lặng thinh giữ nguyên ly trà nóng trên tay, chẳng có cảm giác gì. Cố gắng lấy hết sức bình tĩnh, tôi quay sang thằng bạn:

– Ừ, tao biết rồi!

Thằng bạn cũng biết ý nên dừng câu chuyện, quay sang thằng Linh vẹo tán phét. Tôi hơi thẫn thờ, lấy điện thoại ra, định nhắn tin.

“Có sự chờ đợi nào là thấp hèn không?”.

Tôi lại đút nó vào túi, chẳng có tin nhắn nào được gửi đi cả.

– Dung kìa! – Thằng Kiên đá chân tôi.

Quả thật, cô nàng đến muộn. Có điều hơi khác một chút, mái tóc ngang vai nay dài ra hơn, trông cô nàng cũng mất đi chút cá tính ương bướng, thay vào đó là nét đẹp nữ tính. Nụ cười nở trên môi khi thấy lớp.

– Xin lỗi mọi người, nhà mình có việc bận! – Dung giơ tay chào mọi người.
– Lại ngủ dậy muộn chứ gì? Con heo! – Trang lên tiếng trước.

Mặc cho mọi người chào người mới tới, tôi vẫn lặng im, bởi trong tôi khi đối diện với cô bạn, vẫn có chút ngại ngùng. Dù thế nào đi chăng nữa, kết cục của mối tình đó ra sao, Dung vẫn để lại trong lòng tôi những kỷ niệm đẹp. Và tôi ngại với cô bạn khi không giữ nổi những ký ức đó.

Dung nhẹ nhàng đi đến bên cạnh tôi, đặt tay lên vai, rồi chen cái ghế ngồi gần. Thằng Hưởng biết ý từ lâu, đã dời cái ghế của nó ra xa.

– Dung khoẻ không?
– Bình thường mà! Mà Tín ăn uống sao mà trông gầy đi vậy!
– À…trong đó không quen ấy mà!

Hai đứa tôi cứ thì thầm qua lại, chủ yếu là những câu hỏi han trách móc. Cô nàng trách tôi lâu rồi không nhắn tin hỏi han bạn bè, còn tôi thì trách cô nàng có chuyện gì cũng không nói với tôi một tiếng. Nếu ai đó không biết chuyện, thì chắc là nghĩ tôi và Dung vẫn là một cặp như những ngày trước.

Mọi người tập trung đông đủ và bắt đầu di chuyển vào nhà Thầy. Dung được anh trai chở tới nên tôi phải thay thế làm tài xế riêng cho cô bạn. Những chiếc xe bắt đầu nối đuôi nhau.

– Nè, mà chuyện với Yên sao rồi?
– Rắc rối lắm…! – Tôi thở dài.
– Vậy hả! – Dung cảm thán một câu thở dài.

Con gái thiệt là lạ, khi nói chuyện với Yên, thì nhắc tới Dung, còn lúc này Dung lại nhắc tới chuyện tôi với Yên. Hay là do bản thân tôi có khoảng thời gian không xác định rõ tình cảm của mình, nên đây gọi là báo ứng.

Hai đứa tôi im lặng, cho đến khi chiếc cổng của nhà Thầy chủ nhiệm hiện ra.

Vừa trông thấy học sinh cũ đến đông đúc, khuôn mặt Thầy giãn ra vui vẻ. Cả buổi Thầy hỏi han từng người, hỏi cả những thành viên lớp tôi không về. Rồi cả lớp ôn tới những chuyện xưa, nhất là những trò quậy.

– ThằngTín với thằng Linh mà ra trường là cô Liên mừng lắm!
– Dạ, sao vậy hả Thầy?
– Hai thằng mày ăn rồi toàn chọc cô chứ có chịu học đâu!

Quả thật, cái ngày mà một lớp chỉ có tầm năm chục người, giáo viên quan tâm đến từng người một đã qua đi được nửa năm rồi chứ không ít. Bất chợt làm cho người ta cảm giác nhớ nhung không tả.

Ngày 20- 11 năm nay không khác gì các năm trước nếu không có hai chữ “họp lớp” và rượu vang.

– Mỗi đứa uống với Thầy một ly?
– Dạ…? – ThằngHải ngơ tròn mắt ngạc nhiên, vì trước giờ Thầy tôi rất hay cảnh báo về hình phạt dành cho học sinh uống bia rượu và hút thuốc lá.
– Mấy đứa lớn rồi, với lại sợ Thầy phạt à.

Mỗi đứa chúng tôi chuyền tay nhau uống với Thầy một ly rượu vang rồi mới được phép ra về. Quả thật những lúc như thế này, chúng tôi mới thấm được tình cảm của những người Thầy dành cho học sinh mình là như thế nào. Dù chúng tôi đã kết thúc quãng đời học sinh, dù chúng tôi có lớn như thế nào đi chăng nữa, chúng tôi luôn nhận được những kinh nghiệm sống, những lời khuyên của Thầy, như những thời chúng tôi chăm chú nghe giảng vậy.

Có bay cao, bay xa đi chăng nữa, chúng tôi vẫn mãi là học trò của những người Thầy, người Cô đáng kính.

Trưa nắng, những đứa bạn cùng lớp dần chia tay nhau trở về nhà. Xóm nhà lá của chúngtôi nào có chịu bỏ qua cơ hội gặp mặt nhau gần như đông đủ, lên kế hoạch đichơi.

– Đi hát kara đi!
– Thôi hát hoài không chán mày? – Thằng Phong mập tự ti vì giọng hát của nó.
– Thế làm cái gì?
– Đi cà phê đi!
– Mới sáng cà phê xong, giữa trưa cà phê nữa, hâm.

Bàn bạc chán chê, chúng tôi cuối cùng cũng chọn được địa điểm. Lịch kịch chia nhóm ra mua nước ngọt, ly nhựa, đá và bánh trái, cả bọn nhắm ngọn đồi gần trường mà phóng tới.

Đường lên đồi, cây phi lao phủ mát hai bên,những cơn gió khẽ thổi qua xào xạc. Giai điệu tuyệt vời này hoàn toàn không có ở những thành phố nơi nhà cửa san sát và cao ngút nối liền nhau.

– Nè…!
– Sao cơ? – Tôi không dám quay lại, vẫn nhìn đường đi.
– Nhớ hồi xưa lúc mới lên đây nhỉ?
– À, ừ…lúc đó vui thật!
– Vui thật không đấy?
– Thật chứ có ai nói xạo bao giờ đâu.

Dung ngồi sau tôi, lần này khung cảnh có vẻ nên thơ hơn nên cô nàng khe khẽ hát. Vẫn cái giai điệu quen thuộc của bài Đêm thấy ta là thác đổ. Hình như mỗi khi cạnh tôi, Dung đều thích thú với giai điệuc ủa bài hát này thì phải.

– Vẫn tệ như ngày xưa nhỉ? – Tôi đá chống xe khi đến bãi đá nay tán cây đã mọc che mát một khoảng rộng.

– Xí, vậy mà hồi xưa ai suốt miệng khen hay!
– Lúc đó phải có tí lừa dối chứ! – Tôi cười, và giơ hai tay nhún vai.

Dung chưa kịp nhéo ngang hông tôi như ngày xưa thì bất chợt tin nhắn tới.

“Nè,c ậu phải vào sớm để còn tập trung đội đó”.
“Cảm ơn nhé, tớ biết rồi! ”.
“Khôngc ần cảm ơn, mang quà sinh nhật với quà quê vào cho tớ là được rồi”.
“Hên xui nhé! ”.

Khẽ cười vì cái kiểu nhõng nhẽo đòi quà này chẳng khác gì Dung lúc xưa. Tính ra hai cô nàng này, với người ngoài thì lạnh băng, mà cứ hễ thân thích một xíu thì mới hiểu được. Thỉnh thoảng nhõng nhẽo khiến tôi buồn cười.

– Này, cái gì nhìn tui mà cười!
– Không, nhìn mặt cứ cứng như khúc gỗ thì cười!
– Chứ không phải nhắn tin với em nào ở đại học hả?
– Ghen hả?
– Xí, không thèm!

Dung nhíu mày, giơ cái mũi cao lên, tôi chỉ có nước phì cười mà xoa đầu cô bạn. Lỉnh kỉnh xách đồ lên chỗ tập trung, chúng tôi tổ chức một buổi liên hoan nhỏ. Có điều, khi thằng Vũ và thằng Bình không có mặt, đồng nghĩa với việc chẳng có tiếng sáo hay tiếng đàn. Chúng tôi chỉ đem những câu chuyện trên giảng đường ra mà kể cho nhau nghe.

Đến lượt tôi kể, chưa kịp mở lời, Dung đã chọc ghẹo:

– Nãy Tín mới nhắn tin cho người yêu ở đại học đó!

Bọn bạn nghe tin thì nhảy ngược lên, thằng Kiên điềm tĩnh:

– Có phải con bé hôm tao với thằng Hưởng thấy ở Kí túc xá không? – Nó dựng chuyện.
– Bé nào? – Tôi hỏi lại.
– Bé mặc áo hồng ấy?
– Áo hồng là bữa khác, bữa đó áo xanh! – Tôi khoan thai cắn cái rộp miếng táo giòn,đỉnh đạc giọng.

Nói chung đời sinh viên qua hai tháng cũng chẳng có gì mới mẻ với tôi, cho nên tôi trở thành kẻ có cuộc sống chán nhất. Chủ yếu là những câu chuyện về hành trình cưa cẩm một cô gái nào đó của mấy thằng bạn vẫn là hấp dẫn hơn cả.

Nói chuyện sinh viên chán chê, chúng tôi lại bắt đầu trở về ôn lại chuyện thời còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Những kỉ niệm về những lần giở tài liệu, những lần quậy phá ghi tên lên sổ đầu bài, mà những thằng như chúng tôi luôn dẫn đầu.

