Lượt trận đá bóng thứ ba, lớp tôi chiến thắng suýt sao, tôi vẫn giữ phong độ như thường lệ. Chẳng có ai chạy ra ôm tôi, chẳng có ai sẵn sàng đưa bình nước cho tôi uống một hơi hết sạch. Cũng chẳng ai nói với tôi câu chúc mừng nào khi lớp lọt vào bán kết, ngoài cái bắt tay của mấy thằng đồng đội và thêm Phong. Tôi ngồi riêng một góc, không muốn dính líu gì đấy đến Thương hoặc Bông Xù.
Hết trận là tôi lủi thủi ra về, mặc cho mấy thằng chung đội nhất quyết bắt ở lại ăn mừng khi lớp vượt qua vòng bảng.
– Ở lại mày, tự nhiên về?
– Tao có việc mà!
– Việc gì, hôm nay có phải học đâu!
– Việc riêng, thôi tao về đây!
Bông Xù cũng muốn nói tôi ở lại, nhưng chắc cô nàng vẫn còn sợ cái thái độ cách xa của tôi như lúc trước, hoặc là vì lòng tự trọng nên đứng đó giả vờ vô cảm. Chắc cái thằng lầm lì này ở lại chỉ làm cho không khí lớp kém vui mà thôi.
Cứ như thế, tôi dần dần tự cắt đứt những mối dây liên hệ với lớp tôi một cách vô tình.
“Sao không ở lại chơi? T”? – Tin nhắn thằng Phong dọc đường về.
“Việc bận rồi Phong”.
“Vi buồn lắm đấy?”.
“Đâu có liên quan”- Tôi cộc lốc với cái tính lo cho Vi còn hơn cả bản thân mình của thằng Phong.
“Có dịp nói chuyện sau”.- Thằng Phong nhắn lại.
Tôi cúp máy, đi về. Chẳng có gì phải nói chuyện Bông Xù ở đây cả, tôi không muốn liên quan đến bất kì chuyện tình cảm nào nữa.
Đội của thằng Tuấn cũng không quan được vòng bảng, nhưng nó cũng chẳng buồn nhiều lắm. Buổi chiều tối, sau khi ăn cơm xong, tôi với nó lại lang thang lên hưởng thụ khí trời, ngồi tán dóc ở quán nước quen thuộc.
– Thằng Trung đâu? – Hai thằng tôi về tới phòng, đã chẳng thấy cái thằng nằm chết dí ở giường chán nản ấy ở đâu. Động lực nào có thể khiến nó hồi sinh đến vậy.
– Nó mới đi chơi đâu đấy? – Thằng Việt ngước lên trả lời.
Quả thật, thằng Việt chẳng lừa chúng tôi,thằng Trung trở về phòng, vẻ mặt buồn đã vơi đâu hết. Nó còn vui vẻ bắt chuyện với thằng Tuấn và tôi, chọc cả thằng Khánh lẫn thằng Sơn. Phải nói rằng, ngày hôm nay, tính tình của nó còn vui vẻ hơn cả lúc bình thường nữa.
Mặc cho đám bạn cùng phòng nhận xét rằng có thể tình yêu trở lại khiến nó như vậy. Nhưng tôi cảm thấy vẫn còn chút buồn quấn quanh thằng bạn. Nó chẳng bận tâm, vẫn cứ như thằng mất tự chủ, nói cười hồn nhiên.
Tôi trằn trọc lăn qua lăn lại, chẳng thể ngủ khi không quen thời tiết nóng nực. Ngồi bật dậy, đi nhẹ xuống cầu thang, rót ly nước lên tu một hơi sạch bách. Ánh trăng vằng vặc soi vào phòng qua mấy tấm kính sáng trưng. Cũng phải hôm nay ngày rằm mà.
Đang định leo lên giường đánh một giấc, thì phát hiện ra cửa chính phòng tôi không hề đóng, nó đang lay động khẽ, nhìn rất quỷ dị.
“Chẳng lẽ trộm?”.
Tôi trấn tĩnh tinh thần, dùng ánh trăng làm thứ ánh sáng kiểm tra lại phòng. Thằng Tuấn ngáy khò khò từ lâu, trên kia, mùng của thằng Khánh và thằng Sơn đều giăng. Thằng Việt cũng đã say giấc nồng từ lâu, chỉ có giường thằng Trung là trống trơn.
“Nó làm gì đây?”.
Quả thật, lúc tối nó đã có biểu hiện bất thường, chẳng lẽ thằng này nó làm liều? Tôi nghĩ đến thế, đẩy nhẹ cửa chính đưa mắt tìm thằng bạn.
Kí túc xá vắng lặng yên tĩnh đến đáng sợ, ánh trăng pha với bóng đêm, cộng thêm hành động bí hiểm của thằng Trung làm tôi trở nên có chút lo lắng. Không có một bóng người, không có một cái gì chuyển động ở đây cả. Chỉ có những cơn gió thổi qua tăng thêm vẻ rùng rợn.
Tôi đi về phía cổng, cố đưa mắt nhìn thật kĩ. Lòng thầm trách thằng bạn khốn nạn khiến tôi phải mò mẫm như thằng kẻ trộm không hơn không kém. Không biết có bảo vệ nào không nữa, chứ mà tôi bị tóm cổ trong tình huống này, thể nào chẳng tra hỏi xem đang định tăm tia cái gì nữa.
“Không biết thằng này có bị mộng du không nữa?”.
Chẳng thấy chút dấu tích nào cả, tôi thở dài một hơi, đang tính quay về phòng đánh động mấy thằng khác dậy tìm kiếm thằng nghệ sĩ, thì dưới tán cây trứng cá xoã xuống, một đốm lửa đỏ bừng sáng.
Trống ngực tôi đánh liên hồi? Miệng lưỡi cứng đơ lại cả.
Định thần nhìn thật kĩ, dò từng bước lại gần, cẩn thận không gây ra tiếng động, vì sợ chỉ cần phát hiện ra, cái đốm lửa ấy lại nuốt trọn tôi, làm bốc hơi không dấu tích như thằng Trung cũng nên ấy chứ.
Đi lại gần, tôi nghe rõ tiếng thở dài, rồi tiếng rít gió qua kẽ răng. Tiếng thở mạnh đều đặn vang lên theo chu kỳ. Chả lẽ yêu quái đang xỉa răng sau khi đánh chén thằng bạn tôi xong xuôi ư?
– Mày làm gì đấy Trung?
– Ngồi chơi…! – Thằng bạn tôi hơi giật mình, khẽ đưa tay lên suỵt tôi nhỏ giọng.
Tôi thở dài an tâm, hất nó sang một bên, ngồi cạnh xuống. Đốm lửa đỏ tôi nhìn thấy hoá ra là từ cái điếu thuốc trên tay thằng nghệ sỹ. Hoá ra thằng này lén ra đây hút thuốc, làm tôi tá hoả tam tinh, lộ ra cái đầu khéo tưởng tượng nó bị con quái vật nào nhai nát cả xương chứ chẳng chơi.
– Mày hút thuốc à?
– Ừ, tao hút lâu rồi, nhưng giờ mới hút lại! – Nó nhẹ giọng thừa nhận.
Nó ném gói thuốc cho tôi, tôi đặt nó ở giữa:
– Tao không biết hút!
Thằng Trung không để ý tới tôi, thả làn khói mỏng lên trời, trắng xoá nổi bật trong đêm. Đúng là thằng nghệ sỹ có khác, hút thuốc cũng mang phong cách nghệ sỹ nữa.
– Tao hút từ năm mười hai!
– Ờ!
– Hồi đó, nhà tao có chuyện buồn nên…!
– …! – Tôi khoanh tay trước ngực, kìm nén bản tính tò mò vì sợ nó buồn. Nhìn nó kéo một hơi thuốc nữa, khói trắng lại được nhả ra trên bầu trời đêm bay phảng phất.
– Sao mày hút lại, chuyện của Thương à? – Tôi hất hàm về gói thuốc hỏi nó.
– Ừ…!
– …!
Nó dụi tàn thuốc, hai tay để sau gáy nhìn tôi và bắt đầu giãi bày nỗi lòng.
Hoá ra, đúng như tôi nhận định, hôm qua nó không phải là kẻ tìm lại được tình yêu.
– Tao và Thương, không thành.! – Nó cay đắng thừa nhận.
– Ừ…!
– Có lẽ do tao ngộ nhận, thực chất tao quý Thương lắm, nhưng mà…!
Nó dừng lại giữa chừng, bật lửa đốt thêm một điếu nữa. Nhìn cái đóng đầu lọc dưới chân, dễ thằng này cũng hít không biết bao nhiêu chất độc vào người rồi. Nó tiếp tục câu chuyện đang giở dang.
– Lúc tối, Thương hẹn gặp tao nói đến chuyện này!
– Ừ! – Tôi khẽ cựa quậy cho đỡ buồn ngủ, đồng thời tránh mấy con muỗi háu đói đang nhìn cặp giò gầy gò của tôi mà thèm thuồng.
– Và…tao chính thức thất bại! – Nó cay đắng thừa nhận, chống hai tay lên đầu gối, nhìn xuống đất.
– Lý do…? – Tôi vô hồn hỏi lại nó.
– Thương chỉ xem tao là bạn…!
Tôi đưa tay bảo nó đưa cái điếu thuốc hút dở. Nó chẳng phản đối, chuyền tay cho tôi. Cầm điếu thuốc lên, nhìn nhìn…ThằngTrung tưởng tôi dập điếu thuốc của nó, nó với lấy bao thuốc, chuẩn bị châm thêm điếu khác.
Tôi đặt điếu thuốc lên môi, rít một hơi dài. Khói thuốc tràn ngập buồng phổi, nóng bừng và khó chịu. Nó choán lấy toàn bộ khoang phổi, khiến tôi ho sặc sụa, nước mắt chực trào ra. Thằng bạn vỗ lưng tôi thùm thụp giải nguy.
– Không sao chứ mày?
– Không…! – Tôi vuốt lồng ngực cầu cho nó tiêu hoá hết khói thuốc bên trong. Vừa thầm chửi thằng bạn, chẳng hiểu nó ngon lành gì mà nó ham đến thế.
– Mày nghĩ tao có làm quá không?
– Quá chuyện gì? – Tôi thở lấy thở để, cố gắng lấy không khí tống khói trắng ra ngoài.
– Với Thương!
– Không…!
Thằng bạn gật đầu cảm ơn!
Một con người, sống bằng tình cảm thì có gì là sai. Nó có tình cảm, nó đã thể hiện, nó đã cố gắng để giành lấy tình cảm của người con gái nó thích thì có gì là sai. Với tôi, nó đã làm đúng, rất đúng.
Hai thằng con trai, ngồi thẫn thờ nhìn bóng đêm, nhìn ánh trăng tròn ngày Rằm đang đùa nghịch với những đám mây, lúc ẩn lúc hiện.
– Tao không sai, nhưng có lẽ quá cố chấp!
Câu nói đó thực sự khiến tôi suy nghĩ rấtnhiều. Cố chấp vì tình cảm thì có gì là sai nhỉ? Giữ tình cảm với một người có gì là cố chấp nào?
Tôi quay sang thằng Trung, định hỏi thì nó đưa điếu thuốc cho tôi. Tôi lắc đầu từ chối rồi lại nhìn làn khói thuốc đang tản ra không khí bay tứ tán. Tôi lại giữ câu hỏi cho riêng mình, không làm phiền giây phút riêng của nó nữa.
Đôi khi, nỗi buồn, hãy như làn khói thuốc, tan vào hư không.!
CHAP 9: NHỮNG BÀI HỌC VỠ LÒNG!
Ánh đèn bảo vệ lia qua chỗ tôi và thằng Trung, cũng may hai thằng tôi đã đề phòng cảnh giác nên thụt đầu xuống. Nín thở chờ bảo vệ ca đêm khuất dạng sang khu khác, mới dám thở phào nhẹ nhõm.
Thằng Trung lại rung đùi ngồi gác chân châm thêm điếu thuốc nữa, nó rít một cách khoái trá.
– Mày có chuyện gì mà hút thuốc.!
– Ý mà là hồi trước…!
– Ừ…!