– Mà này, sao hai chúng mày…? – Thằng Tuấn Anh chỉ tay về Dung và tôi.
– Saol à sao…?
– Chia tay! – Nó tỉnh bơ như việc mà nó nói tới chẳng khác nào chuyện bình thường cả.

Dung với tôi đồng thời đỏ mặt. Tụi bạn cũng chống cằm, sẵn sàng ngồi nghe lí do. Cả hai đứa tôi nhìn nhau bối rối.

– À, tại hồi đó, Dung xinh quá nên tao cảm thấy theo không nổi nữa! – Tôi đành phải mởlời.
– Thế giờ xấu bớt rồi đó, mày theo lại đi! – Thằng Tuấn Anh lại bắt lý, chẳng hiểu mấy tháng ở trường đại học Luật, nó học được cái gì nữa ngoài cái lý luận bắt bẻ ra.

Lần này Dung phải ra tay chữ cháy cho tôi.

– Lần này tại Dung xấu quá nên không dám nhận lời đó! – Dung phối hợp với tôi cực kì ăn ý.

Bọn bạn chán nản ồ hết cả lên. Còn tôi với Dung lại nhìn nhau. Cả hai đứa tôi đều hiểu, cảm xúc đặc biệt chỉ một lần tồn tại, có thể sau này có thể phát sinh lại cảm xúc đó thì không ai biết, nhưng chắc chắn không phải bây giờ.

Tôi chỉ ở nhà được hai ngày, chủ yếu là ăn ngủ, cà phê, thưởng thức không khí trong lành, và được sống trong sự chăm sóc của gia đình, rồi cũng tất bật xách ba lo vào ngược lại trường. Ngày Mẹ tôi chở ra bến xe, gương mặt bà thoáng buồn. Tôi khẽ nắm tay Mẹ trước lúc lên xe, khoé mắt cay cay. Chuyến xe bắt đầu lăn bánh, những bóng cây đen ngòm hai bên đường dạt dần về sau. Tôi thiếp đi lúc nào không hay, qua giấc ngủ, tôi lại rời xa nơi yên tĩnh yêu thương, đến nơi ồn ào, xô bồ náo nhiệt.

Từ bến xe bus, tôi mệt nhoài vác theo ba- lo và lỉnh kỉnh những quà mà Mẹ tôi bắt phải mang theo. Lết vào kí túc xá, đi một đoạn đường dài nữa về tới phòng, tôi mở cửa phòng đi vào. Hôm nay có mỗi thằngTuấn không có tiết là đang nằm dài, ngủ như mê mệt ở phòng.

– Dậy mày! – Tôi đá đít nó.
– …!
– Dậy mày, ra ăn sáng với tao! – Tôi gia tăng thêm lực, liên tục đá nó.
– Tới lúc nào mậy?
– Mới, dậy lẹ đi, đánh răng rửa mặt ra ăn sáng với tao.

Thằng bạn ra căn- tin ăn sáng với cái bộ mặt không thể ngái ngủ hơn. Nó vẫn chửi tôic ái vụ trốn về không báo cho ai một tiếng. Cũng may là quà mang theo đủ làm nó dịu đi chút ít.

– Bữa đó sao mày? – Tôi đưa mấy sợi mì xào lên nhai ngấu nghiến.
– Thì ăn uống, rồi đi ăn trái cây dĩa ở kí túc xá A7, sau đó đường ai nấy về!
– Vậy hả, vui ha! – Tôi làm ra bộ tiếc rẻ.
– Vui gì, thiếu mày mà!
– Ừm,tại tao phải về nhà mà! – Tôi hối nó ăn nhanh, rồi lỉnh kỉnh mang theo mấy chai nước ngọt về phòng.

Ngang qua phòng đối diện, Thương cũng đang ở phòng. Hôm nay lớp tôi không có tiết học, mà cô nàng vẫn chăm chỉ ngồi học bài. Một lỏn tóc buông xuống che một bên gương mặt, trông thật dịu dàng và cuốn hút. Khung cảnh ấy được khung cửa sổ đóng khung, làm nên một bức tranh cực đẹp.

– Ê, gọi Thương qua mày? – Thằng Tuấn vỗ vai tôi.
– Làm gì?
– Thì chia quà mày chứ gì?

Kí túc xá nơi tôi ở, có nội quy là nam nữ sinh viên không được qua phòng nhau. Tức là không được đặt chân vào phòng, chứ không ai cấm đặt chân lên hiên. Tôi với thằng Tuấn vác theo chai nước ngọt, hộp bánh, ngồi trước hiên phòng của Thương.

– Quà quê nè! – Tôi xẵng giọng gọi lớn, Thương ngoái ra nhìn.
– Chờ Thương chút!

Cô nàng cũng tự nhiên ngồi xuống, chẳng khác gì tôi với thằng Tuấn là bạn bè thân thích từ lâu rồi vậy. Ba đứa chúng tôi ngồi ở hiên, mặc cho ánh nắng sớm chiếu vào người, vui vẻ nói chuyện.

– Mà bao giờ đá giải vậy Thương?
– Đầu tháng mười hai đó!
– Mày tham gia không Tuấn? – Tôi quay sang thằng Tuấn đang bóc bánh ngồi ăn. Bụng nó dường như không có đáy hay sao ấy.
– Có, tao đăng kí rồi!

Câu chuyện về banh bóng sẽ dài hơn nếu bà chị bảo vệ dáng hung tợn không cắt ngang.

– Ai cho qua phòng nữ đây?
– Em có qua đâu! – Tôi thản nhiên lấy cái bánh bóc ra ăn, vì không có thiện cảm với bà chị này lắm nên tôi thường chống đối ra mặt.
– Thế đang làm gì đây?
– Em ngồi ở hiên kí túc xá, không có vào phòng! – Tôi lại nhún vai.
– Không được qua đây!
– Vậy chị chỉ cho em cái nội quy nào cấm ngồi ở hiên phòng nữ đi nào.- Tôi cười đắc chí, còn lạ gì hai mươi điều nội quy kí túc xá được dán ở mỗi phòng cơ chứ.

Bà chị bảo vệ đuối lí, đi thẳng, không quên hăm doạ mách với bác quản lí. Tôi hừ mũi thách thức.

– .Cười gì vậy Thương?
– Lì chứ sao, sợ chết đi được!
– Ồi, cái bà đó, không thích! – Tôi nhìn theo bà chị bảo vệ nhún vai.

Ba chúng tôi ngồi tiếp tục câu chuyện, về trường, về khoa, về những bài học của các môn. Chúng tôi chung trường nên hầu như môn cơ sở nào học ít nhiều cũng giống nhau. Bàn luận về những bài giảng của giảng viên này, so với giảng viên khác. Kể cả những thông tin chiến tích dũng sĩ diệt sinh viên của từng người, những chiến tích được mấy anh chị khoá trên kể.

Mãi đến khi ánh nắng mặt trời chói chang, tôi với thằng Tuấn mới đứng dậy về phòng.

– Nè?
– Gì cơ?
– Quà sinh nhật của Thương?
– Đó kìa…! – Tôi chỉ vào cái vỏ hộp bánh nằm trong sọt rác.
– Đó là quà quê, không phải quà sinh nhật.
– Không có quà sinh nhật đâu!
– Ế…ăn gian!

Tôi quay lại lấy tay kẹp cổ thằng bạn đi về phòng, mặc cho thằng Tuấn ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra.

CHAP 6: KẺ LẠ TRONG LỚP.

Có vẻ như việc tôi không từ mà biệt khiến thằng Trung trở nên khó chịu, nó cũng chả thân thích với tôi như trước nữa. Mặc cho mấy bà tám phòng bên thấy mặt tôi là tránh mặt, chán đến nổi chẳng thèm chê bai thì nó cũng chẳng còn ra mặt mà bênh vực thêm một câu nào.

Nó giận tôi, còn tôi đơn giản coi nó như một thằng con nít, giận vì mấy chuyện không đâu.

Lúc ấy ngoài thằng Tuấn với thằng Việt ra, tôi cũng ít khi bắt chuyện với ai nữa. Thằng Khánh cứ đi học về là nó chơi game giải lao, còn thằng Sơn thì lúc nào cũng cắm cúi bài vở. Dần dần, phòng chúng tôi dẹp luôn cái trò đánh bài công khai chống đối.

Cũng may mắn trên trường, nó không đến nổi chán nản như thế. Lớp chúng tôi đăng kí những hai đội banh để tham gia giải khoa, vì luật không giới hạn số lượng đội bóng tham dự. Thế nên chúng nó thách thức nhau đá thử để kiểm thử đội hình.

Chiều ngày thứ tư, vừa hết tiết là lớp ào hết cả ra sân, thằng nào cũng thủ sẵn giày đá banh mang theo từ trước. Đá sân bảy người nên cầu thủ thì ít mà khán giả thì nhiều.

Tôi không được đá, chỉ để ở ngoài ngồi ghế đá dự bị. Thương ngồi cạnh tôi xem nội chiến.

– Cậu cũng thích đá banh à? – Tôi quay sang hỏi.
– Không thích lắm!
– Thế sao lúc nào trên sân kí túc xá cũng thấy…?
– Không có gì làm mà! – Thương nhoẻn miệng cười.

Lớp chúng tôi có khá nhiều cô bạn dễ thương duyên dáng, điều đó làm động lực cho mấy thằng cầu thủ bung hết sức ra đá, buồn cười nhất là cái cảnh có mấy ông tướng vừa đá vừa liếc ra ngoài nhìn trộm nữ cổ động viên. Nhưng mới được một lúc, nhiều thằng đã thở dốc ra, hai tay chống đầu gối tranh thủ thở. Đến như ông thủ môn đội tôi cũng đưa tay quệt mồ hôi liên tục.