Thằng Trung mắt đau đáu nhìn lên bầu trời, có vẻ đó là nỗi niềm nó chôn cất rất lâu rồi, giờ nó đang kiếm tìm lại, đương đầu lại. Tôi lỡ lời vì không kìm được cái tính tò mò như lúc nãy, cũng cúi xuống đất vỗ nhẹ hai tay, cho qua câu trả lời. Thằng Trung thở nhẹ, làn khói mỏng trắng lại chiếm lấy khoảng không. Tôi khoát tay cho khói tản ra.
– Chuyện mà chẳng gia đình nào muốn có cả…!
Không biết có phải do tôi cảm tính, hay đó là ảo giác, hình như vai thằng Trung khẽ rung lên. Tôi chẳng biết làm gì ngoài vỗ vai thằng bạn cảm thông, dù hành động đó chẳng thể xoá mờ được thực tế.
Một hồi lâu, điếu thuốc vẫn còn nguyên trên tay, gợi lên một cột khói nhỏ. Điếu thuốc tàn dần, tàn dần trên tay thằng nghệ sĩ. Nó dụi xuống đất, rồi ngả người ra sau ghế.
– Còn mày thì sao?
– Tao hả, chẳng sao cả! – Tôi chẳn gmuốn phải đối diện quá nhiều chuyện buồn một lúc, vì mỗi khi như thế, nó buộc tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Cuộc sống có quá nhiều chọn lựa, đương đầu cũng tốt, trốn chạy nỗi đau cũng tốt.
Nó không gặng hỏi như thằng Tuấn, phong cách lãng tử nghệ sĩ của nó không cho phép nó như vậy. Nó thở dài lại ngước lên nhìn bầu trời xa xăm.
– Cũng không có gì, chỉ là không hợp!
– Giống tao hả?
– Giống cũng có, mà không cũng có! – Tôi cay đắng nhìn nó thừa nhận.
– …!
– Nói chung không đủ lớn để vượt qua, thế thôi!
Thằng Trung nhìn tôi cảm thông, nó rút điếu thuốc rồi đưa cho tôi. Lần này tôi ngậm điếu thuốc lên miệng, châm lửa, dù sao tôi cũng là kẻ nhập môn nên cứ thấy nó làm như thế nào thì làm theo. Chí ít lần này cũng không còn ho sặc sụa như lúc nãy nữa.
– Ba tao mà thấy cảnh này, chắc ông giết…tao mất! – Tôi há miệng thật nhanh, cố nuốt càng nhiều không khí càng tốt, mắt cay xè, chực trào ra.
– Mày nói thế là tao hại mày à?
– Vớ vẩn, tao hút là việc của tao,mày ép được tao à!
Thằng bạn mỉm cười, rồi nó lấy điếu thuốc của tôi mồi lửa, hai thằng thi nhau nhả khói, đến khi mệt và chán vì hết chủ đề thì mới kéo nhau vào phòng. Lúc đó thì trời cũng đã hừng đông.
– Mày đâu rồi, có biết là mười lăm phút nữa là vào trận không? – Tiếng thằng đội trưởng rít lên trong điện thoại, không khác gì tiếng mấy chiếc răng cưa đang cà vào nhau, nghe đến nỗi da gà.
Có lẽ đi muộn đang trở thành thương hiệu độc quyền của tôi. Xác balo, mặc vội cái áo, tôi vớ đôi giày ở góc phòng trên kệ để. Thằng Trung tối hôm qua buồn rầu đến là vậy, chí ít không phải là cái mặt nạ giả tạo mà nó đeo, thì lúc này ngủ say trông thật bình yên.
“Mày báo hại tao rồi! ”.
Tôi chạy như bay, con đường bình thường nó quen thuộc nay trải dài một cách lạ lùng. Lên đến sân thì trận đấu đã bắt đầu được ít lâu.
Vội vã ngồi ngoài thay đồ thi đấy, xiết chặt giây giày, tôi đứng khởi động. Tất cả hành động trên đều không lọt qua được đôi mắt của Bông Xù, cô nàng lại định hỏi thăm, nhưng bị cái vẻ mặt lạnh như băng của tôi cản lại. Cứ đứng đó nhìn, chỉ nhìn mà thôi.
Phải đứng ở ngoài đến hết hiệp một, tôi mới được vào sân coi như là hình phạt. Thế trận đang cân bằng khi hai đội đều có một bàn thắng riêng làm vốn. Chỉ cần qua ải này thôi, trận chung kết toàn khoa mà đội tôi chờ đợi cũng phải tới.
Bất kì một cuộc chơi nào cũng có thắng và thua. Người thắng thì hân hoan trong niềm vui sướng tột độ, người thua thì cảm giác trống rỗng, buồn vô tận.
– “Hoét”! – Tiếng còi trọng tài vang lên, tỉ số 2- 1. Đội A lớp tôi dừng chân ở bán kết.
Tôi ngồi phịch xuống sân, cảm giác như mình mất đi sự phân biệt màu sắc. Tất cả không còn rực rỡ như trước nữa, tối, sẫm,xám xịt. Gió thốc qua cuốn bụi bay thẳng vào người, tôi cũng không né tránh.Cũng chẳng biết có phải do cơn gió lúc nãy không mà khoé mắt tôi cay cay. Nước mắt chực trào ra.
Tôi cố đẩy ngược nó vào trong, đứng dậy vực mấy thằng bạn đang khóc tỉ tê. Thằng đội trưởng bình thường cứng rắn là thế, giờ nó cũng không dám đối diện với ai, dựa cột gôn nhìn đội bạn ăn mừng mà không phải nó.
Mắt tôi đỏ hoe, đi lại tháo giày, cởi áo đá banh là lầm lũi đi về, không ai ngăn cản, không ai hỏi han. Tôi đã hiểu cái tinh thần của anh trai tôi ngày xưa, khi bị chính lớp tôi đánh bại. Những sự tin tưởng, những cái động viên an ủi chỉ thông qua những hành động rất bình thường: xốc đứng dậy, vỗ vai, bắt tay. Tôi đã hiểu rõ hơn về tinh thần đồng đội, hiểu rõ hơn về sự tin tưởng lẫn nhau trong cuộc chơi. Rất tiếc là trước đây, tôi quá háo thắng, quá hi vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến vì có phần tự tin thái quá về năng lực, để đến khi thất bại, tôi không nhận ra những điều kì diệu ấy, tôi đổ lỗi hoặc cố kiếm một lí do để trốn tránh thất bại. Tôi mỉm cười thật nhẹ, một trận thua được chấp nhận nhẹ nhàng, ngước lên nhìn bầu trời buổi trưa. Vươn vai một hơi dài, có lẽ ngay cả bản thân tôi, cũng cảm thấy mình lớn thêm được chút nữa.
– Tín…!
– …! – Thương chạy hối hả theo tôi, tóc búi cao có những gọn vuột ra, thả xuống, trông cô nàng cũng xù không kém gì Bông Xù cả.
Tôi nhún vai, chứng minh mình vẫn bình thường trước mặt cô bạn phòng đối diện, rồi quay đi. Thương đi sau tôi vài bước chân.Chẳng hiểu có phải sau tối qua, cái cảm giác đáng ghét ấy có phần giảm bớt, với lại cô nàng cũng chỉ muốn đến động viên tôi thôi, chí ít cũng phải tỏ ra mình là kẻ biết điều.
– Chuyện với Trung…! – Tôi bỗng nhiên lại đi lo chuyện người khác.
– Ừ.! – Thương thừa nhận.
– Ừ! – Tôi không nói gì nữa, vẫn bước đi trước, nhưng cố tình bước thật chậm để Thương đuổi kịp.
– Có cảm thấy Thương ác quá không.?
– Hơi hơi! – Tôi lại nhún vai thừa nhận.
– Nhưng mà…! – Thương lại ấp úng,rồi quyết định thôi.
– Không phải như thế là hơi quá với thằng Trung hay sao? – Tôi dừng lại, nhìn thẳng vào đôi mắt trong veo của cô nàng.
– Thế Tín làm gì với một người mình không có tình cảm?
– Ơ…Ơ…! – Tôi đứng họng, chẳng thể nói thêm được chút gì nữa.
– Chẳng phải lúc trước, Thương cũng chỉ nói là làm bạn với Trung thôi sao! – Thương thản nhiên đi tiếp, vượt qua tôi.
Tôi đứng đút tay vào túi quần, nhìn sau cái dáng người nhỏ bé ấy mà phì cười. Lại thêm một bài học cho bản thân chính mình, khi tôi luôn theo đuổi cái phương châm:
“Bóp nát tình cảm của kẻ mà mình không thích ngay từ trứng nước! ”.
Tôi đã làm theo như thế, không những đúng mà còn là rất tốt. Và trong lòng, tôi vẫn tự phong cho mình là kẻ xấu hiện tại, tốt cho tương lại. Thế nhưng tôi không có tính đồng cảm với những người giống như tôi, những kẻ làm theo cái phương châm ấy. Thương cũng không sai, có sai gì khi xử sự như thế với người mình không thích.
“Tình yêu hoá ra chẳng có ai sai hay đúng, mà chỉ là hợp hay không! ”.
Vậy thì tôi và Yên thế nào nhỉ, chắc là ngoại lệ. Nó quá sâu sắc để có thể phán xét, hoặc có thể Yên đối với tôi quá sâu đậm nên khiến tôi không thể nghĩ đến Yên và tôi không hợp. Rắc rối, đúng là rắc rối.
– Đi với Thương! – Cô nàng rẽ vào con đường dẫn lên kí túc trên, tôi ngu ngơ đi theo. Có lẽ hôm nay tôi thấy cảm kích trước kẻ dạy tôi bài học về sự đồng cảm.
Con đường kí túc xá buổi trưa yên tĩnh, mặt đường in hằng những tán cây mát rượi. Vài tia nắng cố gắng xuyên qua tạo thành những vệt sáng trong khoảng râm. Thương đi trước, tôi đi sau, chẳng có ý kiến là sẽ đi đâu cả.
– Cô ơi, cho con hai ly nhé! – Thương vẫy tay chị chủ quán, có lẽ là khách hàng thân thiện chứ chẳng phải đùa. Gọi xong, cô nàng quay lại nhìn tôi ra ý mời ngồi, không cần phải khách sáo.
Tôi thả balo sang một bên ngồi xuống, đưa tay vuốt dòng mồ hôi đang chảy dài bên má.
Kịch bản cũ lặp lại, Thương ăn kem đúng thật là khiến tôi kinh hãi. Cô nàng ăn hết những ba ly, còn tôi thì chậm rãi mới chạm đến ly thứ hai. Vẻ mặt cô nàng sung sướng, thoải mái lạ kỳ. Đúng là con gái, có ăn kem thôi cũng mừng đến vậy.
– Nè! – Thương đưa cuốn vở cho tôi!
– Gì đây, cái này đâu phải của Tín đâu!
– Chép bài đi, ăn rồi toàn ngủ không, lỡ hổng kiến thức thì sao!
– Có sao đâu, dù sao cũng nghe giảng mà!
Lời bào chữa của tôi không thuyết phục được Thương, cô nàng nhất quyết bắt tôi phải nhận cuốn vở để về xem lại bài giảng. Đã thế, còn dặn dò thêm:
– Đầu tháng Một là thi rồi!
– Lo gì còn một năm nữa mà! – Tôi tộng muỗng kem vào miệng mà ngậm, ú ớ trả lời.
– Còn một tháng hơn nữa thôi!
Tôi để ý trong cái chồng sách vở cô nàng lôi ra, phải có đến hàng tá cuốn sách ăn văn chứ chẳng chơi. Đa phần là Anh Văn giao tiếp, môn học mà theo nhiều người càng giỏi thì càng tốt cho tương lai sau này. Còn với đám thiểu số như tôi, nó chẳng khác gì một con quái vật khó xơi.
– Nhiều sách vậy chắc là giỏi lắm nhỉ? – Tôi lấy muỗng kem chỉ mấy cuốn sách của Thương.
– Cũng chẳng thích thú gì, giá như mình không biết tí gì về nó thì tốt! – Thương thở dài.
– Nhiều người muốn điều ngược lại đấy! – Tôi lại ngậm muỗng kem thưởng thức.
Thương nhìn đống sách Anh Văn trước mặt, mà tôi cảm thấy cô nàng có chút ác ý. Hình như cô nàng cũng như tôi, ghét nó vì nó khó xơi, nhưng có lẽ trình độ thì không giống được.