Mười lăm phút, mành lưới đội tôi rung lên hai lần. Buộc cái thằng to miệng nhất đội, cũng là thằng đá hay nhất phải hét thay người.

– Ê, bạn gì ơi?
– Gọi Tín kìa? – Thương nhắc tôi. Tôi quay lại nhìn đội trưởng.
– Thay số tám đi!

Thằng vừa được thay ra sân to như hộ pháp, dễ phải gấp rưỡi tôi mất, nó thở dốc và mặt tái mét vì vận động quá sức. Cả lớp ồ lên khi thấy tôi vào sân.

– Ê, học lớp mình à?
– Nó tên gì nhỉ?

Bọn bạn thắc mắc cũng phải, ngày đi học tôi thường lầm lì ngồi ở gần cuối lớp, chẳng bắt chuyện với ai, hết giờ là như mộ tcái máy bắt tuyến xe bus số 10. Giữa tôi và lớp, may ra có Thương là mối dây liên lạc duy nhất.

Bỗng, bóng vụt qua chân tôi, thằng bạn cùng đội chuyền bóng đúng lúc tôi đang lơ mơ suy nghĩ.

– Thế mà cũng không đỡ được, tập trung coi! – Thằng đội trưởng hét muốn banh cả màng nhĩ.

“Ừ, thì nghiêm túc”.

Tôi đuổi theo đối thủ, en vai, tắc banh. Nó khá yếu nên mất đà, trả lại bóng cho tôi. Tôi dốc bóng, giả chuyền cho thằng đội trưởng đang xin banh, ngoặt sang hướng khác qua một thằng nữa. Sân khá tồi nên bóng ra gần sát đường biên, tôi xoay compa kéo banh xuống góc, kịp tạt một đường hú hoạ.

Thằng tiền đạo nhảy lên đánh đầu, bóng đập xà ngang bay ra ngoài, trong cái ồ tiếc nuối của khán giả.

Tôi vào sân, thi đấu tốt hơn thằng bạn số tám, nên thế trận khá cân bằng. Đến khi thằng lớp trưởng báo hết giờ, tỉ số sát nút khi đội tôi thua 1- 2.

– Mày tên gì thế? – Thằng đội trưởng hất hàm.
– Tín! – Tôi tỉnh bơ đáp.
– Lần sau mày đá chính nhé!

Tôi gật đầu đáp rồi bỏ đi.

Tôi đi lại chỗ để đồ ở ghế đá. Lau mồ hôi và thay giày, thì một đám đã kéo lại.

– Bạn tên gì vậy?
– Ơ…Tín!
– Bắt tay làm quen nhé! – Thằng lớp trưởng có vẻ hiền lành chìa tay ra. Tôi cũng xã giao đưa tay ra đáp lại. Tôi biết nó là lớp trưởng vì thấy mấy lần nó đứng lên thông báo trước lớp mấy cái giảng viên dặn dò.

– Bạn lớp trưởng bắt tay tớ cũng bắt!

Cô bạn vừa lên tiếng là một cô bạn khá nổi ở lớp tôi. Thỉnh thoảng trong lớp tôi vẫn nghe mấy thằng ngồi gần nói về cô bạn .Chúng nó gọi là Bông xù. Tôi hơi ngại chìa tay ra bắt tay Bông Xù.

Bông Xù khá cao, mái tóc như cái tên, được làm theo kiểu hơi xù. Khuôn mặt gọn, nước da trắng, trông rất ưa nhìn. Nói chung là một cô gái đẹp, khoẻ khắn trong chiếc áo sơ mi sọc nhiều màu, quần jean, giày và chiếc balo đeo đằng sau.

– Mình tên Phong! – Thằng lớp trưởng vỗ vai tôi.
– Ừ, mình nhớ rồi! – Tôi mỉm cười với nó.

Đấy là kiểu làm quen của sinh viên, rất nhanh và gọn, không màu mè, nghiêm trọng. Chỉ đơn giản là một cái bắt tay thân thiện.

Đường về kí túc, tôi và Thương đi bên cạnh nhau. Nếu như mấy tháng trước, tôi chẳng bao giờ nghĩ là sẽ có cảnh tượng này.

– Thấy chưa, lớp mình vui mà!
– Ừ! – Tôi xốc lại cái balo đồng tình.

Thương đi bên cạnh tôi, nói nhiều về mọi thứ,về những cuốn sách, về những tác giả mà tôi hoàn toàn mù tịt. Những cuốn tiểu thuyết mà tôi chưa bao giờ đọc được quá một trang.

– Cậu không biết à?
– Tớ không thích!
– Đọc hay mà!
– Chưa thử bao giờ? – Tôi nhún vai.
– Vậy Thương cho Tín mượn nhé! – Thương đi bên cạnh, tháo gọng kiếng ra, nhìn tôi bằng đôi mắt trong veo.

Tôi chẳng hiểu sao lúc đấy tôi lại gật đầu đồng ý. Chắc tụi bạn cấp III mà nhìn thấy cái cảnh tôi cắm cúi đọc một cuốn tiểu thuyết hay một tác phẩm nào đó dày cộm, chúng nó không ôm bụng cười mới là chuyện lạ.

Đi thêm một đoạn, cô bạn vẫn cứ kể những nội dung của những đầu sách hấp dẫn, nhằm thuyết phục tôi. Thao thao bất tuyệt nên không để ý tôi đã rẽ hướng, cô bạn cũng chẳng thèm hỏi đi đâu, bám theo.

– Cho hai cây kem chú ơi?
– Ăn kem hở?
– Không ăn à, coi như trả ơn việc cho mượn sách.

Ông chú bán kem nhìn hai đứa tôi cười. Tôi cũng có chút thoáng ngại ngùng, chẳng hiểu sao mình lại dẫn cô bạn này đi ăn kem chung nữa. Chắc có lẽ bởi cái tính vô tư và hồn nhiên đến lạ lùng.

– Thương quê ở Lâm Đồng hả?
– Sao biết?
– NgheTrung nói!
– Ờ, ở Đà Lạt! – Cô nàng đón lấy cây kem từ tay tôi, xuýt xoa.
– Chắc đẹp lắm hả?
– ĐàLạt buồn!

Chẳng hiểu sao khi nhắc tới quê hương, cô nàng lại có vẻ buồn man mác đến vậy. Tôi nghĩ chắc là vấn đề tế nhị nên không gặng hỏi nữa, với lại cũng chẳng có ý nghĩa nhiều đến tôi, với thằng Trung thì được.

Ăn xong, tôi đứng dậy tính tiền, cô nàng vẫn ngồi lại. Tôi hất hàm:

– Về thôi, ngồi đây gì nữa!
– Ăn tiếp?
– …?
– Kem ngon mà!

Tôi lại phải chiều cái tính khí trẻ con, ngồi xuống bên cạnh.

– Ăn nữa không?
– Không…!
– Ăn chung đi, ngon mà! – Cô nàng hức mũi ngửi cây kem ba màu trong tay. Tôi vẫn lắc đầu liên tục.
– Nè, còn nợ cái quà sinh nhật!
– Không có quà…!
– Vậy thì làm cho Thương một việc?

Cô nàng nháy mắt nhìn tôi, chắc có lẽ do đọc tiểu thuyết quá nhiều nên mang cả tình tiết trong sách ra áp dụng đời thực đâ mà.

– Việc gì?
– Ăn kem!

Tôi chịu thua, đành giơ tay bảo chú bán kem đưa thêm nữa.
Dây dưa ở quán kem mãi, tôi mới được trở về kí túc xá. Thương có vẻ thích kem hay sao mà còn đưa tay, chào quán.

– Vài bữa con ghé tiếp nghe chú!

Ông chú bán kem cũng bị cái vẻ hồn nhiên của cô nàng làm cho lay động, đưa tay lên chào lại.

Đề tài sách lại được chuyển qua đề tài kem, mãi cho đến khi hai đứa tôi đi đến khu vực kí túc.

Thả đôi giày ở kệ để, tôi vứt balo, lột cái áo nồng nặc mùi mồ hôi, xoay quạt thở gấp. Không khí trong phòng vừa nóng nực vừa u uất. Chỉ có thằng Trung vừa đi học về, còn mấy đứa kia thì biệt tăm.

– Ê, mở cửa ra mày, nóng!

Thằng Trung không biết là cố ý hay không, khép cửa chính, đóng luôn cả cửa sổ, nó đứng trước mặt tôi, nếu không phải có cái quạt ngăn giữa, tôi dễ phải lùi mình ra xa lắm.

– Mày thích Thương à?

Tôi hơi bất ngờ rồi lại thản nhiên đáp:

– Không!
– Thế sao mày…?
– Tao thì sao?

Hai đứa tôi, một thằng nói chuyện ẩn ý, một thằng nói chuyện nhát gừng nên tranh cãi chẳng đi đến đâu. Ban đầu là nói chuyện, sau trở thành to tiếng. Thằng Tuấn cũng vừa đi học về thì đã thấy hai thằng bạn cùng phòng lừ mắt nhìn nhau.

– Hai thằng mày điên à, trời nóng quá hoá rồ! – Thằng Tuấn xen vào giữa.
– Nếu mày thích chỉ cần mày nói, tao nhường…!

Nhường, nó đang nói cái gì vậy, giận quá mất khôn ư. Tôi bật dậy, hai tay túm cổ áo sơ mi thằng bạn, ghé sát mặt nó.

– Mày là cái gì mà nhường?

Thằng Tuấn to tiếng cố tách chúng tôi ra. Ồn ào nãy giờ khiến Thương cũng phải ngó qua xem chuyện gì. Cảnh tôi côn đồ nắm cổ áo thằng nghệ sĩ lọt vào mắt toàn bộ những bà tám phòng bên. Thương lắc đầu chầm chậm, chắc là không mong thấy cảnh này xảy ra. Tôi buông tay.

ThằngTrung bỏ đi ra ngoài. Tôi ngồi phịch xuống nền nhà!