– Tín có bao giờ nghĩ mình ra nước ngoài chưa?
– Chưa…cũng chẳng muốn! – Tôi nhún vai.
– Sao thế?
– Ở Việt Nam tốt hơn!
– Nhiều người bảo ra nước ngoài có điều kiện học và làm việc tốt hơn mà!
– Đó là với họ! – Tôi cộc lốc trả lời.
Có thể ra nước ngoài, một môi trường học tập và làm việc tốt hơn như Thương nói, nhưng ở Việt Nam còn gia đình, còn bạn bè…còn những người để còn nói chuyện. Đến nghĩ tôi còn chưa nghĩ đến thì huống hồ gì nói đến thích.
– Ừ! – Thương gật đầu.
– Định học lấy học bổng à? – Trước giờ trường tôi có chương trình liên kết, nên thường những sinh viên ưu tú sẽ được trao học bổng, và được cho ra nước ngoài học tập. Tôi nghĩ đó là mục tiêu của Thương.
– Tín không muốn lấy học bổng à?
– Học bổng thì chả ai không muốn lấy, chỉ có điều không đủ điều kiện! – Tôi phà hơi lạnh, sảng khoái vì giải quyết xong li kem thứ hai.
– Điều kiện…? – Thương ngạc nhiên.
Buộc lòng tôi phải hắng giọng giải thích choThương hiểu, muốn đạt được một cái gì, thì cũng phải trả giá. Học bổng cũng như thế, với tôi, muốn đạt được nó tôi phải toàn lực học tập, toàn lực lo bài vở,hi sinh thời gian giải lao vui chơi. Mà chắc gì sự hi sinh ấy đã đạt được kết quả.
– Thế á?
– Chứ sao nữa, tuỳ người chứ!
– Không có chí phấn đấu!
– Tuỳ người chứ, mỗi người một phong cách sống mà.
Thương nhìn tôi cười, buông ra một câu chua chát:
– Ừ, cũng phải, mỗi người mỗi chọn lựa mà, cũng như mỗi người một số mạng vậy.
Tôi nhún vai, cho nó là đúng.
Hai đứa tôi về kí túc xá dưới sau khi giành trả tiền kịch liệt. Cô nàng thì nhất thiết muốn an ủi tôi, còn tôi thì phải cảm ơn về bài học lúc nãy, cộng thêm tính ga- lăng nên không chịu. Cuối cùng, chị chủ quán phải phân xử bằng cách đứa nào trả tiền đứa đấy.
– Ương không chịu được!
– Cậu lì cũng kém ai! – Thương đi trước về phòng, mái tóc búi cao càng tăng thêm tính khí con nít của cô nàng.
Cứ như thế, chuyện Thương với Trung cũng dần dần được tôi chấp nhận, coi như đó là một chuyện bình thường. Thằng nghệ sĩ cólẽ nó còn thông suốt nhanh hơn cả tôi, chấp nhận từ trước. Có điều buồn thì nóvẫn buồn thôi. Tôi và thằng Tuấn lôi nó đi lên kí túc xá trên uống nước nóichuyện giải sầu.
Cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Bởi thế, chúng ta có nhiều cách để nhìn nhận một sự việc xảy ra. Việc Thương và Trung không thành có lẽ là điều đáng tiếc, nhưng thằng Trung cũng có vẻ thân thiết hơn với tôi và thằng Tuấn, đặc biệt là tôi. Nếu nhìn vào mặt có lợi, thì điều đó là vô cùng tốt.
Buổi sáng đầu tuần, cũng chẳng có gì là mới đối với cả. Cuộc sống trên giảng đường được rập khuôn theo một mô típ có sẵn. Ban đầu là hùng hổ quyết tâm nghe giảng, sau đó là giai đoạn gồng mình và chịu trận. Và khi gần về cuối tiết, tôi thường nằm gục lên bàn lúc nào không hay.
Có lẽ lên quãng đời sinh viên, giấc ngủ luôn là điều thiếu thốn nhiều nhất cho dù bất cứ lí do gì.
– Nè Tín…? – Thằng Phong vỗ vai tôi.
Tôi quệt ngang mắt, vươn vai vặn mình sảng khoái:
– Gì á?
– Có đi không?
– Đi đâu?
– Cắm trại Khoa!
– Ờ…chưa biết nữa! – Tôi lấy tay che miệng, ngáp ngắn ngáp dài.
Bông Xù lần này không còn sợ cái vẻ mặt của tôi nữa, nhất quyết nhõng nhẽo:
– Đi đi, vui lắm mà, dưới Vũng Tàu đấy!
Cái kiểu muốn xưng tôi bằng Anh thì bị tôi từchối, mà xưng bằng tên thì cô nàng không thích, thành ra cô nàng để trống không, chẳng biết đang nhõng nhẽo ai nữa.
– Chưa biết, suy nghĩ sau…! – Tôi ngáp dài thu dọn đồ đạc tống vào balo.
Mới ra đến cầu thang, Bông Xù đã chạy theo:
– Tín, đi đi!
– Không…lần này là không đi! – Tôi không cho Bông Xù một cơ hội nào cả.
– Ơ…có cả lớp mà! – Bông Xù đem sốl ượng lớp ra uy hiếp tôi.
Nhưng có lẽ cô nàng nhầm, bởi vì trước giờ tôi luôn đơn độc một cách có chủ ý, bởi thế, số đông ấy chả có ý nghĩa gì cả. Tôi chẳng thèm trả lời, đi thẳng xuống cầu thang. Cảm thấy có chút gì đó không phải, nhưng là cần thiết.
Tôi đưa chiếc điện thoại lên, định nhắn một tin cho Yên. Nhưng cũng như bao lần trước, chẳng có tin nhắn nào được gửi. Chí ít tôi cũng có một cơ sở, hoặc một chút gì đó mong manh để bám vào, để cảm thấy mình bớt lỗi lầm vì từ chối những người con gái khác. Chỉ cần như thế thôi, cho dù nó là vô hình, cho dù Yên chẳng bao giờ biết.
Trời mưa không báo trước, xối xả giáng xuống ầm ĩ làm cho con người ta không kịp trở tay. Chui ngược về dãy nhà của trường, vuốt mấy hạt mưa nghịch ngợm còn dính trên áo xuống. Tôi lơ đãng nhìn cơn mưa.
Tôi đưa tay ra hứng mưa, mặc cho quần áo bắt đầu dính vào nhau vì bị ướt. Tay tôi chụm lại hứng nước, ở góc dãy hành lang. Chẳng phải Yên cũng rất thích mưa sao?
Giờ mưa ở đây? Còn người nơi nao! .
Tôi cứ như đứa con nít ngô nghê, hứng những giọt mưa một cách vô thức. Giá như những giọt mưa là những thứ có thể gột rửa được kí ức, thì tôi sẵn sàng hứng tất cả. Nắm gọn chúng trong lòng bàn tay, cảm nhận được những nỗi nhớ nhung theo những giọt mưa trôi khỏi tâm hồn. Nhưng ước mơ chỉ là ước mơ.
Cơn mưa đi cũng như cách nó đi, một cách bất chợt, không báo trước. Cơn mưa mang theo chút hình bóng của Yên ra đi phương trời khác. Tôi khẽ cười mình ngốc nghếch, và bước xuống con đường ướt.
“Chuyện tình cảm, không hợp hãy như mây để gió cuốn đi”.
Bất chợt điện thoại tôi reo lên, số máy thằng Phong hiện lên:
– Gì á Phong?
– Ghi cho Tín đi hội trại rồi nhé! – Nó thản nhiên.
– Gì…tôi không đi mà!
– Đi đi, có chuyện cần nói đấy!
– Chuyện gì, không nói được ở đây lúc này à?
– Để đến hội trại rồi nói! – Nó nhất quyết mặc cả.
Tôi mường tượng đến cái cảnh Bông Xù đang nì nèo nhờ thằng Phong thuyết phục tôi đi cho bằng được. Nhiều khi muốn nói rõ tình cảm, thì cũng cần dịp nào đó đặc biệt, và trong một khung cảnh. Cắm trại khoa ở bãi biển dưới Vũng Tàu là một cơ hội tốt. Tuy có thể tôi suy diễn, nhưng không phải không có khả năng đó xảy ra.
– Vậy thôi, cứ đăng kí đi…!
– Vậy là đi hả? – Nó mừng húm trong điện thoại.
– Không, đâu phải tôi muốn đi, ông đăng kí, tôi cứ ở nhà!
Tôi đang định cúp máy, thì thằng Phong đã hoảng hốt nói bên kia đầu dây:
– Thôi được, mai lên lớp tôi với ông nói chuyện!
– Ừ! – Lần này tôi cúp máy không chờ đối phương kì kèo.
Chí ít, cái bản chất lì lợm của thằng Tín ngày nào, thằng Tín thời còn mặc áo trắng trên ghế nhà trường vẫn còn sót lại.
Gió khẽ lay qua hàng cây trên con đường rời khỏi trường. Vài hạt mưa tinh nghịch vẫn còn nép mình trên lá rũ xuống, tạo thành một cơn mưa nhỏ. Mấy đứa con gái khép vào nhau, giơ tay che ngang tầm mắt. Tôi chỉ khẽ cười, và lại đút tay vào túi áo khoác, lầm lũi bước tới, thưởng thức những cú va đập mát rượi vào người.
Lần cuối, tôi cảm thấy bóng hình Yên mờ mờ,không rõ mặt, mái tóc bay phất phơ trong gió, giơ tay vẫy tôi tạm biệt. Tôi lại mỉm cười thật khẽ, mỉm cười chấp nhận. Hít một hơi thật dài.
“Có lẽ đã đến lúc mình quên đi người không hợp”.
– Này…! – Thương chạy ngay sau tôi.
Cô nàng lại mặc mỗi cái sơ mi mỏng manh, chẳng hiểu thế nào nữa. Con gái gì mà đểnh đoảng, đã mùa mưa rồi đi học chẳng bao giờ chịu mang theo ô dù hoặc áo khoác gì cả. Lại còn ôm hai cánh tay mà xuýt xoa nữa.
– Này…sao không…? – Cô nàng hổn hển.
– Đi cắm trại đúng không? – Tôi nói giúp cô nàng, cô bạn gật đầu.
Tôi cởi cái áo khoác, ném vào vòng tay cô nàng, không quên cảnh báo:
– Cái áo khoác thứ hai nhé, cái cuối cùng đấy, con gái gì mà không chu đáo gì cả!
Thương nghệt mặt nhìn tôi, cũng chẳng phản ứng, khoác cái áo quá khổ với cô nàng vào người, chẳng có gì gọi là ngại ngùng cả, cứ như đó là một điều tất nhiên vậy.
– Này, tính không đi thật à?
– Không, có gì vui cơ chứ!
– Bạn bè cùng lớp mà không vui à?
Tôi im lặng tránh câu hỏi, vì thực chất lí do tôi không muốn đi cắm trại chung là vì tôi muốn yên tĩnh, muốn tránh mặt Bôn gXù, muốn tránh mặt phải đối diện với những thứ tình cảm rắc rối. Đơn giản chỉ có thế.
– Này đi ăn kem đi!
– Điên, đang lạnh…!
– Đang lạnh ăn kem mới ngon.! – Thương nhất mực kéo tay tôi đi.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy ngại ngùng giữa đám đông, mặc cho chẳng có ai chú ý tới hai chúng tôi cả, vì cái chuyện này trong mắt họ quá chi là bình thường. Tôi cũng không đủ tàn bạo để gạt cánh tay nhỏ nhắn ấy ra. Cứ thế Thương kéo tôi đi, tôi cũng chẳng có chút hành động nào phản đối.
Cứ như Thương và tôi đã trở thành đôi bạn thân từ lúc nào rồi vậy! Con gái, đúng là khó hiểu, giờ còn biến tôi thành một thằng mà ngay cả bản thân cũng chẳng thể hiểu nổi.
CHAP 10: ANH – EM!
Ngày hôm sau, xong tiết học, cả lớp lục đục kéo nhau đi tìm nơi nghỉ ngơi và ăn trưa để chiến đấu cho môn học chiều, tôi và thằng Phong đã có cuộc nói chuyện dài lê thê.
– Này, ghi tên Tín vào đợt cắm trại Khoa nhé!
– Được thôi, dễ mà, đi tìm Vi đi! – Thằng Phong vỗ nhẹ vào cánh tay tôi.