– Nó nói gì đấy Tín?
– Mày nghe hiểu mà!

Thằng Tuấn ngồi trên giường, luôn miệng trách cách cư xử của cả hai thằng. Riêng tôi, nó còn nói nặng hơn.

– Sao mày không nói mày có người yêu rồi?
– Ai?
– Yên đó!
– Vớ vẩn, tao không thích! – Tôi đưa tay vuốt tóc từ sau gáy lên, dựa lưng vào thành giường của nó thở dài.

Thằng Tuấn nó ngồi dậy, rồi đi ra khỏi phòng, để mặc tôi một mình. Đúng là một sự hiểu nhầm tai hại, và giờ đây nó biến tôi trở thành một thằng bản chất du côn khi không kiềm chế được tính nóng nảy.

Bữa cơm tối, phòng tôi vẫn đi với nhau, chạm mặt phòng của Thương. Thương không nhìn tôi, tôi cũng bơ đi đút hai tay vào túi quần cố vượt qua thật nhanh. Đám bà tám còn lại nhìn thằng Trung với ánh mắt thương hại, còn với tôi thì choé lửa đầy hận thù.

– Nãy, tao nóng quá! – Thằng Trung vừa húp chén canh có mấy cọng rau vừa nói.
– …! – Tôi vẫn tỉnh bơ.
– Bỏ qua đi, có tí chuyện mà hai thằng mày.! – Thằng Tuấn chen ngang cố gắng hoà giải .Mặc cho ba thằng còn lại ngơ ngác nhìn mà chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra khi chúng nó vắng mặt.

Tôi chẳng nói gì, lấy dĩa cơm thêm đổ vào đĩa cơm của thằng Trung đang gần hết. Thằng bạn nhìn tôi hiểu ý gật đầu. Con trai tức cái gì cũng nhanh, và làm lành cũng nhanh, điều này tôi cảm thấy thoải mái.

Theo lời thằng Tuấn kể, thằng Trung vô tìnhthấy tôi và Thương ăn kem chung, nên nó nghĩ tôi đang có tình cảm với người yêu của nó. Thế nên nó mới hành xử như vậy lúc tôi vừa về tới phòng. Nghĩ lại, cũngmột phần do tôi không nói rõ với nó, nên mới xảy ra chuyện. Cái bản tính ngông nghênh của tôi có lẽ chẳng phai một chút nào.

Hiểu sao thì hiểu, không hiểu thì thôi! – Đó coi như là kim chỉ nam cho cách ứng xử của tôi với mọi người xung quanh.

Chí ít, qua việc này, phòng tôi cũng vui vẻ hơn trước ít nhiều. Thằng Trung cũng thỉnh thoảng bắt chuyện với tôi, hỏi han.Nó cũng quen dần với kiểu trả lời không đầu không cuối của tôi.

Cách nói chuyện kiểu ngông nghênh u uất ấy xuất phát từ ngày mà Yên đột ngột mất liên lạc. Tôi như một kẻ chán nản trong mọi việc xung quanh, trở nên khó gần, lầm lì, không còn là cái thằng tếu táo bày trò, nghịch ngợm như thời học sinh dường như trôi vào dĩ vãng.

Tình cảm nào khi vỡ tan cũng để lại những nỗi đau.

Tôi ấn số Yên, áp điện thoại vào tai và nghe bản nhạc chờ buồn bã quen thuộc. Giai điệu của bài when you believe, nhưng chủ nhân của bài hát đó không đủ tin tưởng tôi để có thể nói chuyện với tôi một lần nào nữa. Tiếng đổ chuông vang lên mãi không ngừng, rồi cũng tự động im bặt.

– Nè! – Thương lấy cây bút chọc vào lưng khi tôi nằm soài ra bàn, sau khi nhồi nhét đủ thứ kiến thức khó hiểu vào đầu.
– …! – Tôi nhăn nhó quay mặt lại.

Ba cuốn sách dày cộm đặt ở bàn cô bạn, Thương nhìn tôi, ánh mắt như muốn nói giữ đúng lời hứa.

– Thôi, nghĩ lại rồi, không đọc đâu! – Tôi lại quay lại nằm soài ra bàn.

Thêm một cái chọc bút vào người.

– Cầm đi, sao trên đời này có người lật lọng vậy nhỉ?
– Thương ép mà, giờ nghĩ lại rồi, không đọc…! – Tôi nhún vai.
– Không sao đâu cầm đi…! – Thương gắt lại.

Đúng là trẻ con!

– Ý, bạn Tín này!

Bông Xù giờ này mới vào lớp, kêu lên như phát hiện sinh vật lạ. Tôi buột miệng.

– Ừ, Bông Xù…! – Tôi gọi theo cách mấy thằng con trai trong lớp.
– Mình tên Vi, không phải tên kia!
– Ờ…! – Tôichột dạ

Cô bạn Bông Xù ngó quanh quẩn rồi ngồi xuống cạnh Thương. Tôi mặc kệ hai cô bạn, một người con nít, còn người kia thì cứ như búp bê nằm soài ra giữa bàn.

Hai cô bạn ngồi đằng sau lưng, nói chuyện ồn ào cả lên, còn hơn cả những thứ tôi nghe được từ giảng viên nữa. Thỉnh thoảng, lại gọi với tôi xuống.

– Mai ráng lên nhe Tín!
– Ừm.
– Vi là fan của đội A đấy!
– Ừm!
– Mai Thương có đi cổ vũ không?
– Có chứ, dù sao có cái tên sâu ngủ kia nể mặt cũng phải đi chứ sao! – Thương khẽ chửi xéo tôi.

Nhún vai, tôi khẽ đưa tay lên vùi đầu. Hai cá igiọng nữ kia vẫn rót đều vào tai chẳng thể nào mà ngăn được. Đúng là chỉ cần thêm con vịt nữa chẳng khác nào cái chợ.

Đến trưa, tôi cũng không ghé về phòng, vì buổi chiều chúng tôi học tiếp thêm một môn nữa. Ghé xuống căn- tin của trường đại học kế bên, chọn một góc yên tĩnh, tôi thưởng thức bữa trưa.

– Cạch! – Tiếng đĩa cơm đặt xuống trước mặt tôi.

Thằng Phong nở nụ cười không thể tươi hơn, ngồi cạnh tôi. Tôi khẽ cười đáp lại, rồi lại cặm cụi ăn cơm.

– Sao trong lớp ít nói vậy?
– Không có gì, chưa quen thôi! – Tôi phồng mang trợn má trả lời nó vì miếng cơm nhét vào hơi to.

Thằng này mà cùng lớp cấp III của tôi chắc nó thấy mấy trò nghịch ngợm của tôi phải khóc thét lên ấy chứ. Chẳng qua vào đại học, tôi cảm thấy bỡ ngỡ và còn canh cánh chuyện buồn nên trở thành kẻ rụt rè trong mắt mọi người. Chắc ai cũng nghĩ tôi đáng thương lắm thì phải.

– A, lớp trưởng! – Cô nàng Bông Xù khẽ đưa tay vẫy vẫy thằng Phong rồi đi đến, ngồi cạnh tôi.
– Bạn Tín nữa này, mình ngồi được chứ!

Thằng Phong mỉm cười, tôi không phản ứng, nghĩa là đồng ý.

Qua một vài câu chuyện, tôi thu thập thêm được nhiều thông tin. Hoá ra thằng Phong học chung cấp III với Bông Xù, cũng là lớp trưởng nên hai người có vẻ thân nhau. Chỉ có điều tính thằng Phong hiền lành nên toàn bị cô bạn bắt nạt. Hai người đều là người thành phố.

– Nhà Tín ở đâu? – Thằng Phong bỏ mặc Bông Xù quay qua hỏi tôi.
– Daklak! – Tôi nhát gừng, cắm cúi ăn tiếp bữa trưa.
– Ở đó có gì vui không, ở đó có nhà rông, có voi không? – Bông Xù hỏi dồn dập.
– Có hết, cưỡi voi đi học là chuyện bình thường! – Tôi mỉm cười trong bụng.

Thằng Phong và Bông Xù ngồi gật đầu tin sái cổ. Tụi nó trầm trồ khen tôi sướng, vì tụi nó chỉ thấy được voi ở sở thú chứ chẳng được sờ hay cưỡi như tôi. Hai đứa bạn còn mong muốn lên nhà tôi chơi để được cưỡi voi nữa.

Cố gắng nhịn cười, tôi xin phép đi trước. Chắc chẳn sau cái vụ cưỡi voi này, có khi tụi nó sẽ tưởng tượng ra tôi mặc khố da báo như Tazan, ngồi trên voi hú hét muôn loài hoặc là đu dây chuyền từ cành ngày qua cành khác mất.

Buổi học chiều nó còn gây buồn ngủ hơn cả lúc sáng. Có khác chăng là ngoài Thương và Bông Xù ra, thì thêm cả thằng Phong nữa. Ồn ào hơn cả cái chợ lúc sáng.

– Này cái ông kia, ăn rồi toàn ngủ thế hả? – Bông Xù y chang Thương, lấy cái bút chọc lưng tôi.
– Hơ…không ngủ làm gì bây giờ?
– Thì quay xuống đây nói chuyện! – Bông Xù nghiêm mặt.
– Không biết nói gì cả!

Tôi quay lên lại đánh một giấc nữa. Mặc cho ở dưới Bông Xù cứ trách tôi, còn Phong với Thương thì cứ bảo mặc kệ bỏ qua.

Không biết thân quen đến mức nào mà Phong và Bông Xù còn đi chung với Thương và tôi ra trạm xe bus. Tôi đi bên cạnh, đút tay vào túi quần huýt sáo, còn ba cái miệng kia thì tranh nhau hoạt động hết công suất. Mãi đến khi đến trạm xe, mới chịu quyến luyến chia tay nhau.

– Mai đá tốt nhé, Vi xuống cổ vũ.
– Ờ biết rồi, Bông Xù.! – Tôi thờ ơ đáp lại.
– Không phải, là Vi! – Cô nàng nhấn mạnh.
– Ờ, thì Vi!

Cô bạn đến lúc đó mới chịu thụt đầu vào ngồi yên trên xe. Tôi chỉ có nước lắc đầu ngao ngán. Vừa phát hiện ra Thương cũng có tính trẻ con, giờ thêm cả Bông Xù nữa thì chắc cái đầu tôi nổ ra mất.

CHAP 7: NHỮNG NGƯỜI CÙNG KHỔ.

Nói sơ qua về giải đấu Khoa tôi, nó thực ra mang quy mô nhỏ, được xem là một hoạt động ngoại khoá, giao lưu cho sinh viên không hơn không kém. Sau mấy lần bà ra tán vào, thuyết phục dữ dội cũng đủ chín đội tham gia, trải dài bố nkhoá. Lấy hai đội nhất nhì của mỗi bảng vào đá bán kết. Bảng của tôi chỉ là bốn đội, nên trận đầu tiên tuyệt đối không được để thua, chí ít tệ lắm cũng phải kiếm được một kết quả hoà. Nếu không sẽ tự đẩy mình vào thế khó.

Mới sáng sáu giờ kém, điện thoại tôi đã réo vang lên. Mắt nhắm mắt mở, tôi nhớ rõ ràng là đã tới giờ báo thức đâu.

– Alo, ai vậy?
– Tao…dậy đi, chuẩn bị!
– Còn sớm mà mày, cho tao ngủ chút nữa!
– Dậy sớm dùm tao ông nội!

Mặc cho thằng đội trưởng la hét bên kia, tôi cúp máy, ôm cái gối tranh thủ nướng thêm một chút nữa. Ấy vậy chưa được thêm mấy phút, tôi lại bị dựng dậy.

– Alo, ai vậy? – Giọng tôi thều thào như kẻ sắp chết.
– Vi đây!
– Vi nào? Lộn số rồi!
– Vi chung lớp chứ Vi nào, ơ hay!
– Ờ…Bông…có gì không?
– Dậy sớm đi đá banh chứ sao! – Giọng thằng Phong vang lên đột ngột.

Hoá ra thằng Phong khai số điện thoại của tôi cho Bông Xù, giờ làm tôi bị quấy rối giấc ngủ. Cả đêm qua mải nói chuyện với thằng Tuấn nên thức khá khuya, tôi ngái ngủ bảo dậy rồi, Bông Xù mới chịu gác máy. Tôi lại nằm xuống giường nướng tiếp.

Hết người ngoài phá đám, đến lượt thằng trong phòng. Thằng Tuấn dậy nãy giờ lấy tay đấm tôi một cú đau điếng.

– Dậy mày, lên trường chiến thôi!

Nội công, ngoại kích, tôi không chịu được đành lết cái thân vào làm công tác vệ sinh buổi sáng. Vừa lò đâu ra đã thấy thằngTrung cũng chuẩn bị.

– Mày đi đâu đó?
– Lên xem mày đá! – Nó tỉnh bơ trả lời.
– Ờ, tao nhớ hôm nay mày đâu có đi học đâu!

Ba thằng ra tới cửa, đúng như tôi dự đoán,cũng phải nán lại chờ Thương đi cùng. Thằng Trung hết giận tôi, nhưng qua chuyện đó nó cũng không thể không rút ra kinh nghiệm. Không biết dụng ý của nó là lên cổ vũ cho chúng tôi, hay đây là buổi hẹn hò trá hình của nó nữa.

Suốt quãng đường đi, tôi và thằng Tuấn biết ý, luôn đi tụt lại phía sau.

Lên đến sân, chúng tôi cũng phải chờ đợi. Thằng Tuấn đá trận đầu tiên nên vẫy tay tạm biệt ba đứa tôi. Thả người cái phịch xuống ghế đá, tôi càm ràm:

– Còn gần một tiếng nữa mới đá, biết thế nướng thêm xíu!
– Mày ngủ chưa đủ à?
– Chưa, ngủ thêm có mất gì đâu! – Tôi nhún vai, trả lời thằng Trung.
– Con sâu ngủ của lớp mà! – Thương chỉ tôi cười.

Tôi chỉ cười lấy lệ, rồi im lặng dần dần tách ra khỏi chủ đề nói chuyện.Cứ để mặc cho thằng Trung nó nói, còn tôi ngồi im nghe nhạc.

Bỗng, cái tai phone của tôi bị giật khỏi tai.

– Sao bây giờ mới lên, Vi gọi lâu rồi mà?
– Ơ…trả cho tôi!
– Thôi Vi, trả cho Tín đi!
– Lớp trưởng còn định bênh cậu ấy à, dám lừa tớ cơ mà! – Vi nhõng nhẽo với thằng Phong. Nó nhìn tôi lắc đầu, vẻ không giúp được gì.

Thằng Trung thấy Bông Xù nói chuyện với tôi thì mắt tròn mắt dẹt, cứ nhìn cô nàng.

– Ai vậy mày?
– Bạn cùng lớp.

Bông Xù thấy thằng Trung có vẻ dễ gần hơn tôi:

– Thấy chưa, cái bạn nè dễ thương này, đâu như Tín!
– Ờ, nó dễ thương nó lắm, thương nó đi…! – Tôi nháy mắt với thằng Trung.
– Bậy mày…tao…tao có…rồi còn gì? – Nó ấp úng nhìn Thương, Thương thì chỉ lấy tay che miệng cười, chẳng để ý gì đến hàm ý của thằng Trung, làm nó chưng hửng.

Bông Xù là một cô gái có vẻ năng động, bằng chứng là cái miệng của cô nàng chẳng bao giờ ngừng cả.

– Giới thiệu cho Vi coi!

Tôi gượng người dậy như kẻ thiếu sức sống:

– Trung, bạn cùng phòng, người yêu Thương!
– Ơ, không…không phải, đừng nghe nói bậy! – Thương nhìn Bông Xù phân trần, còn thằng Trung thì cười đắc chí.
– Đây là Phong, lớp trưởng, còn đây là Bông Xù.! – Tôi chỉ tay về cô nàng.
– Không phải Bông Xù, là Vi! – Bông Xù phản ứng bằng cách hét banh cả màng nhĩ tai tôi.
– Ờ…Vi, không phải Bông Xù! – Tôilấp liếm.
– Không được nhắc tới cái tên đó nghe chưa? – Cô nàng dậm chân ra vẻ cáu. Y chang mấy đứa nhóc ở cạnh nhà ăn vạ khi Mẹ chúng không mua bánh kẹo mỗi khi đi chợ về.
– Rồi, không nhắc! – Tôi cười xoà, lôi đôi giày ra.

Trận đầu tiên ra quân, đội thằngTuấn thua thảm bại. Thằng bạn tôi không được ra sân một phút nào. Nó hậm hực ném đôi giày xuống đất, nhập bọn với chúng tôi mà không quên càm ràm vì ức chế.Lần này, thằng Trung nhanh hơn tôi:

– Tuấn, bạn cùng phòng của mình với Tín!

Thằng Tuấn thấy Bông Xù thì bao nhiêu nỗi bực dọc cũng bay đi đâu hết, nở nụ cười không thể tươi hơn, điều đó càng làm nó trở nên ngố một cách kinh dị. Tôi vỗ vai nó an ủi:

– Thôi, tài năng đến thế, chấp nhận đi.
– Mày ngon, để xem đá hơn tao không mà la!

Tôi chạy ra sân cùng với đội làm thủ tục. Khởi động kĩ tránh bị chuột rút giữa trận xong xuôi, thằng đội trưởng tóm tôi vào vòn gtròn họp đội. Thằng này cao hơn tôi, lực lưỡng nên nó kẹp cổ tôi kéo lên đi như anh kéo em trai vậy. Khán giả lớp tôi thì cười, còn có đứa tranh thủ lấy máy ảnh ra chụp nữa.

– Giờ quyết tâm phải thắng, đá tập trung!
– Quyết tâm!
– Ờ! – Tôi thản nhiên.
– Mày…? – Thằng đội trưởng nhìn tôi bặm môi. Tôi sợ cái khí thế của nó, cũng như con rối la quyết tâm theo.

Đối thủ của chúng tôi là một đội của đàn anh năm tư. Tin tình báo đưa về là đối thủ khá mạnh, nghe nói có cả tuyển thủ trường và cựu thủ môn của khoa. Điều đó làm dây thần kinh tôi căng lên, nhiệt huyết sôi sùng sục. Trọng tài thổi còi cho hai đội cúi chào, rồi đi vòng qua nhau bắt tay.

– Cố lên nào! – Lớp tôi gào thét!
– Cố lên, đè mấy thằng đàn em đi! – Mấy anh chị khoá trên vênh mặt thách thức.

Điều gì đến cũng phải đến, giây phút bóng lăn bắt đầu. Đội bạn mang tâm thế kẻ trên, sẵn sàng cho đàn em khoá dưới mở mắt trong trận bóng nên ào lên tấn công. Chúng tôi đoán trước tình hình, nên chủ yếu là phòng ngự, chơi theo kiểu rình rập, đâm sau lưng.

Tiếng trống từ đám cổ động viên khoá trên vang lên dồn dập, cổ vũ tinh thần cho kẻ đang dốc thẳng bóng vào tôi.

“Quý đàn anh to gan, dừng lại đây được rồi! ”.- Tôi thầm nghĩ trong bụng.

Một pha xỏ kim, bóng lọt qua hai chân tôi. Tôi chỉ kịp quay lại thực hiện một pha tắc bóng. Tắc không trúng bóng mà trúng ngay cổ chân của đội bạn.

– Hoét! – Trọng tài thổi hồi còi, và giơ thẻ vàng cho tôi.