Gật đầu chào thằng bạn, tôi với tay lấy cái balo, chạy thật nhanh ra khỏi lớp. Tôi dáo dác đưa mắt tìm Bông Xù khắp nơi, tôi cố định trong đầu những nơi Bông Xù thường hay có mặt trong ngôi trường này. Trong lúc chạy, cái tấm ảnh chàng trai có nụ cười cực dễ thương và tinh nghịch cứ xoáy tròn trong đầu tôi. Tôi cứ chạy giữa trưa nắng, mặc cho mồ hôi nhễ nhại, coi như đó là hình phạt dành cho kẻ không chịu hiểu rõ đầu đuôi. Câu chuyện của thằng Phong với tôi, là câu chuyện đề cập tới một người không có liên quan đến tôi trước đây.
– Ảnhai vậy? – Tôi hỏi thằng Phong.
Nó không đáp, mà cho tôi xem những tấm ảnh khác. Ảnh của một người con trai với ánh mắt tinh nghịch và nụ cười cực dễ thương. Người con trai ấy toát lên vẻ tự tin nhưng lại cho người khác cảm giác dễ gần, ấm áp.
Thằng Phong dừng lại trước cái ảnh ba người. Trong đó tôi có thể dễ dàng nhận ra nó với Bông Xù, trong đồng phục trường cấp ba. Người con trai lúc nãy đứng giữa, choàng hai tay ôm vai hai đứa bạn tôi.
Tôi tò mò định hỏi thằng Phong xem đấy là ai,nhưng tôi bất chợt thấy vai nó khẽ rung lên. Thằng bạn dường như không đủ can đảm để nhìn những bức ảnh ấy. Ngay cả cái thư mục chứa những tấm ảnh này, nó cũng được chứa bên trong nhiều thư mục khác. Cứ như một nỗi niềm, mà muốn tìm lại nó, ta phải vượt qua bao nhiêu rào cản vậy.
Thằng Phong cuối cùng cũng quay mặt lại đối diện với tôi, khoé mắt nó hơi đỏ. Và tôi cảm thấy chàng trai ấy là người đã mang lại niềm đau thương cho hai đứa bạn cùng lớp tôi.
– Đây là anh trai của Vi! – Thằng Phong thở dài.
Tôi gật đầu chờ nó kể tiếp, nên giữa hai thằng con trai xuất hiện một khoảng lặng.
– Anh trai của Vi, mình cũng coi như anh trai mình. Nên từ nhỏ đã chơi thân với nhau.
– Vậy bây giờ, anh ấy đâu? – Tôi hỏi đúng trọng tâm vấn đề, thằng Phong ngồi thẫn thờ, giọng nó như nén thương đau lại vậy.
– Mấ trồi, cách đây hơn một năm, mất vì bệnh.
Tôi sững người lại, tuy không thể cảm nhận nỗi đau thương hoàn toàn, nhưng cũng có cảm giác tiếc nuối. Hoá ra nụ cười tự tin ấy đã không còn trên thế gian, nụ cười ấy chỉ còn lại trong tâm trí những người thân. Tôi cũng tự mình im lặng, như tự mình gửi vào đó chút tiếc nuối.
– Hồi trước, Vi rất là quý anh trai mình…!
– Ừ! – Tôi chỉ biết thốt ra một từ cảm thán, rồi lại chìm vào im lặng.
Tôi nhìn vào ảnh, rõ ràng Bông Xù lúc ấy mang khuôn mặt rất khó chịu khi nhìn anh trai mình rạng rỡ cười. Một kiểu yêu thương thầm kín dành cho người anh trai với cái vẻ bên ngoài cứng đầu của một người em.
– Vi cũng không hay cười như bây giờ! – Thằng Phong dường như đọc được ánh mắt tôi đang nhìn nhận gì.
– Ừ,vậy hả?
– Sau khi anh trai mất, Vi luôn cố gắng mỉm cười, để anh trai được yên lòng…!
Vẫn cái giọng đượm buồn, vẫn cái ngữ điệu chậm rãi, thằng Phong đưa tôi vào cái thế giới tình cảm tràn đầy yêu thương của hai anh em nhà Bông Xù, rồi bất chợt khoảng trống xuất hiện khi người anh ra đi. Cô em gái phải cứng rắn, phải vui vẻ sống với nỗi đau trong tim. Hoá ra cái ngày mà lớp chúng tôi đá lượt trận thứ hai vòng bảng, Bông Xù không có mặt là do đó là ngày giỗ của anh trai nàng.
– Vậy Phong luôn để Bông Xù bắt nạt…à không, mà là…? – Tự nhiên bao nhiêu từ ngữ của tôi mất đi sạch vì bối rối.
– Ừ, coi như một cách cho Vi giải toả, vì Phong với Vi lớn lên từ nhỏ với nhau.
– Vậy, chuyện Vi xưng với Tín là…!
Tôi vẫn tiếp tục chạy giữa trời nắng, cố gắng kiếm cho ra Bông Xù mới chịu thôi. Dù chỉ cần một tiếng đồng hồ nữa, tôi v àBông Xù lại chạm mặt nhau ở trên giảng đường. Nhưng tôi muốn sửa sai, muốn chuộc lại những gì gây ra cho cô bạn. Một phút một giây nữa cũng đều là chậm trễ. Câu chuyện với Phong vẫn tua đi tua lại trong đầu của tôi.
– Bông Xù là tên của anh trai Vi gọi!
Ban đầu, vì không muốn cho ai gọi tên này, nên cô nàng thường tỏ thái độ ra mặt, tuy không quá đáng. Tôi là kẻ gọi trước mặt đầu tiên và nhiều nhất, cũng như anh trai Bông Xù gọi cô nàng, mặc cho cô bạn dẫm chân phản đối vậy.
– Vi cảm thấy Tín rất giống anh trai mình!
Giống ư? Tôi cũng không biết. Chỉ có điều tôi chắc chắn Bông Xù muốn tôi trở thành một điểm dựa, một người có thể chia sẻ vui buồn, một người có thể làm cô nàng hậm hực ngoài mặt.
“Hoá ra mọi chuyện là thế! ”.
Anh- em không phải là chuyện tình cảm trai gái, không phải là cách xưng hô của một người con gái dành cho người mình yêu. Bông Xù không nói rõ ư? Không phải, là do tôi quá nhẫn tâm đến lạnh lùng.
– Tín có phong cách rất giống với anh Hùng, thật đấy! – Thằng Phong cũng phải nhìn tôi và thừa nhận.
Tôi thần người ra, giờ đến thằng Phong vỗ vai tôi an ủi, an ủi một thằng chưa hiểu hết nguyên nhân đã vội hành động một cách mù quáng.
Tôi chỉ biết rằng, mình sẽ đi hội trại, và ngay lập tức phải đi kiếm Bông Xù.
Buổi trưa, có một thằng đang đi kiếm người em gái, mặc cho mọi người chọn những hành lang dọc các dãy học để tránh nắng.
Buổi trưa, một thằng con trai đang đi xoa dịu nỗi đau do mình gây ra, dù muộn còn hơn không.
Tôi phóng vội xuống căn- tin, nơi duy nhất tôi chưa tìm kiếm. Tôi cố gắng nhìn kĩ từng cái bàn một, trong đám đông đang vội vã thưởng thức buổi trưa, chẳng có cách nào tìm ra Bông Xù cả.
Tôi lấy điện thoại, gọi cho Thương, người duy nhất là mối dây liên kết với lớp tôi. Có thể cô nàng biết Bông Xù đang ở đâu.
– Thương hả.?
– Gì mà hớt hải vậy?
– ThấyBông Xù ở đâu không?
Thoáng một chút im lặng lẫn ngập ngùng, câu trả lời tôi nhận được là không.
Dựa vào gốc cây, tôi thở hổn hển. Thế này chưa xứng đáng với những gì tôi đã gây ra. Chỉ mong sao, tôi sớm được nhìn hình bóng của Bông Xù càng nhanh càng tốt.
Tin nhắn tới, tôi vội vàng mở máy, một linh cảm về Bông Xù.
“Vi đang ăn kem với Thương ở cái quán khúc cua”.
Tôi lại tức tốc chạy, chạy thật nhanh, mặc dù mồ hôi đã ướt đẫm cả lưng, mọi người nhìn tôi như kẻ điên giữa trời nắng, tôi mặc kệ tất cả. Ra khỏi cổng trường, nhằm hướng về kí túc xá.
Tôi lao vào quán, hai cô bạn ngồi ở trong góc.
Bông Xù nhìn thấy tôi, quay mặt né tránh, đưa mắt nhìn Thương trách cứ. Vậy là nãy Thương nói dối tôi là do Bông Xù ép buộc.
– Ngồi xuống đi Tín! – Thương biết có chuyện nên giúp đỡ.
Tôi ngồi xuống cái ghế, ném cái balo sang một bên, mở cúc áo cho bớt nóng. Cái áo sơ mi ướt đẫm mồ hôi, cầm vạt áo tôi quạt nó cho nhanh khô.
– Làm gì mà mồ hôi nhễ nhại vậy? – Chỉ có Thương là bắt chuyện với tôi.
– Ờ, không…chẳng qua là…!
– Ăn kem đi!
– Thôi, hôm qua mới ăn xong mà!
Bông Xù chẳng có vẻ gì là quan tâm tới tôi vàThương, cứ như là kẻ ngoài cuộc, một người khách lạ vì quán quá đông nên phải ngồi ké bàn của tôi vậy.
– Đi ăn cơm đi!
Thương gật đầu đồng ý, còn Bông Xù chẳng hề có phản ứng. Thương đứng dậy mang theo balo, Bông Xù còn chả thèm đả động, vẫn cứ ngồi im.
– Đi ăn thôi Vi!
– Vi không ăn, tí Phong ra rồi Vi đi!
– Phong đợi trước rồi!
…! – Cô nàng ương bướng không thèm trả lời tôi.
Tâm lý con nít hờn dỗi đây mà! .
– Phong chờ tụi mình rồi đó! – Thương thúc cô bạn.
Vi vẫn ngồi im, lắc đầu một hai không chịu ăn trưa. Thương hết cách lắc đầu nhìn tôi.
Tôi nháy mắt với Thương, Thương hiểu ý đi ra trước, chờ dưới bóng cây.
– Không ăn sẽ đói!
– Kệ…!
– Sẽ xấu đi đấy!
– Kệ…!
– Đi ăn trưa nào! – Tôi xách balo Bông Xù lên, cô nàng vẫn cứ lặng im.
Tính tiền cho hai cô bạn, tôi quay sang Bông Xù:
– Ngoan đi, em gái thì nên nghe lời!
Tôi nói rồi đi ra khỏi quán. Thương nhìn tôi ngạc nhiên, Bông Xù lững thững đi đằng sau. Tôi cố tình đi thật chậm, Thương cũng hiểu ý chờ Bông Xù.
– Này, cô em gái, sao lề mề quá vậy!
– Ơ…!
– Ơ cái gì mà ơ, tôi đói rồi đây!
Bông Xù cứ thế ngại ngùng mà đi bên cạnh tôi, nhưng chí ít cái vẻ cứng đầu thì không có nữa.
Về lại căn tin, Phong đã chọn sẵn bàn cho chúng tôi. Tôi nhận nhiệm vụ đi gọi cơm cho mọi người.
– Cô em gái, ăn gì?
– Cơm sườn…!
Tôi đến quầy gọi món, với tay lấy thêm cái hộp sữa dâu, về đặt trước mặt Bông Xù.
– Nè, uống đi, coi như quà chuộc lỗi!
– …! – Bông Xù không phản ứng.
Tôi cắm ống hút, đưa lên miệng, hút một cách sảng khoái. Mặc cho cả ba đứa bạn nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên.
– Không phải mua cho Vi à?
– Cho ai cơ? – Tôi ghé sát tai lại, cố làm ra vẻ chưa nghe thấy.
– Cho em…! – Bông Xù bẽn lẽn.
Không khí bắt đầu vui vẻ, ít nhất mọi người cũng vứt cái mặt căng cứng của mình ra, và thân thiện với nhau. Bông Xù một mực bắt tôi mua lại hộp sữa dâu, Thương với Phong cũng bắt tôi mua nước uống một cách nhẫn tâm.