Thằng Tuấn ôm bụng cười rũ rượi, còn Thương và Bông Xù thì nhìn nó hầm hè. Đám cổ động viên lớp anh chị nhè tôi mà hét:

– Chơi xấu, chơi xấu…!

Thằng chơi xấu vừa bị thẻ vàng lầm lũi đi về làm hàng rào trước cái quắc mắt của thằng đội trưởng hộ pháp.

“Thẻ vàng nhục thiệt”! – Tôi lầm rầm trong bụng.

Nhưng đó là những phút đầu tiên bỡ ngỡ, ngay sau đó chúng tôi làm dàn cổ động viên khoá trên im lặng. Với sự càn quét của thằng lớp trưởng, lên xuống con thoi của tôi, và sự sắc bén của thằng tiền đạo cắm duy nhất khiến cho khung thành đối phương chao đảo.

– Bộp!

Tôi dùng ngực đỡ bóng, xỏ kim lại đối phương, ngoặt banh thoát khỏi sự truy cản. Một đường chuyền đặt thằng tiền đạo vào tư thế không thể không ghi bàn. Mành lưới của đối phương rung lên.

Trước khi hiệp một kết thúc, tôi kỉ niệm thêm cho khán giả đội bạn một pha lừa qua cả thủ môn, nhân đôi tỉ số. Tiếng trống im bặt.

– Ngon lành mày! – Thằng Trung vỗ vai tôi chúc mừng.
– Chứ chẳng lẽ như thằng Tuấn! – Tôi lấy tay xoa xoa bộ tóc hoe vàng của nó.

Thằng Tuấn căm tôi lắm, nó lẩm bẩm khấn cho đội tôi thua ngược. Chẳng dám nói thành tiếng, vì chỉ cần từ thua lọt vào tai của Thương và Bông Xù, dễ hai cô bạn cho nó thành cám mất.

Ngược với mong muốn của thằng Tuấn, hiệp hai đội tôi ghi liền ba bàn nữa, dù cho đội bạn vùng lên ghi hai bàn nhưng chừng đólà chưa đủ.

5- 2! Chiến thắng đầu tay hoành tráng cho đội A lớp tôi.

Bông Xù không kìm nỗi sự sung sướng, nhảy ra ôm chầm lấy tôi. Mặt đỏ tía tai, nóng bừng bừng, mấy lọn tóc hơi rối của cô nàng chọc vào mặt khiến tôi phát ngại. Tôi đẩy cô nàng ra, lầm lì tiến về chỗ ghế đá.

– Chúc mừng! – Phong giơ tay ra.

Tôi chìa tay ra. Rồi mệt mỏi ngồi bệt xuống,dựa lưng vào tường thở dốc.

– Ghê mày! – Thằng Tuấn giờ này mới phục tài tôi.
– Có gì đâu, thường thôi! – Tôi thở hổn hển.

Bông Xù đưa bình nước áp vào má tôi, tôi thản nhiên đón lấy tu ừng ực, rồi trả lại cho cô nàng.

– Trời ơi, không còn một giọt! – Bông Xù nhìn bình nước ngộ nghĩnh của cô nàng trống không.
– Cho rồi giờ tiếc hả?
– Xí, vô ơn không, không cảm ơn Vi được một tiếng! – Bông Xù đứng chống nạnh nhìn vô cùng đanh đá.

Tôi khẽ gật đầu cảm ơn.

Thương mỉm cười nhìn tôi, tôi chỉ gật đầu nhìn lại, rồi ngoảnh mặt đi bắt chuyện với thằng Tuấn. Dù sao, cũng không nên cho thằng Trung cái cớ để ghen tuông âu cũng là hợp lý.

Buổi chiều, lớp tôi còn đá một trận nữa nên cả lớp ở lại. Tôi muốn về kí túc xá, nhưng Bông Xù và Phong nhất quyết không đồng ý.Thằng Trung thì dính chặt lấy Thương, mà cô bạn đối diện không về thì khỏi phả ihỏi cũng biết ý nó ra sao. Thằng Tuấn cũng tranh thủ cơ hội làm quen với Bông Xù:

– Về phòng làm gì đâu? – Nó nháy mắt tôi đầy ngụ ý.

Trưa, chúng tôi mua tạm mấy đồ ăn vặt vào thay cho bữa trưa. Cả đám ngồi dưới hàng cây mát rượi của dãy ghế đá sinh viên.

– Nè, đánh bài đi! – Bông Xù khơi trò!
– Có biết chơi không?
– Nè, chấp Tín đó, Vi đánh bài hơi siêu đẳng đấy.
– Được thôi, xem thế nào!

Mười lăm phút sau, thằng Phong thả bộ bài ra giữa. Chúng tôi bắt đầu chia phe. Thương và Trung một phe, điều đó không có gì phải bàn cãi. Bông Xù là người muốn chứng tỏ là đánh bài siêu đẳng nên dành một phe, chỉ bắt thằng Phong làm trợ tá. Tôi và thằng Tuấn nữa là hai phe, chúng tôi bắt đầu nhập cuộc.

– Chơi bài quỳ hả? – Thằng Trung giả bộ hỏi.
– Không, chán lắm, chơi cái gì mà phải có chút mùi cá độ ấy! – Bông Xù hớn hở.
– Cá độ?
– Ừ, đánh bài mua nước với mua kem, chịu không!

Hiển nhiên, chúng tôi chẳng bao giờ từ chối.

Xét về đánh bài, ba thằng phòng tôi đã có căn cơ từ trước, lại thêm mấy tháng tu luyện ở kí túc xá nên vượt trội hơn so với phần còn lại. Thằng Trung đánh bài cũng khá, nhưng nó tỏ vẻ hiền lành trước Thương nên cho Thương quyết định hết. Tôi và thằng Tuấn được dịp diễu võ dương oai, xả bài liên tục.

Bông Xù choáng ngợp, nhõng nhẽo khi con hai cơ bị tứ quý của thằng Tuấn chặt ngay khi vừa rời tay:

– Cho Vi đánh lại đi!
– Ấy, đánh nhầm rồi!

Cô nàng đẳng cấp bài bạc liên tục xin đánh lại, thằng Tuấn mủi lòng gật đầu liên tục. Còn tôi thì nhất quyết nói đúng một câu:

– Đẳng cấp cơ đấy!

Mỗi lần bị khích tướng như thế, Bông Xù phụng phịu ngồi im. Nhìn tôi bằng ánh mắt choé lửa.

Kết thúc cuộc đua tới năm mươi mốt điểm. Tôi và thằng Tuấn bám sát nhau về đích, bỏ xa hai đối thủ còn lại.

Thế là thằng Phong và thằng Trung, hai trợ tá của hai cô bạn cùng lớp phải lật đật chạy đi mua kem và nước ngọt, một thằng thì bị bắt nạt và chiều cô bạn, một thằng thì muốn ghi điểm trong mắt mục tiêu.

– Hoá ra Thánh bài cũng chỉ có vậy! – Tôi tặc lưỡi cắn que kem.
– Đó là hôm nay xui thôi!
– Hôm nào may thì nói nhé, ê Tuấn,kem hôm nay mùi lạ ghê mày!
– Mùi gì, bình thường mà mày? – Thằng Tuấn thật thà đáp lại.
– Mùi nhang đó, kem chùa mà! – Tôi nói rồi cười sằng sặc.

Bông Xù tức không làm được gì tôi, quay sang thằng Phong nhõng nhẽo khiến tôi càng đắc chí làm tới.

Trận buổi chiều, một đội khác của lớp tôi cũng giành chiến thắng. Coi như vẹn toàn cả đôi đường.

– Không cổ vũ đi! – Tôi quay sang thấy mặt Bông Xù buồn hiu, tưởng cô nàng vẫn cay cú chuyện thua bài.
– Không hay bằng hồi sáng! – Bông Xù ỉu xìu mất hết năng lượng đáp lại.

Tôi mặc cô nàng, chăm chú xem nốt tụi bạn cùng lớp đã những phút cuối thủ tục khi đã thắng đậm đà.
Kết thúc trận đấu, thằng Phong có lẽ là người mừng nhất khi ngày đầu tiên ra quân lớp đã toàn thắng.

– Mai ráng lên nhé!
– Ờ, ờ.! – Thằng Tuấn gật đầu như cái máy.

Tôi vẫn lãnh cảm đút hai tay vào túi quần, gậ tđầu chào thằng Phong. Cuối cùng chiếc xe bus cũng giúp tôi đưa hai đứa bạn“nhiễu sự” về.

– Trung biết đá banh không? – Thương đột ngột hỏi.
– Ơ…sao lại hỏi vậy? – Thằng bạn ú ớ như bị đâm trúng tim đen.
– Không biết hả, đá banh hay mà! – Thương thản nhiên làm mặt thằng Trung chảy dài hơn quả dưa leo nữa.

Tôi đá đít nó bào chữa:

– Mỗi người mỗi tài năng riêng mà, so phần đàn guitar thì nó trùm khu mình rồi!

Thằng bạn nhìn tôi với ánh mắt đầy vẻ cảm ơn.Thương thì chẳng để lời nói của tôi lọt tai, nhìn tôi vẻ khó chịu.

Tôi nhún vai với thằng Trung, bảo nó đuổi theo xem cái sự tình giận hờn vu vơ ấy là như thế nào.

– Gì á mày?
– Trở trời! – Tôi đút hai tay vàotúi quần huýt sáo.
– Sao mày vui vậy?
– Mày không thấy hôm nay lớp tao thắng à?
– Đừng có tự tin, tao thua hôm nay nhưng mà mai nó khác! – Thằng bạn cứ tưởng tôi chọc ghẹo nó, lộ rõ vẻ quyết tâm.

Đường về kí túc, có khác gì lúc đi, Thương vàTrung đi trước, tôi và thằng Tuấn đi sau. Đấy gọi là biết ý không muốn gây hiểu nhầm.