“Coi như mừng vì mình có em gái”.
Thả bốn bịch sữa xuống bàn, tôi thở dài:
– Có em gái cũng tốn kém thật!
– Ơ, sao lại bốn hộp!
– Thì bốn người bốn hộp! – Tôi thản nhiên.
– Chẳng phải anh uống rồi sao!
– Giờ uống nữa!
Ba đứa bạn chẳng hẹn mà nhìn tôi như một thằng có năng lực phi phàm. Lúc trước thì trong mắt mấy đứa bạn, tôi là con sâu ngủ, thì lúc này có lẽ phải gán thêm biệt danh heo ăn nữa.
Buổi cơm trưa, Bông Xù thản nhiên lấy của tôi một miếng thịt gà ăn và khoá chí. Tôi cũng dễ dàng cho qua một cách vui vẻ. Thằng Phong nhìn tôi ánh mắt như muốn nói cảm ơn, nhưng tôi hơi lắc đầu.
Bởi không những Bông Xù là em gái trên mặt tinh thần của tôi, mà thực chất là người làm hồi sinh tôi trở lại. Tôi có thể cười nói nhiều hơn, có thể thoải mái hơn. Không còn cái vẻ mặt lầm lì nữa, chí ít ngay lúc này đây, tôi có thể cười một cách rất tươi.
Đó là sức mạnh của tình bạn!
– Này, thông báo tin mừng, là Tín đi cắm trại đấy nhé! – Thằng Phong nói nhỏ với Bông Xù mà cố tình la làng chọc quê tôi.
– Xí, vậy mà có người nhất mực không đi cơ mà!
– Vậy tôi không đi cho có người mừng ha? – Tôi nhếch miệng cười khiêu khích cô em gái.
– Anh không đi, em cạo đầu anh!
Tôi đành quay sang Thương, nhún vai. Thế là ở quãng đời sinh viên, tôi có một người em gái. Người em gái rất vui vẻ, dễ mến, nhưng thực chất mang một trái tim yếu ớt dễ bị tổn thương. Tôi không nghĩ mình đang làm người tốt, tôi cũng không nghĩ thằng Phong cố tình chịu đựng tính khí trẻ con của Bông Xù. Đơn giản, Bông Xù biến hai thằng tôi thành những người như vậy. Luôn luôn sẵn sàng và tự nguyện vì cô bạn.
– Nè, bữa đó em mang bánh cho anh nhé! – Bông Xù ôm cánh tay tôi đung đưa, đúng là trẻ con trong hình hài sinh viên mà.
– Mang nhiều lên đó, thấy nãy ăn chưa? – Tôi ưỡn ngực tự hào.
– Khiếp, hơn heo nữa!
– Uầy, heo còn phải chào thua nữa đó!
Bất chợt, trong lúc tôi quay sang, tôi thấy Thương nhìn tôi. Cô nàng khẽ cười và gật đầu. Tôi cũng ngu ngơ gật đầu theo, chẳng hiểu cái gật đầu ấy có ý nghĩa gì nữa. Chắc là do quán tính thôi, tôi nghĩ Thương hài lòng với cách ứng xử của tôi
Giữa sân trường nắng chói chang, bốn cô cậu sinh viên chính thức bắt đầu xây nên tình bạn. Không biết rằng, liệu sau này trên đường đời, bốn chúng tôi có dịp bước đi như vậy không nữa?
CHAP 11: NỖI NHỚ NGẦM!
Việc tôi có em gái, xét đúng ra thì chính ngay cả bản thân tôi cũng có nhiều điều lợi to lớn. Có em gái, đồng nghĩa với việc tôi cũng chẳng phải đau đầu tìm cách tránh mặt hoãn binh với Bông Xù, từ đó tôi có một người thân đặc biệt để có thể tâm sự trên giảng đường. Ngoài ra, tôi cũng trở nên cởi mở và hoà đồng hơn với bạn bè trong lớp. Chúng nó thân tôi có thể vì tôi không lầm lì như trước, cũng có thể là muốn dùng tôi làm bàn đạp để tấn công cô em gái kết nghĩa hay không thì tôi không rõ, chỉ có điều là tôi được quan tâm nhiều hơn.
– Ê, mượn cuốn sách xem cái này nha mày!
– Ừ! – Tôi gật đầu rồi lại gục mặt xuống bàn, mặc cho cái thằng bàn trên mượn sách tôi chả biết là thằng nào nữa.
– Ê mày, mày quê ở đâu thế?
– Tao tên Tùng, mày tên Tín hả?
Nói chung, tự nhiên tôi được mọi người bắt đầu chú ý tới.
Tuy nhiên, cái việc có em gái thì cũng mang đến muôn vạn phần rắc rối. Thứ nhất, tôi trở thành mục tiêu phải xử bắn ngầm của mấy thằng có ý định tăm tia Bông Xù. Vì cách xưng hô và thái độ của hai đứa tôi, thể nào chẳng có thằng nghĩ rằng tôi đã chinh phục được cô nàng. Cái rắc rối thứ hai đến từ chính Bông Xù.
– Này, anh dậy đi! – Bông Xù ngồi cạnh thúc tay tôi.
– Làm gì, chán òm!
– Anh phải dậy chứ, anh học đi để chỉ lại cho em! – Bông Xù nũng nịu.
– Thế cô làm gì mà không học?
– Em ngủ! – Bông xù tỉnh rụi nằm xuống bàn nhắm mắt, chẳng kịp để tôi đưa ra cái bản mặt thẫn thờ.
Thế là tôi phải căng mắt lên mà nhồi nhét chữ vào đầu, cứ hễ mà tôi nằm xuống bàn là Bông Xù lại bật dậy xách cổ tôi dậy. Cô em gái chẳng khác gì cái máy giám sát của tôi cả, nên tôi trở thành một kẻ nghiêm túc bất đắc dĩ.
Điện thoại tôi rung lên, thằng Vũ gọi. Không biết cái thằng quỷ đánh này lại tự nhiên liên lạc thế này cơ chứ. Tôi khom người, định nghe máy thì Bông Xù giật máy tôi nghe dùm.
– Alo? – Bông Xù nhoẻn miệng cười với tôi.
– …! – Bông Xù đăm chiêu nghe thằng Vũ nói bên đầu dây.
– Xin lỗi bạn, mình không phải là thằng chết dẫm, mình là người yêu thằng chết dẫm!
Tôi đành giật lại máy của mình trong tiếng cười sằng sặc của cô em gái, khoái chí vì chơi ông anh nó một vố đau điếng.
– Nghe mày…!
– Má mày nghe máy à?
– Má cái đầu mày, có chuyện gì…?
– Xuống chơi, có mấy đứa theo nữa…!
– Ờ, bao giờ xuống!
– Tí nữa…! – Nó nói rồi cúp máy,chắc sợ công an tóm cổ trong lúc nghe điện thoại đây mà, tôi nghe thấy tiếng còi xe ồn ào vang lên bên kia đầu dây, chắc nó đang đi đường.
– Ai gọi anh vậy?
– Em chơi xỏ anh à! – Tôi cốc vào cái trán ương bướng của Bông Xù.
– Hơ…hơ…đau!
Tôi rục rịch bỏ sách vở, không quên lấy lại cuốn tài liệu vừa cho thằng bàn trên mượn, tống vào balo, kéo áo khoác kín cổ, rồi bắt đầu rục rịch, canh ánh mắt giảng viên chuồn ra khỏi lớp. Đáng lẽ nếu là thời gian đầu năm, chẳng bao giờ tôi gặp khó khăn cả. Thế nhưng khi thời thế thay đổi, mọi chuyện rất khác. Bông Xù nắm cái balo của tôi kéo ngược lại:
– Anh đi đâu đó? – Cô nàng thầm thì.
– Về kí túc…! – Tôi khom người ngồi xuống, dù gì cũng là trốn tiết nên phải biết rõ thân phận một chút.
– Chờ em xíu…!
Bông Xù thu dọn đồ đạc vào balo, định bỏ tiết theo tôi. Đã thế cô nàng còn rủ thêm thằng Phong với Thương nữa.
– Đi không…?
– Không, quên hôm nay Phong phải về sớm à!
– À, nhớ rồi…! – Bông Xù tự cốc vào cái đầu hay quên.
Bông Xù trốn tiết cùng tôi thì còn hiểu, chứ Thương cũng đồng ý trốn theo thì mới là điều không thể hiểu nổi. Bình thường cô nàng rất là chăm chỉ cơ mà.
Con đường về kí túc xá, tôi im lặng nhìn hai cô bạn vui vẻ bắt chuyện với nhau.
– Sao anh không nói gì cả?
– Sao có nhã hứng bỏ tiết vậy? – Tôi đăm chiêu nhìn hai cô nàng.
– Em sợ anh bỏ tiết một mình buồn đó! – Bông Xù cầm tay tôi lắc lắc.
– Dù sao học tiết đó cũng chán mà, về sớm có khi thích hơn! – Thương không nhìn tôi, vẫn giữ ánh mắt thẳng đường, thản nhiên trả lời.
Sinh viên, đừng nên bỏ tiết một mình, nên rủ thêm bạn tâm tình cho vui là đây. Nhưng có điều, tôi đi gặp lũ bạn quỷ sứ, chẳng nhẽ lại bỏ rơi hai cô bạn này. Suy xét cuối cùng, tôi tặc lưỡi:
“Thôi kệ, họ không ngại thì thôi, việc gì phải lo”.
Đây cũng là lần đầu tiên, tôi làm trung gian cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh. Bạn đại học – bạn cấp ba, và trên tinh thần, tôi cũng đã chuẩn bị khi tấ tcả mọi thói hư tật xấu của tôi sẽ bị lũ bạn xóm nhà lá bán đứng và kể ra vanh vách.
Xuống cổng kí túc xá, ba chúng tôi chỉ kịp nói với nhau một vài câu chuyện phiếm thì bọn bạn cấp III đã xuất hiện. Tính ra cũng đông, Nguyệt với Vũ chung xe, Nhân đen và thằng Hoàng có vẻ thân thiết, Phong Mập và Linh Vẹo.
– Khoẻ không chó con! – Thằng Linh Vẹo ôm chầm lấy tôi, tranh thủ đánh vào lưng tôi thùm thụp.
– Khốn, bỏ tao ra!
Thằng Vũ đưa mắt nhìn tôi cười hềnh hệch, tôi đến bên cạnh nó, chìa tay, nó hí hửng chìa tay ra bắt lại. Tôi đảo vòng qua nắm tay Nguyệt:
– Hề hề càng ngày càng xinh ra! – Giọng cười của tôi không thiếu mùi khả ố, khiến Thằng Vũ xuýt nữa đã đá đít tôi nếu thằng Phong Mập không đòi tôi dẫn đi kiếm quán nước nào uống.
Tính ra tổng cộng chín người, tôi là người trung gian nên trở thành chủ xị. Tôi đưa tay giới thiệu từng người với hai cô bạn cùng lớp. Đến thằng Phong mập nó khoát tay nhất quyết không chịu, buộc tôi phải để tự nó thực hiện thủ tục.
– Mình tên Phong, tuy đẹp trai như này nhưng chưa có người yêu, nếu hai bạn muốn tìm hiểu thì cứ nói nhé!
Nguyệt lắc đầu thở dài vì quá quen với cái chiêu trò của thằng Mập, còn Thương với Bông Xù thì cứ tròn mắt mà ngạc nhiên.
– Má mày đâu? – Thằng Vũ hỏi tôi.
– Ở nhà…!
– Không, tao hỏi Má mày nãy nghe điện thoại ấy!
– Má cái đầu mày ấy!
Bông Xù nghe hai thầy trò tôi nói chuyện, mặt đỏ bừng bừng. Tất nhiên với con mắt lão luyện của thằng Vũ thì nó đã xác định cô gái nãy nói chuyện với nó qua điện thoại rồi.
– Người yêu à?
– Yêu cái đầu mày!
– Thế sao, tao nghe bạn này nói là…!
Bông Xù bướng bỉnh nào có chịu thua:
– Mình là em gái của anh Tín!
– Anh cơ đấy! – thằng Vũ bĩu môi.
Phải công nhận, mới có mấy tháng làm sinh viên, thằng Vũ đột nhiên mồm mép thấy sợ. Nó đâu còn là thằng đệ tử lầm lì củatôi ngày xưa nữa. Sau một hồi chọc ghẹo Bông Xù không ăn thua, nó đưa mắt nhìn Thương.