Vừa về đến phòng, mặt thằng Trung đã u ám cả. Hai thằng tôi biết ý chẳng ai hỏi ai, leo lên giường nhìn nó như sinh vật lạ. Nó hết thở dài rồi lại nằm xuống giường, rồi lại bật dậy thở dài, y như nó đang nằm trên cái bàn chông chứ không phải giường của kí túc xá vậy.

Nỗi buồn của thằng Trung kéo dài đến tận hôm sau, nó chẳng có hứng đi cùng cỗ vũ trá hình cho tôi và thằng Tuấn nữa. Có lẽ nó sợ lại phải hứng chịu câu hỏi kiểu như:

– Trung có biết đá banh không?
– Trung có biết chơi thể thao không?

Và tôi thấy Thương có vẻ đòi hỏi quá nhiều.Mỗi người có một sở thích, một tài năng riêng, đâu cứ nhất thiết con trai phải biết đá banh. Nhiều lúc tôi cũng phải ghen tị với tài đàn guitar chuyên nghiệp của thằng Trung chứ chẳng chơi.

Ngày thi đấu tiếp theo, đội tôi hoà, đội còn lại thắng trận, đội thằng Tuấn cũng có trọn điểm số tối đa. Hôm nay Bông Xù có việc bận nên không đi cổ vũ được, đồng nghĩa với việc chúng tôi cũng không phải la cà chiều theo ý cô nàng.

Không có thằng Trung, chẳng có cái cớ nào để hai thằng tôi tách riêng ra với Thương nữa. Ba đứa cùng đi về kí túc.

– Sao hôm qua bị gì vậy?
– Bị gì là bị gì? – Thương chẳng để tâm chuyện gì cả.
– Thế sao nói thằng Trung thế? – Tôi lộ vẻ khó chịu.
– Có sao đâu, Thương hỏi thế thôi mà! – Cô nàng ương bướng trả lời.

Tôi hơi cảm giác ác cảm với cái cách mà Thương gây ra cho thằng Trung. Nói làm sao nhỉ, ở cô nàng cũng như Yên, gây cho tôi những khổ sở, những suy nghĩ nào khác gì thằng bạn cùng phòng. Cái cách mà cô nàng ương bướng, phải chăng là một biểu hiện của sự vô tâm.

– Thế à?
– Nghiêm trọng vậy sao Tín?
– Không nghiêm trọng với Thương, ừ…! – Tôi chẳng thèm nói tiếp.

Tôi bước nhanh lên trước, thằng Tuấn đuổi theo sau, bỏ lại Thương sau lưng. Chẳng hiểu sao cái mặt nạ lầm lì của tôi đi đâu, để cái tính bao đồng bộc phát, đi lo chuyện thiên hạ.

Chắc thằng Trung cũng có hoàn cảnh như tôi.

– Mày sao thế?
– Không, tao không thích cái kiểu đó thôi! – Tôi hất cái balo đang trễ quai đeo lên cho nghiêm chỉnh.

Thương vẫn chậm rãi đi đằng sau. Có suy nghĩ về điều tôi nói hay gió thoảng qua tai hay không thì tôi chẳng biết.

Những thằng con trai khi đã thích một người thực sự thì có sự kiên nhẫn lạ thường. Mới sáng nay thằng Trung như xác không hồn, thì đến chiều mặt đã tươi tỉnh, cười toe toét bên cái máy tính của nó.

– Mày làm cái gì thế? – Tôi giơ đôi vớ lên gần mũi thằng Tuấn khiến nó phải nhăn mặt đẩy đi xa.
– Clip!
– Clip gì?
– Tặng Thương!

Ừ, thì coi như nó có kiên nhẫn. Cứ nhìn cái kiểu hí hửng của nó, ngồi chỉnh chỉnh từng chi tiết nhỏ cho thật vừa ý mới thôi. Nó tâm huyết đến nỗi, cứ mở cái clip ngắn ngủi ấy xem đi xem lại khiến cho phòng tôi vang lên một ca khúc đến nỗi phát chán. Nếu không có bữa cơm tối, dễ nó ngồi ôm cái máy tính xem cho đến hết ngày quá.

– Mày thấy được không?
– Hỏi tao làm gì?
– Xem xong không nhận xét gì mày?
– …! – Tôi tộng một đống cơm vào miệng, ú ớ khỏi nhận xét.

Thằng Tuấn thì khen một câu qua loa xong rồi cũng im bặt, cuối cùng thằng Trung đành phải tự nó khen nó trong lòng mà cười thoả mãn.

Những cố gắng của thằng Tuấn cũng chỉ đổi lại được nụ cười không tự nhiên của Thương không hơn không kém. Đấy, bao nhiêu công sức vất vả lẫn tâm huyết của thằng bạn có giá trị bấy nhiêu thôi. Nó gượng cười đứng trước phòng Thương không được bao lâu cũng đành lủi thủi trở về phòng.

Điều đó làm tôi cảm thấy ghét Thương một cách kì lạ.

– Sao rồi mày? – Tôi chủ động hỏ inó.
– Không có gì hơn? – Nó cố gượng vẻ bình tĩnh.
– Thế mày làm gì sai à?
– Không biết, con gái mà…!

Tôi chợt thấy hình ảnh tôi mỏi mòn chờ đợi trong những chiều mưa ở thằng Trung. Chợt thấy cái vẻ lạnh lùng của Yên trong bộ dạng củaThương. Tôi cũng có thể thấy cái cách mà tôi không thể nào oán hận Yên lấy nửa lời trong cách ứng xử của thằng Trung.

Và phải chăng, khi tôi không thể giận Yên, tôi bỗng thấy ghét cô bạn phòng đối diện một cách chả liên quan, một người cũng phần nào giống Yên nhỉ?

Câu hỏi đó cứ xoay vòng trong đầu tôi trước khi ánh đèn học bài của thằng Sơn ở dưới tắt phụp. Bóng đêm xoa dịu tôi vào giấc ngủ.

CHAP 8: XƯNG HÔ.

Sáng hôm sau, cái điện thoại chết tiệt lại rung lên ầm ĩ. Giá như nó là cái đồng hồ báo thức chắc tôi cũng cầm nó ném đicho banh chành mới hả dạ mất. Ủ rũ dậy lết cái thân xác cạn kiệt sức lực ra khỏi phòng. Thế mà vẫn muộn học.

Chẳng vội như thời cấp III, cứ thấy muộn học là sợ vắt chân lên cổ mà chạy đua với tiếng trống trường, tôi chậm rãi đi bộ một mình trên con đường dần dần đã trở thành quen thuộc. Ở dưới này, con đường đi học thật hoang sơ, có lẽ là do kế hoạch xây dựng làng Đại học biến nó thànhnhư vậy.

Đút hai tay vào túi quần bước vào con đường cửa phụ vào trường, hàng cây che rợp mát cả một khoảng trời. Gió lùa qua rì rào mát rượi, tôi ngửa mặt lên hít một hơi thật dài hưởng thụ.

Vậy là cũng nửa học kì làm sinh viên rồi đấy.

– Tín! – Có tiếng gọi giật tôi lại đằng sau.
– …! – Bông Xù hối hả chạy tới, trên tay cầm cả một chồng tài liệu photo dày cộm.
– Cái gì đây?
– Còn hỏi nữa, không biết ga lăng à?

Tôi đưa tay ra, tính đỡ hết trọn chồng tài liệu nặng trịch, nhưng Bông Xù nhất quyết không cho. Cô nàng gần như chia đôi, đưa tôi một chồng, còn ga lăng của tôi được định giá là hơn cô nàng có hai cuốn thôi. Thật là trẻ con.

– Lại ngủ dậy muộn à? – Cô nàng nhìn mái tóc rối bù chẳng thèm chải của tôi.
– Ừ…!
– Suốt ngày ngủ, không còn gì thú vị hơn à!

Tôi nhún vai theo kiểu dĩ nhiên, vì thực chất không có nhiều thứ làm tôi cảm thấy hứng thú.

Bông Xù hôm nay thật khác lạ, khác lạ một cách lạ lùng. Bình thường, cô nàng chẳng bao giờ dừng gây ồn ào náo nhiệt, vậy mà giờ đây đi bên cạnh tôi chẳng gây ra một tiếng động.

– Này, hôm nay uống nhầm thuốc gì thế?
– Là sao? – Đôi mắt Bông Xù ngước lên nhìn tôi.
– Còn sao nữa?

Đúng thật là lạ lùng, cô nàng chỉ mỉm cười, một cách mỉm cười chấp nhận, không có chút gì là chống cự hay phản đối. Tôi lắc đầu bước lên cầu thang dẫn lên tầng một, hôm nay lớp tôi có tiết ở trên đó.

– Nè,Tín…!
– …? – Tôi quay lại thấy Bông Xù cực kì nghiêm túc.
– Vi gọi tín bằng Anh nhé!
– …! – Tôinheo mắt đầy ngạc nhiên.
– Được không…? – Cô nàng mất đi vẻ hồn nhiên, thay vào đó là sự bối rối ngập tràn.

Thời học cấp III, tôi cũng có một cô bé tiểu sư muội. Ừ thì đó là thời học sinh, với lại tiểu sư muội thua tuổi tôi, còn đâ yBông Xù bằng tuổi tôi. Xưng Anh với người cùng tuổi, chả khác nào…?

“- Tình cảm thật rắc rối! ”.

Tôi lầm lì rồi bước lên cầu thang, mặc kệ cái yêu cầu của Bông Xù như thế nào nhưng tôi cảm thấy đó là một sự phiền toái không hơn không kém. Bỗng nhiên chỉ sau có đợt đá banh này, Thương và Bông Xù, một người trở nên đáng ghét, còn một người tôi có cảm giác khó gần, mất hết tự nhiên như trước.