– Vậy bạn này là người yêu mày rồi! – Nó quay sang Nguyệt để xác định thông tin.
Cả tôi và Thương đột nhiên đỏ bừng cả mặt, hai đứa nhìn nhau cứng đờ. Điều đó càng làm cho chúng bạn thêm phần tin tưởng Thương là người yêu của tôi.
– Giấu mày? – Thằng Linh Vẹo đá chân, ánh mắt nó biết nói.
– Giấu cái đầu mày, đây là người yêu của…! – Tôi chợt khựng lại, vì chợt nhớ ra thằng Trung và Thương đã đứtgánh giữa đường rồi còn đâu.
– Không phải đâu, là bạn cùng lớp thôi mà, anh Tín ha! – Bông Xù xông vào giải cứu cho tôi kịp thời, lần đầu tiên tôi thấy sự hồn nhiên của Bông Xù không gay ra rắc rối.
Câu chuyện phiếm của chúng tôi thường là hỏi han về sức khoẻ, tình hình yêu đương như thường lệ. Nhưng sự xuất hiện của hai cô bạn không cho phép chúng tôi bất lịch sự, nên chủ đề bắt đầu xoáy về phía tôi.
– Kể ngày xưa anh Tín đi học thế nào đi! – Bông Xù đề xuất, và Thương cũng có vẻ đồng tình.
Đám bạn tôi làm gì bỏ qua cơ hội tốt, chúng nó bắt đầu câu chuyện mà tôi tin chắc rằng, sự thật chỉ tồn tại khoảng một phần mười không hơn không kém. Mấy cái miệng bắt đầu thêm mắm thêm muối, thêu dệt tôi thành một thằng học sinh khác lạ hoàn toàn.
– Nó ấy à, học dốt nhất lớp! – Thằng Phong cảm thán.
– Vậy à? – Bông Xù nheo mắt nhìn tôi, tôi phì cười xoa đầu cô bạn.
– Chúa đi học muộn! – Thằng Linh Vẹo vuốt râu.
Cái này thì Thương với Bông Xù phải gật đầu tán đồng.
Bắt đầu những cái chuyện như chọc ghẹo cô giáo, rồi chép tài liệu Văn, chọc bạn nữ trong lớp được chúng nó khai sạch bách. Nếu mà tôi có ghi sơ yếu lí lịch thì cũng không thể kĩ như vậy được. Đau khổ nhất là chúng nó gán cho tôi cái biệt danh “Dê gái” nhất khối nữa.
– Ghê vậy cơ à? – Bông Xù ngạc nhiên.
– Chứ không, mình chơi với nó từ nhỏ nên biết này, nó mà thấy gái xinh là phải tán cho bằng được.
Tôi thộn mặt ra, bắt đầu nghe thằng Nhân đen, Hoàng và cả Nguyệt lôi cái tuổi thơ tôi ra mà kể. Nào là khóc, rồi trèo tường rách quần, chưa kể đến chúng nó còn phao tin tôi yêu say đắm một cô gái tên Nhung từ lúc còn là thằng nhóc thò lò mũi xanh cho đến quá tuổi dậy thì. Mặc dù tôi chẳng biết con bé ấy ở đâu nữa. Nói chung là đủ thể loại có thể hạ nhục nhân cách và phẩm giá tôi cho bằng được. Nhìn mặt tôi thộn ra, dài hơn ống bơm,chúng nó càng có thêm động lực.
– Thế sao trên trường hiền lắm cơ mà, khó gần thôi! – Bông Xù nhìn tôi ngạc nhiên.
– Hơi lầm lì, ngông lắm! – Thương hùa theo.
– Ôi, tin gì nó, nó giả bộ tài lắm! – Thằng Linh vẹo lại trầm ngâm.
– Nó lừa tình đấy! – Thằng Nhân đen lại cố tình tỏ ra thật thà, kiểu như muốn giúp cô bạn tránh xa thằng khốn nạn là tôi ngồi đây.
Nói chung là tôi ngồi im chịu trận, và hơi hối hận vì dẫn theo hai cô bạn này theo, để mình phải im lặng chịu nhục.
Buổi trưa, là màn liên hoan lẩu vui bất tận.Do quân số bạn cấp III đông hơn nên chủ yếu là ôn lại kỉ niệm xưa. Tôi không muốn Thương và Bông Xù lạ lẫm nên thường gắp thức ăn cho hai cô bạn. Gắp cho Bông Xù thì không sao, còn với Thương mới là cả vấn đề. Cứ giáp mặt cô nàng là hai đứa tôi không hẹn nhau, mặt đỏ tía cả lên.
Cuối cùng, lũ quỷ sứ cũng bịn rịn ra về.
– Ê, chủ nhật này sao, lên họp nhóm!
– Để tuần sau đi, tao đang bận mà Vẹo!
– Bận gì mày?
– Cắm trại!
Chúng nó có vẻ đuổi giết tôi đến tận cùng, nhìn Thương ánh mắt đầy vẻ quỷ dị.
– Rồi, hiểu hiểu, thành toàn cho mày!
Mấy đứa bạn khuất dạng, tôi và Thương đưa Bông Xù ra bến xe bus tiễn cô nàng về. Cũng y như lúc trước, cô em gái tôi phải thò đầu ra khỏi cửa sổ vẫy tay chào rồi mới chịu ngồi yên trên ghế.
Dọc đường đi, tôi chả dám nói với Thương câu nào, hậu quả của việc lũ bạn xuống thăm.
– Hồi đi học Tín quậy vậy à?
– Chút chút thôi!
– Chọc cô khóc?
– Ờ…thì, tại cô dễ xúc động vậy mà! – Tôi nhún vai.
Thương bắt đầu tra tấn tôi bằng một loạt câu hỏi để xác nhận lại sự thật mấy thằng bạn tung ra. Tôi thì vừa cười, vừa trả lời lấp lửng. Cũng may chúng nó chưa khai ra hết về Dung và Yên, không thì tôi dám cá rằng Thương cũng bắt tôi kể ngọn ngành mất.
– Này, đi đâu đó!
– Ăn kem.!
– Không chán hở?
– Không, Thương khao Tín!
– Nhưng mà no…! – Tôi nhìn cái bụng căng tròn, quả thực không thể nhét thêm bất cứ thứ gì nữa.
– Con trai mà yếu vậy…!
Thế là vì danh dự con trai, tôi đành phải bám sát cô nàng vào cái quán kem quen thuộc trong kí túc. Nói thật là vì danh dự con trai không muốn thua con gái, nhất là khoản ăn uống, chứ không phải tôi vì mấy ly kem đâu nhé.
– Này…! – Thương dừng lại đột ngột hỏi tôi.
– Sao…? – Tôi đang mơ màng thì choàng tỉnh.
– Qua Tết đi học Anh Văn với Thương đi!
Tôi đắn đo trước đề nghị của Thương. Học Anh Văn thì tốt thôi, nhưng bản thân vừa mới thoát được bảy năm mài anh văn, cái môn mà tôi cực kì sợ hãi. Chưa kể, vào học kì sau, trường của tôi cũng bắt đầu dạy môn Anh Văn. Giờ thêm cái học thêm nữa thì đúng là quá khó cho tôi.
– Đi…! – giọng Thương năn nỉ.
– Để xem đã…!
– Xem gì nữa, học Anh Văn với Thương đi, không thì chán lắm…!
– Không phải Thương muốn học à?
– Không, bị ép buộc đó…!
Tôi thần người, hơi do dự, Thương bồi thêm cú chót.
– Thì coi như bảo vệ Thương đi học!
– Ặc, tự tin vậy, Thương có vứt rađ ấy cũng không ai thèm làm gì đâu!
– Xí…!
Cuối cùng, tôi cũng phải gật đầu đồng ý trước lời đề nghị của Thương, mặc cho chưa biết sẽ học ở đâu, học trường nào nữa. Chắc mà Ba Mẹ tôi nghe đến việc tôi đi học thêm Anh Văn, không biết sẽ mừng đến cỡ nào nữa. Trước giờ có ép buộc, doạ nạt cỡ nào, tôi thuỷ chung đều lắc đầu trước các lớp Ngoại ngữ thêm.
Hai đứa tôi về đến kí túc xá thì chia nhau ra đi hai hướng, tất cả bởi cái nội quy, nam sinh viên không được bén mảng sang bên phòng nữ. Thương mỉm cười vui vẻ vẫy tay chào tôi trước cửa phòng.
Buổi tối, sau giờ ăn cơm, phòng chúng tôi nổi hứng đánh bài cá cược chầu nước ngọt và bánh mì. Tôi hiển nhiên không bao giờ vắng mặt. Đang say sưa giữ vững phong độ vì thằng Tuấn bám rất sát phía sau, cạnh tranh cho vị trí không phải trả tiền, điện thoại tôi lại reo lên.
– Dung hả?
– Sao hôm nay vui không?
– Sao Dung không xuống chơi? – Tô iép má vào chiếc điện thoại, hai tay xếp bài.
– Heo kìa, đánh không mày! – ThằngTuấn không đủ kiên nhẫn, thấy tôi lề mề trong tình trạng gay cấn nên hét ầm lên. Hiển nhiên, Dung nghe thấy.
– Đang đánh bài hả?
– Ừ, đang chơi vui thôi!
– Vậy, tí nữa gọi lại cho nha…!
– Ấy, không sao đâu, đánh vui thôi mà! – Tôi thả tứ quý mười xuống trước cái mặt méo xẹo của thằng Tuấn, đồng thời ra ký hiệu cho nó im lặng.
Hoá ra hôm nay Dung cũng xuống kí túc chơi với đám bạn, nhưng vì bận công tác Đoàn Hội đột xuất trên trường nên vắng mặt. Đúng là con người thích hoạt động, thấy cái gì cũng muốn làm. Cô nàng luôn tràn đầy nhiệt huyết, chứ không phải là kẻ lười biếng như tôi.
– Nghe mấy bạn nói Tín có người yêu mới rồi à! – Dung cười tươi, làm tôi cảm thấy hơi sợ.
– Nghe gì tin tầm phào, tụi nó nói bậy đấy!
– Chứ không phải sợ Dung ghen à? – Cô nàng lại hóm hỉnh đột xuất.
– Giờ thì không sợ nữa rồi!
Hai đứa tôi cùng cười phá lên. Bởi có lẽ chúng tôi đã qua cái thời kì dành cho nhau tất cả những sự quan tâm lẫn yêu thương rồi, những câu nói như vậy, chẳng khác gì những câu chọc ghẹo của những người bạn lâu nay dành cho nhau.
Tình cảm đó là sự chân thật, sự quan tâm đơn thuần. Nhưng theo thời gian, nó đã trở thành một kỉ niệm, nó không đủ lớn ở hiện tại để có thể kéo Dung với tôi trở lại như xưa. Một cái kết tuy không viên mãn, nhưng ngọt ngào.
– Cẩn thận nhé! – Dung đột nhiên trầm giọng.
– Cẩn thận gì cơ? – Tôi thả bài chặn thằng Tuấn lại, vừa chăm chú lắng nghe Dung.
– Coi chừng bị thích nữa, hồn bị bắt mất đấy!
– Yên tâm đi mà, hồn này chết rồi, khó lay động lắm! – Tôi vừa cười vừa chắc nịch giọng nói.
– Ừ, tưởng Tín chủ nhật này lên chơi, ai ngờ bận mất rồi, chán ghê!
– Không sao đâu, dịp khác đi! – Tôi lại phải nhăn nhó khẽ hỏi thằng Việt xem đã đến lượt của ai rồi.
– Vậy thôi, Dung học bài đã, dịp khác nha! – Tiếng tút tút vang lên đầu dây bên kia. Dung đã tắt máy.
Kết cục ván bài hôm đó, gió đổi chiều sau khi tôi nhận cú điện thoại của Dung. Tôi cán đích ở vị trí thứ ba, cuối cùng là thằng Trung. Thằng Tuấn nhìn tôi cười sằng sặc trước cái cách mà nó lội ngượcdòng ngoạn mục.
Mặc cho nó cười hả hê thưởng thức nước ngọt và bánh mì do tôi và thằng Trung mua, tôi leo lên giường mở giáo trình ra xem và làm bài tập, chẳng thèm chấp. Điện thoại tôi hôm nay bỗng rộn ràng lạ thường.
“Nè, em đi ngủ đây”! – Tin nhắn của Bông Xù.
“Ờ, vậy em ngủ đi”!
“Anh không biết chúc em ngủ ngon à?”.
“Mơ thấy ác mộng cho chừa”. – Tôi khoái chí nhắn lại.
“Này, lại đánh bài đó hả?”.
“Sao em biết?” – Tôi hấp tấp nhắn lại.
“Ầm ầm lên mà sao không biết, đến phòng Thương còn nghe này!”.
Tôi chết điếng người vì cái tin nhắn nhầm trước. Đinh ninh cứ tưởng là tin nhắn của Bông Xù, hoá ra là của Thương.
“Giải lao ấy mà!”.
“Nhớ là đi học với Thương đấy!”.
“Nhớ rồi!”.
Tôi ngồi trên lách cách nhắn tin, khẽ dòm đầu qua cái cửa sổ. Ở phòng đối diện, Thương cũng đang mở tin nhắn hí hoáy nhắn lại. Thương giản dị trong bộ đồ màu xanh phớt, mái tóc búi cao, một lọn tóc buông xuống trông thật kiêu kì.
“Không là coi chừng đấy!”.
Tự nhiên, tôi có mặc cảm mình đang làm điều gì đó rất xấu xa với thằng Trung, kiểu như bản thân đang đâm sau lưng, giành giật tình cảm với nó vậy. Đó là một cái cảm giác khó hiểu, trong khi thằng bạn vẫn vô tư ngồi gõ bàn phím cho bài báo cáo của nó.
“Nhớ rồi, Thương ngủ sớm đi, Tín đi ngủ”.
“Mới có 10h đã ngủ, con sâu ngủ này”.
Tôi đọc xong tin nhắn, đặt chiếc điện thoại ở bàn học, không nhắn tin trả lời. Đó là một cách dừng câu chuyện nhanh gọn nhất.
Trong đêm tối, phòng tôi sáu thằng vùi đầu vào học, nên không khí cực kì nhàm chán. Thỉnh thoảng tôi vươn vai, phòng bên cạnh vẫn có ánh đèn học le lói. Tôi có thể nhìn thấy Thương đang đặt tay chống cằm suy tư. Đôi mắt kiếng phản chiếu ánh sáng ánh lên, nhìn như có cảm giác nó đangbáo cho chủ nhân có kẻ theo dõi vậy. Cứ như thế, tôi lại cầm bút lên và hí hoáy viết. Cố xua tan thật nhanh cái hình ảnh ngại ngùng của hai đứa lúc sáng.
Trên lớp, hầu như ai cũng rạo rực bởi cái đợt cắm trại sắp tới. Có thể chia ra làm hai loại đăng kí đi trại.
Tôi thuộc loại thứ nhất, tức là những người chỉ đơn thuần coi đây là một dịp đi chơi không hơn không kém, muốn thay đổi không khí, kết nối bạn bè. Còn loại thứ hai thì ấp ủ âm mưu cho chuyện tình cảm, tức là dành cho những cặp đôi đã có tình ý với nhau từ trước, đợt trại này sẽ là một kỷ niệm khó quên. Nắm bắt nhu cầu tâm lý, khoa tôi có vé đăng kí cặp đôi, giảm tiền phí coi như là khích lệ.
– Ây da, em với Phong là một cặp! – Bông Xù xuýt xoa.
– Giảm giá cơ à? – Tôi đưa mắt đọc file thông báo trên máy tính thằng Phong.
– Hay anh với Thương một cặp đi!
– Ấy, bậy!
– Có gì đâu mà bậy, chỉ là hình thức để giảm tiền thôi mà!
– Nhưng có bao nhiêu đâu? – Tôi vẫn hơi ngại, nên từ chối.
– Đủ cho em ăn kem đó, đi anh…! – Bông Xù lại nài nỉ.
Cuối cùng, tôi cũng chịu thua, gật đầu đồng ý. Nhóm chúng tôi bốn người, thì có hai cặp.
Bông Xù có vẻ sung sướng hơn cả, cô nàng đi với tôi xuống căn – tin uống nước trong giờ giải lao, để cho hai kẻ chăm học là Phong và Thương ở lại trên giảng đường.
– Nè, sướng không anh, cảm ơn em gái đi chứ?
– Sướng gì cô? – Tôi mắt tròn mắt dẹt nhìn Bông Xù.
Nhìn cái kiểu hai ngón trỏ của Bông Xù chạm vào nhau là tôi hiểu cô em gái đang ám chỉ đến vấn đề cặp đôi tôi và Thương. Tôi xoa đầu cô nàng, lắc đầu thở dài:
– “Không có chuyện đó đâu!”.
– Sao không, em thấy Thương tốt mà!
– Tốt thế nào!
– Dễ thương, hiền nhé, lại còn tốt bụng và tâm lý nữa.
– Thế sao em không kể về cái tính đểnh đoảng lẫn ăn kem kinh hãi!
Bông Xù nhõng nhẽo bám theo tôi. Hai anh em tôi yên vị trên cái bàn nhỏ trong góc căn – tin ồn ào tiếp tục câu chuyện.
– Thế anh không thích Thương à?
– Không…! – Tôi lắc đầu cười.
– Lại vì bạn Yên à?
Tôi thả rơi cái ống hút trên tay, cái tên Yên không khác gì sét đánh ngang bên tai. Tôi lắp bắp:
– Sao em biết?
– Hì hì, em mà, cái gì mà không biết!
– …? – Tôi lục lọi trong kí ức, rõràng chuyện tôi và Yên chỉ có phòng tôi biết, nhưng rõ ràng là không có cơ hội tiếp xúc để khai sạch sẽ mọi chuyện. Chỉ còn đám bạn cấp III của tôi, và đặc biệt là thằng Phong, khi hôm qua tôi thấy nó và Bông Xù lén lút nói chuyện thầm thì trong lúc chúng tôi ăn lẩu liên hoan gặp mặt.
– Thằng Mập kể cho em phải không?
– Hì, thấy em tài không?
– Nó hám gái nên không có gì làl ạ! – Tôi thản nhiên nói mà trong lòng thầm chửi thằng bạn chết dẫm, dám phun sạch mọi chuyện thầm kín của tôi ra, điều mà tôi giữ kín không muốn nói cho bấtkì ai.
– Nhưng mà hết rồi mà! – Bông Xù ngậm ống hút ú ớ.
– Hết là chưa hết, chưa hết là hết, mô phật!
– Ghê không…!
Hai anh em tôi lại tươi cười đổi sang chủ đề. Thường thì chủ đề về những thú cưng của Thương, tôi chẳng ham thích động vật nên đa số là hùa theo cỗ vũ tinh thần kể chuyện của Bông xù. Nào là con Milu ăn những gì, con chuột bạch của cô nàng chạy trên vòng xoay được bao nhiêu.
– Mà em hỏi thật là anh không thích thật à?
– Không, anh hiện giờ không thích ai cả!
– Ừ…! – Bông Xù lí nhí.
Nắng vẫn vàng rực rỡ.
Có lẽ khi ta muốn lãng quên một thứ gì đó thì càng quên lại càng nhớ. Dù cho nỗi nhớ ấy được che giấu một cách rất tài tình, chẳng ai nhận ra. Dù đã quyết tâm rất nhiều, nhưng cái hình bóng về Yên vẫn cứ như rễ cây, nó đâm chặt, bén rễ sâu xuống tim tôi. Nó được nuôi sống, được chăm bón bằng nỗi nhớ khôn nguôi. Cứ mỗi ngày, nỗi nhớ ấy càng ngày càng chất chứa sâu nặng.
Nỗi nhớ về Yên được gọi là nỗi nhớ trong sự quên lãng. Nó được bọc trong cái kén của sự quyết tâm quên hết của tôi. Nhưng không thể, nó quá khó, càng muốn quên, nỗi nhớ ấy lại cựa quậy muốn phá kén mà chui ra. Có khi nó sẽ ám ảnh tôi một thời gian dài nữa, hoặc có thể là rất dài.
Có lẽ nó đã quá chật chội với một trái tim, nên tôi không thể nhét tiếp một thứ tình cảm cho ai khác vào nữa, hay nói đúng hơn, tôi không muốn ai tồn tại song song với nỗi nhớ Yên trong trái tim tôi.
Phải chăng Yêu là chết trong lòng một ít!
CHAP 12: KHUNG CẢNH XƯA CŨ, NGƯỜI ĐÂU.
Với một thằng sinh viên chân ướt chân ráo bước vào trường đại học, trước giờ nghe đến cắm trại thì tôi liên tưởng đến những đợt cắm trại ở trường cấp ba. Nó đi theo một mô – tip giam cầm học sinh: Làm lễ, dựng trại, chơi trò chơi, đốt lửa trại rồi về. Nếu khoảng thời gian đó, chúng tôi không có những sự đột phá về những trò nghịch ngợm, thì nó là một thứ nhàm chán chẳng có gì để nhắc tới.
– “Hai ngày hai đêm à, nghe không tệ!”
Tôi lúi húi bỏ đồ vào balo, mặc cho mấy thằng cùng phòng luôn miệng xuýt xoa đầy vẻ ganh tị. Vác balo ra khỏi phòng cũng l àthời gian chập choạng tối thứ sáu, hiển nhiên, tôi cũng chẳng thể để Thương đi một mình trên con đường hơi vắng vẻ được.
– Này, xách cho!
Đúng là con gái có khác, đi đâu cũng lỉnh kỉnh đồ. Một balo, một túi xách, Thương có lẽ cũng phải khá mất thời gian lựa chọn đây. Cô nàng đang phân vân, thì tôi giật lấy cái balo của cô bạn đeo lên vai còn lại.
– Nặng không?
– Không, ăn thua gì!
Ngoài mặt là như vậy, chứ trong lòng tôi đang phân vân xem cô bạn có chất đá vào balo hay không, mà sao nó nặng chình chịch, dễ phải gấp đôi cái balo tôi chứ chả chơi.
– Không ăn tối sao?
– Không, Bông Xù lo mà!
Chả là cô em gái tôi hứa, tối nay lên trường tập trung sẽ làm cơm cuộn lên chiêu đãi ông anh. Thế nên, tôi chả việc gì phải bận tâm đến việc cái bụng đang sôi ùng ục phản đối chủ nhân đối xử bạc.
Tám giờ, Bông Xù với thằng Phong mới xuống tới nơi, nhìn thấy cái mặt tôi ỉu xìu vì đói là hiểu ngay. Cô em nhí nhảnh lại gần tôi dỗ dành:
– Đói ăn mới ngon anh ạ!
Bốn chúng tôi trải báo ra ngồi ở cuối hành lang thưởng thức bữa ăn do chính Bông Xù cất công chuẩn bị.
– Có đau bụng không đây? – Tôi đưa miếng cơm cuộn lên hích mũi đắn đo.
– Không ăn thì thôi, ghét! – Bông Xù giãy nãy lên phản ứng.
Tôi chẳng quan tâm, bỏ vào miệng. Phải công nhận nếu mà không đói, thì đây cũng là món ăn rất ngon. Chẳng mời ai cả, tôi tiếp tục lao vào cái hộp nhựa đựng bao nhiêu cơm cuộn mà đánh chén thoả thê. Ba đứa còn lại nhìn tôi cười rồi cũng nhỏ nhẹ ăn cùng. Nhưng đến giữa chừng, Phong và Bông Xù dừng lại.
– Sao không ăn đi? – Tôi nhồm nhoàm nhai.
– Em với Phong ăn rồi!
– Ờ, cảm ơn! – Tôi tiếp tục ăn ngấu nghiến, mặc cho Thương đưa ánh mắt lên nhìn tôi kinh ngạc.
– Sướng ghê mày! – Thằng đội trưởng đội banh đi ngang qua.
– Tao đói quá! – Thằng Tùng trong lớp cũng giả bộ xoa bụng làm ra vẻ đáng thương.
Tôi nhân nghĩa hào khí ngút trời, thấy mấy đứa đó ánh mắt nhìn đầy thèm thuồng nên cũng mở lời xã giao.
– Ăn chung nè!
Thằng Tùng vừa nghe đến thế hét lớn:
– Ăn tụi bây ơi!