Bông Xù đúng là khó có thể bỏ rơi, cô nàng cứ bám theo tôi, lại còn cái dáng vẻ ngại ngùng nữa chứ. Luôn miệng:

– Đi, xưng Anh với Em đi!
– Anh…! – Nhõng nhẽo cũng biết đúng cách.

Tôi dừng lại trước cửa lớp:

– Đưa hai tay ra!

Cô nàng nghe theo, giơ hai tay ra, tất nhiên,chồng tài liệu phần Bông Xù nằm ở hai tay đấy. Tôi đặt phần chồng tài liệu của mình vào, vật quy nguyên chủ.

– Tự xử đi! – Trống không, tôi đi thẳng vào lớp, mặc Bông Xù đứng nhăn nhó khó chịu.

Tôi cũng bỏ luôn cái vị trí quen thuộc cạnh cửa sổ, ngồi hẳn về phía đầu bàn cuối lớp. Bởi sau cái vị trí của tôi, Thương, Bông Xù và Phong đã chễm chệ từ lúc nào.

Sau một thời gian kiên trì với ý chí sắt thép, tôi đương đầu hầu hết với con quái vật mang tên cơ sở chuyên ngành. Phải nói con quái vật này cực kì khó hạ, dù tôi đã dùng mọi phương pháp tăng nội công cho mình bằng cách vươn vai, ngắp ngắn ngáp dài, vặn mình liên tục, nhưng có vẻ như không ăn thua. Con quái vật tiếp tục tấn công tôi thông qua sóng âm thanh theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Nó quá mạnh, không có điểm yếu để tôi khai thác, cuối cùng tôi chịu thua, gục mặt xuống bàn bại trận. Kẻ bại trận đang chuẩn bị bước vào giấc ngủ.

– Nè, dậy đi! – Giọng Bông Xù phá ngang.
– Có gì không?
– Dậy chứ sao, ngủ hoài, anh đó…con sâu ngủ!

Bông Xù luôn là mục tiêu của nhiều thằng trong lớp tôi, bởi cô nàng luôn gây chú ý với những kẻ khác phái. Giờ đây xưng anh với tôi, khiến cho mấy thằng ngồi cạnh có chút tiếc nuối lẫn ganh gét trong ánh mắt nhìn tôi.

– Bạn về chỗ đi!
– Không, xuống đây ngồi rồi! – Cô nàng lại nhõng nhẽo.
– Đi chỗ khác đi!
– Không, Em ngồi chỗ này với Anh! – Cô nàng lại giở dọng con nít ra nhằm mua chuộc tôi.

Người ta không đi thì tôi đi, xách cái balo ôm thêm xách vở, tôi nhảy luôn vào cái chỗ trong góc lớp ngồi. Lần này thì Bông Xù chịu thua, không theo tôi nữa. Cô nàng lên chỗ Thương và Phong ngồi với cái mặt thiểu não.

Khi bạn có người để ý, mà con tim đã đóng cửa từ chối, hãy giết cái thứ tình cảm một bên ấy trong trứng nước. Tuy tàn nhẫn ở hiện tại, nhưng nó sẽ là nhân từ cho tương lai. Vì thế, tôi chẳng quan tâm tới cái vẻ không vui với Bông Xù.

Hết tiết, tôi lại lững thửng xách balo đi thẳng ra lớp, chẳng có khái niệm chờ cô bạn phòng đối diện nữa. Từ cái ngày mà Thương vô tình gây ra nỗi buồn cho thằng Trung, từ chỗ giữ ý tứ với người yêu thằng bạn, tôi đâm ra thù ghét Thương.

– Lần sau ra sớm xíu! – Phụ tài xe bus nhắc khi tôi vừa kịp nhảy lên xe bus vừa lăn bánh.

Lại là tuyến xe số mười, lại lên con hẻm quen thuộc. Không phải là chờ đợi và hi vọng được thấy Yên, tôi đơn giản là tìm nơi yên bình quen thuộc nơi phố phường xa lạ. Ngồi uống cà phê ở đầu hẻm, nhìn đường phố giăng ngang những làn xe trước mắt, tôi cảm thấy mình trở lại là thằng Tín ngày nào, dù chỉ là một chút thôi.

Vị cà phê đắng nay bỗng dưng trở nên vô nghĩa, bởi tôi đã uống một thứ đắng hơn, khó chấp nhận hơn. Vị đắng mà tôi ngờ nghệch nâng ly lên uống, dù chẳng biết trong đó là những gì.

– “Tớ chưa chấp nhận ai ngoài cậu đâu đấy! ”.

Ngữ Yên dịu dàng ngồi cạnh tôi, mái tóc dài mượt mà ấy theo gió khẽ vương lên làn da mặt, âu yếm vuốt ve. Tôi nhìn ra xa, xa xăm lắm, nhìn những thứ mà tôi níu kéo trong tuyệt vọng. Tôi không nhìn Yên, vì biết rằng cô bạn vừa tới chỉ được xây bằng ảo ảnh. Chỉ cần đôi mắt của tôi nhìn sang, bóng hình ấy lại vỡ tan, tan thành trăm nghìn mảnh vào hư không.

“Tình cảm là thứ đáng sợ phải không?”.

Buổi chiều, trời không giăng mưa, chỉ có những đám mây đen u ám đùa giỡn trên bầu trời. Nhưng có lẽ tôi đã ướt, khi cơn mưa kíức khẽ rơi xuống. Tôi nhìn lại cái hẻm ấy lần cuối, lần này là từ biệt, tôi cũng sẽ tự mình xoá tan hình ảnh của nó.

“Hết rồi, mọi thứ đều đã hết, đừng níu kéo gì nữa”.

– Về muộn mày! – Thằng Việt múa côn vù vù hỏi tôi.

Khẽ né mấy đường côn pháp ảo diệu của nó, tôi leo lên cầu thang giường, thả balo, lôi sách vở ra để ngăn nắp. Thằng Trung nằm dài trên giường ngủ say, cái thằng si tình ấy, trong lúc ngủ mà vẻ mặt buồn thiu lạ lẫm.

Cuộc sống đang yên ả, nay bị đảo lộn lên một cách bừa bãi, trông nó thật ngổn ngang.

Chỉ vì một người con gái, chúng tôi không được nghe tiếng đàn guitar của thằng Trung nữa. Buổi tối nó thẫn thờ nhìn ra ngoài khoảng không. Đã thế, cái giường của nó nhìn thẳng sang phòng đối diện, có lẽ từ vị trí ưu ái ông trời tặng cho nó, nay biến thành nơi dày vò nó. Mặc cho tôi và thằng Tuấn mời nó đi uống nước giải sầu, nó nhất thiết từ chối.

– Có mỗi chuyện đó mà buồn mày? – Thằng Tuấn nó động viên.
– Mày thì biết cái gì cơ chứ? – Thằng Trung ỉu xìu lên tiếng.
– Đi ra cho khuây khoả!
– Thôi, có gì đâu mà!

Thằng Trung từ chối ý tốt của hai thằng tôi bằng cách quay mặt vào tường, kéo chăn đắp ngang người. Tôi và thằng Tuấn cũng phải chịu cái tính khí cứng đầu của nó.

– Mày nghĩ thằng Trung còn cơ hội hay không?
– Hỏ itrời ấy? – Tôi cũng chịu, việc mình còn chưa biết giải quyết sao, thì hơi sức đâu mà biết chuyện thiên hạ.

Thằng Tuấn hút ly sinh tố của nó, lắc đầu ngao ngán. Xem ra phòng tôi cũng bị vạ lây, khi hết tôi thì đến thằng Trung gây ra không khí hoang tàn.

– Tao nghĩ là Thương không thích thằng Trung.
– Ai biết, con gái là chúa phức tạp!
– ThằngTrung có lẽ là không hợp! – Thằng Tuấn nói cứ như nó là một người từng trải, kinh qua hàng chục cuộc tình vậy.
– Thế hợp với mày à?
– Bố khỉ, thằng Trung còn không, tao sao có vé!
– Biết đâu đấy, người ta chỉ bán vé cho mỗi mày! – Tôi chọc thằng bạn, nó hừ mũi chẳng thèm chấp.

Có lẽ bản thân tôi cũng phải đồng ý với thằngTuấn trong cái nhận định, thằng Trung đang lép vế trong công cuộc chinh phụcThương. Khi người con gái đã có những cách hành xử cứng rắn như vậy, thì càng chứng tỏ, họ đã đi đến hết giới hạn của sự chịu đựng. Hoặc một cách nào đó, họ không thấy được điểm dựa vững chắc từ người con trai đó nữa. Tôi chỉ giậnThương, nếu từ đầu đã như thế, sao còn gieo hi vọng để khiến cho thằng Trung chạy theo trong vô vọng. Phải chăng đó là chiến tích đáng tự hào với một cô gái, càng nhiều người theo đuổi càng tốt.

Những ngày sau đó, tôi gạt mình ra khỏi Thương càng nhiều càng tốt, vì ác cảm về cô bạn đã ngập tràn trong tim. Cứ coi như một người nào đó không quen không biết thì càng tốt. Không còn đi chung trên con đường lên giảng đường, cũng không có cuộc nói chuyện nào giữa hai kẻ đơn giản là ngồi nghe chung một bài giảng. Bông Xù từ ngày đề nghị tôi gọi cô nàng bằng Em, bị tôi phản đối cũng buồn rười rượi. Nói chung, tôi trở lại vị thế của một kẻ độc hành, không quen biết ai cả. Sự hiện diện của tôi trong lớp, ngoài đủ quân số, tiếp thu kiến thức thì chẳng có gì khác.

Back Facebook Twitter Tin nhắn
Up
Tags: http://aeck.wap.sh/thu-vien/tong-hop-truyen-hay/tieng-guitar-trong-ky-tuc-xa/phan-2
SEO: Bạn đến từ:
Từ khóa:
U-ON Free counters!