Chẳng hiểu từ đâu thêm năm thằng nữa, cứ như chúng nó mai phục từ trước, chỉ chờ cơ hội này là xông ra vậy. Ào ào hơn cả thác lũ, bảy thằng chúng nó nhảy vào chẳng kiêng dè ai cứ thế giành nhau.Thương thì né mình ra khỏi đám đông lộn xộn mà cười, còn tôi thì nào có chịu thua, nhảy đè lên mấy thằng còn lại cố cướp càng nhiều càng tốt. Một cái cảnh đúng chất sinh viên, ồn ào và náo nhiệt, một phong cách rất chi là tự nhiên.
– Ai bảo anh mời làm gì?
Bông Xù càm ràm tôi khi đi theo tôi ra ngoài cổng trường mua bánh mì ngọt ăn thêm. Tôi nhe răng cười xoà dỗ dành:
– Ngon như vậy mời mọi người thưởng thức chứ!
Ít nhất mặt Bông Xù cũng giãn ra cười bẻn lẽn.Tôi ép cái hộp sữa lạnh vào má cô em gái, khiến Bông Xù giật mình.
– Đi thôi cô, mơ mộng hoài!
Chỉ cần dùng chút ít mồm mép, Bông Xù quên sạch chuyện lúc nãy, cô nàng say sưa kể về biển. Rồi thì tưởng tưởng ra cảnh đứng trước biển hét lớn, hoà với tiếng sóng vỗ bờ ồn ào, hay là chạy đi tìm cái vỏ ốc, lắng tai nghe tiếng biển thu nhỏ bên trong. Đúng là mơ mộng một cách hồn nhiên.
Tôi đưa cho Thương hộp sữa và cái bánh ngọt, tiếp tục hoàn thành bữa ăn tối. Lúc đó cũng chỉ vừa tròn chín giờ tối.
– Giờ làm gì đến lúc đi đây? – Tôi ngáp dài ngáp ngắn chán nản.
– Còn ba tiếng nữa? – Phong nhìn đồng hồ, cũng lắc đầu vì thời gian quá dài.
Bông Xù với Thương thì xúm lại ngồi nói chuyện, thỉnh thoảng cứ quay qua tôi và thằng Phong chỉ trỏ rồi cười. Thằng Phong học theo tôi nhún vai rồi tựa vào ban công lôi điện thoại ra bấm, để lại tôi đơn côi một mình.
Tôi leo lên ban công, ngả lưng vào cột trụ đằng sau. Gió mát, không khí ngoài kia thật yên tĩnh, trái ngược với tiếng ồn ào náo nhiệt ở đây. Cứ như tôi đang đứng giữa lằn ranh giao thoa vậy. Đêm, thật yên tĩnh, cũng thật ồn ào.
Tôi thư thái đưa chân đạp vào không khí, ngửa mặt lên trời đêm. Những đám mây được trăng mờ chiếu rọi lúc ẩn lúc hiện. Bỗng nhiên trong lòng tôi lại ngỗn ngang một cách lạ kỳ.
Tiếng guitar ở bên kia hành lang vang lên. Một khúc dạo của bản Rô măng thì phải, nghe như chút gì đó đang xoa dịu chính tôi vậy, xoa dịu đi chút gì đó sắp bộc phát trong tâm tư tôi vốn đã cố làm cho nó phẳng lặng.
Một tay guitar bị bao vây bởi vòng tròn thật lớn, hàng lang không đủ diện tích nên kéo hết ra khoảng sân trước. Tay guitar theo số đông đệm bài hát, và dàn đồng ca bắt đầu véo von.
– Anh, đi ra đó đi!
– Hì, em ra đi, anh ngồi đây chút rồi ra sau!
Phong với Thương chiều theo Bông Xù hoà với đám đông, vây giữa tay guitar. Một bạn cùng lớp còn lên ngồi cạnh khuấy động phong trào. Còn tôi ngồi đây, như một kẻ ngoài lề.
Kẻ ngoài lề như ngược dòng thời gian trở về với quá khứ. Tay guitar cự phách là thằng Bình, Dung ngồi kia, nụ cười toả nắng xua tan vết băng giá trên khuôn mặt. Thằng Hoàng ngồi cạnh Nhân đen rống lên tra tấn mấy đứa xung quanh. Phong mập vừa hát vừa quay qua chọc Kiên cận và Trang đang nhìn nhau đầy tình ý…
Tôi ngồi cạnh Dung, nụ cười vẫn thường thực trên môi. Tôi vui vẻ vỗ tay, vu vơ hát theo từng nhịp đàn của thằng Bình. Tôi như thằng say trong tình cảm bạn bè, vui tươi quên đi ngày tháng.
Bất chợt thằng Kiên cận nhìn tôi thúc tay, tôi quay qua chợt thấy ở trại kế bên, Yên đang nhìn tôi. Một nửa ánh mắt vui, một nữa ánh mắt buồn, cố nở một nụ cười gượng nhìn tôi.
Tôi dụi mắt, cố nhìn cho kĩ, tất cả đều biến mất. Thẫn thờ lại dựa vào ban công thở dài. Ở ngoài kia, không có ai có khuôn mặt lạnh lùng nhưng nụ cười ấp ám, cũng không có ai đang đứng nhìn tôi vui cười.
Tôi đưa điện thoại lên, mở phần danh bạ. Ở ô tìm kiếm nhanh, chữ Y được gõ ra đầu tiên. Trong danh bạ tôi chỉ hiện ra duy nhất tên một người, một người duy nhất với tên bắt đầu bằng chữ Y.
Nén hết nỗi sợ hãi, lo âu, nghi kị, tôi cố gắng giữ vững tinh thần bộ não truyền xuống ngón tay. Những chữ cái ở dòng tin nhắn cũng hiện ra, từng chữ từng chữ một. Cuối cùng cũng hoàn thành, giờ chỉ còn việc cuối cùng là ấn tay vào nút send.
“Này, đi đâu mà mất tích luôn thế?”.
Tôi bỏ qua những tháng ngày chờ đợi, bỏ qua sự tự tôn của một thằng con trai, bỏ qua luôn nỗi xấu hổ mang tên kẻ thất bại. Tôi trở về với thân phận kẻ đeo bám, theo đuổi mà chúng bạn thường nói là làm cái đuôi.
Điện thoại vang lên với giai điệu tin nhắn ngắn ngủi. Tôi hồi hộp mở tin nhắn.
“Gửi thất bại”!
Tôi không tin vào mắt mình nữa, kiểm tra tài khoản lại, cố mở to mắt để nhìn vào những con số hiện lên trên màn hình. Nó đủ để nhắn hàng chục tin nhắn nữa.
Một nút send nữa, hi vọng tin nhắn lần này không thất bại như lần trước. Nhưng cuối cùng, khi chiếc điện thoại rung lên, tôi lại thêm một lần sầu não.
Khoang tay trước ngực, cố làm mờ đi từng hình ảnh trước mắt. Tôi tự cười chính bản thân mình.
“Mày ngu lắm, đã tự hứa là quên đi rồi cơ mà, Yên đâu cần mày!”.
Ở ngoài kia, dễ những đứa bạn của tôi vẫn mải mê vỗ tay, trải qua hết giai điệu này đến giai điệu khác. Còn ở đây, giai điệu của tôi là một ca khúc buồn. Nó buồn vô tận và miên man.
Tiếng còi xe vang lên, cắt ngang sự cảm thụ của toàn bộ. Chúng tôi lục đục vác đồ ra xe.
Đi ngang qua khoảng sân nơi chúng bạn đang ngồi, tôi đứng lại, đưa mắt nhìn xung quanh, cố tìm cho ra một hình bóng nào đó, vừa thân thương vừa xa vời.
– Đi thôi anh, sao thế?
– Ờ, không!
– Không có ma đâu, đi thôi! – Bông Xù hí hứng kéo tay tôi đi. Tôi ngoái lại lần cuối, rồi mỉm cười. Chẳng có ai cả.
Trên xe, ban đầu không khí rất náo nhiệt, nhưng rồi tất cả cũng thiếp đi vì mệt. Bên cạnh tôi, Thương cũng đã chìm vào giấc ngủ. Thật lạ cho cô bạn, khi nhất quyết chọn vị trí ở ngoài, chứ không chịu ngồi vào bên trong. Tôi thầm cảm ơn cô bạn, vì lúc này tôi có thể chống cằm nhìn những khung cảnh vụt qua tầm mắt qua chiếc cửa kính.
Chẳng biết từ khi nào, tôi yêu sự yên tĩnh, tôi yêu màn đêm. Khung cảnh dưới ánh đèn vàng yên tĩnh lạ lùng. Không một âm thanh, không một sự chuyển động, tất cả khoác lên chiếc áo khoác màu vàng dịu, phối với màu đen huyền bí, tất cả trở nên đẹp lạ thường.
Bỗng nhiên vai tôi trĩu nặng. Tôi quay sang thì những sợi tóc quẹt nhẹ ngang qua. Thương dựa đầu vào vai tôi, ngủ ngon một cách kì lạ. Mới đây thôi, còn nằng nặcmột cách cứng đầu:
– Tín vào trong đi!
– Để Tín ngồi ngoài cho!
– Không,Thương ghét ngồi trong lắm!
Tôi cúi xuống, nhìn cái mũi cao của Thương, rồi đôi mi hơi cong. Cô nàng trông thật dễ thương đấy chứ. Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi có thể nhìn cô bạn một cách gần đến vậy. Chắc có lẽ chưa đến một gang tay.
Tôi kéo chiếc chăn mỏng lên đắp cho Thương, lại quay sang trầm ngâm với màn đêm. Rồi cuối cùng, kẻ bướng bỉnh nhất trên xe cũng chịu thua màn đêm chìm vào giấc ngủ thật sâu. Ở nơi đó, biển vỗ rì rào. Hai cô cậu học sinh lớp mười đang nắm tay nhau đi trên bãi biễn đêm tối mịt. Nhưng trong mắt họ, vẫn ánh lên ánh sáng tươi màu.
– Amore mio…! – Một loạt tràng âm thanh ầm ĩ phát ra từ cái xe khách chở chúng tôi xuống.
Cả đám sinh viên ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì bừng tỉnh, anh chàng phụ xe nở nụ cười không thể thoả mãn hơn vì màn đánh thức chào buổi sáng.
Tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn sang, Thương đã dậy từ lúc nào, đang chống tay nhìn ra xung quanh. Qua lăng kính, những cây thông hiện ra xanh mướt đang lả lướt theo chiều gió.
Bước xuống xe, chạm chân vào cát. Tiếng gió biển thổi vào rầm rì, gió lướt qua người mang theo vị mặn. Tôi vươn vai hít một hơi sảng khoái.
Dọn dụng cụ xuống xong, chúng tôi được chia trại theo khoá. Trại chúng tôi là trại số một, tương đương với những đứa sinh viên mới vào trường.
– Hoá trang…! – Anh chàng tổng phụ trách gào lên qua cái loa tay, chắc chỉ cần ráng một chút nữa, dễ cuống họng anh ta đứt chứ chả chơi.
Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, trong khi mấy trại khác đùng đùng vác son phấn, nhọ nồi, bút mày, dây nơ ra lục đục bắt cặp.Đúng là có kinh nghiệm có khác.
Cuối cùng, chúng tôi cũng hiểu đây là cách nhận diện người của từng trại. Thằng Phong nhảy lên cái bài, giật túi bóng đựng đồ đã chuẩn bị sẵn từ ban tổ chức, chia cho từng người.
Thương lấy bút màu đen vẽ lên mặt tôi mà cứ phải nín cười. Tôi nhăn mặt, chẳng hiểu cô nàng đang vẽ lên cái gì nữa. Đổi bên, tôi vẽ cho Thương ba cái vệt ngang mỗi bên má, nhìn cô nàng chẳng khác gì con mèo cả. Lúi húi tự mình buộc dây màu trắng vào cổ tay. Chắc ban tổ chức nghĩ sinh viên năm nhất mới vào còn ngây thơ trong trắng đây mà. Chứ sinh viên anh chị năm cuối, dây buộc đen tuyền, tượng trưng cho sự cáo già, đầu óc nham hiểm.
Tags: http://aeck.wap.sh/thu-vien/tong-hop-truyen-hay/tieng-guitar-trong-ky-tuc-xa/phan-3 SEO: Bạn đến từ: Từ khóa: |