Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Anh em cây khế
|
+A Tăng cỡ chữ =A Mặc định -A Giảm cỡ chữ
• Con đường mang tên em (phần 6)

Con đường mang tên em (phần 6)

– Anh yêu em, Phương ạ, làm người yêu của anh nhé em!
– …Vâng – mắt nàng ngấn nước mắt, rồi choàng tay qua ôm lấy mình.

Cứ ngồi như thế thật lâu, lâu lắm. Im lặng. Để cùng cảm nhận được hơi ấm tình yêu dành cho nhau, một thứ tình cảm mình đã không còn tin vào từ sau những lần đau thương trước kia, bây giờ lại được thắp sáng lại bằng tình yêu nhiệt thành của Phương. Dù ngày mai có ra sao, thì với mình Phương mãi là tình yêu nhiều nước mắt nhất, nhiều trăn trở và khó khăn nhưng đầy thấu hiểu và niềm tin ở nơi nhau.

– Anh!
– Gì em?
– Hihi, nghe ngộ nhỉ? Trước ông – tôi giờ tự nhiên thành anh – em, mình bị thiệt quá!
– Hay làm chị – em cũng được.
– Ý là tôi già hả?
– Không, so với mấy cô ở khoa anh thì em còn trẻ chán
Véo – ái.
– Anh!?
– Anh đây?
– Anh! anh! anh!
– Thôi, chưa nói từ đó bao giờ hay sao?
– Thích!
– Mà anh phải nhường em nhé! Không được quát em, anh bực anh không được nói bậy, có gì anh không thích thì anh phải bảo nhẹ nhàng thì lần sau em không làm thế nữa!
– Ừ, anh sẽ cố gắng.
– Hiiii, em yêu Cường ngố lắm.
– Anh cũng yêu em! – Mình siết chặt Phương trong vòng tay mình. Chợt thấy ướt ướt ở ngực áo.

– Sao lại khóc nữa rồi?
– Vì em gắng gượng đến hôm nay em sắp ngã quỵ rồi anh.
– …Từ giờ anh sẽ ở bên em, không để em phải khổ nữa. Anh hứa.

Đặt lên môi Phương 1 nụ hôn nhẹ nhàng thay cho lời hứa. Từ bây giờ mình lại chính thức có Gấu, mình sẽ ở bên Gấu, chăm lo và lắng nghe Gấu, nuôi cho Gấu lớn trở thành Gấu mẹ… Chợt thấy rằng, có những hy sinh, có những đợi chờ quặn thắt, những thất vọng đớn đau mới thấy ngày nhận ra nhau vỡ òa thế nào! Anh yêu em, Gấu Mèo của anh.

Chap 37 – Về quê

Trong cơn say tỉnh lẫn lộn, tôi vẫn nghe thấy lời Phương thủ thỉ bên cạnh.
– Em bảo, từ giờ cấm anh hát bài đó!
– Ừ. Anh nhớ.
– Em rất tôn trọng quá khứ của anh, nhưng em không muốn anh suy nghĩ về nó nữa.
– Ừ, anh hứa.
– Uhmmm…Em yêu anh, Cún của em.
– Hihihi…mà có ai tỏ tình ở quán cafe, quần áo tả tơi thế này không hả Cún?
– Sau này kể bọn con nó cười cho thối mũi nhỉ?
– Ai lấy anh mà con với cái!
– Cần gì em lấy anh, để anh lấy em cho.

Tôi siết chặt Phương vào lòng. Một lời nói ra là muôn vàn khó khăn trước mặt, nhưng tôi tin vào bản thân mình. Bằng tình yêu của em, bằng những đánh đổi thời gian qua, đó sẽ luôn là niềm tin và xây chắc tương lai tôi và em.

– …Đừng xa em nhé Cường. Em sợ lắm! Em đã phải vượt qua chính sợ hãi của mình để yêu anh. Cho đến trước khi anh nói yêu em, em vẫn tự tin rằng mình sẽ từ chối anh, nhưng em đã không làm được.
– Anh biết…
– Mình về nhà bây giờ em nhé!?
– Vâng, về thôi.
– Ý anh là về quê.
– Giờ này á? Thôi để sáng mai về!
– Không! Anh phải giới thiệu với bố mẹ. – rồi mình kéo tay Phương dậy, đi xuống nhà xe luôn, mặc kệ bọn bạn đang gào thét trong phòng hát.

Tự nhiên trong đầu lại nảy ra ý định điên rồ – về nhà trong đêm. “Mình phải về nhà ngay bây giờ, phải cho bố mẹ biết con dâu của bố mẹ là ai… Mệt lắm rồi nhưng đầu óc còn tỉnh táo. Sẽ về đến nhà trước khi lăn quay ra. Mình phải đi chứ, cả 2 đứa cùng đi!”

Tôi muốn bố mẹ nhìn mình với một cái nhìn khác, rằng tôi đã có thể tự tìm cho mình một người con gái của cuộc đời mình. Đã có 2 người trước bước qua đời tôi, nhưng đều để lại trong bố mẹ những trăn trở và những đau lòng không nói ra. Còn bây giờ, tôi thực sự nghiêm túc, chưa bao giờ tôi tin tưởng và dám đánh đổi, dám sống chết với tình cảm của mình như bây giờ. Nói như vậy không có nghĩa là với Mai và Chúc tôi không nghiêm túc, mà đơn giản trong cuộc đời, cái gì cũng cần trải nghiệm, kể cả tình yêu. Một tình yêu đúng nghĩa được chiêm nghiệm ra phải là sự kết hợp giữa tình yêu, cảm thông, thấu hiểu, hy sinh, và cả thử thách nữa.

Đèo Phương về nhà quơ tạm mấy bộ quần áo rồi xách mấy túi quà, tôi ôm Phương ra xe rồi cứ thế đi mải miết, chẳng cần biết trăng sao gì nữa. Trên đường, Phương ngồi sát vào tôi và vòng tay ôm thật chặt. Hai đứa gần nhau như điều tự nhiên nhất, chẳng e dè, không ý tứ. Tôi lái xe một tay còn tay trái vòng qua eo giữ lấy Phương như phản xạ vô điều kiện, sợ Phương xa tay mình, theo cả nghĩa đen và bóng. Đằng sau, Phương thỉnh thoảng nhoài lên đưa tên lên sờ xịt, rồi vuốt trán, vuốt má, chắc sợ tôi ngủ gật. Bên tai tôi vẫn là cái giọng nhẹ nhàng xen lẫn mè nheo của em chẳng lúc nào ngưng. Cái radio của đời tôi.
– Mình được tỏ tình mà chẳng có quà cáp gì cả! Hixx hixx
– Có anh đây này, gấu to đùng hơn 60kg đây này, em dùng cả đời còn gì.
– Chẳng thèm, chẳng biết ai dùng ai! Hì hì.
– Mà, ông… anh lạnh không?
– Tôi không lạnh, bà lạnh không?
– Hihihii… bà không lạnh cháu ạ.

– Anh ơi, về giờ này bố mẹ mắng chết, rồi bảo em chẳng biết can ngăn anh gì cả!
– Bố mẹ cũng có can ngăn được anh đâu mà em lo. Tự nhiên anh muốn về nhà, anh muốn em biết nhà anh.
– Vâng. Anh đi từ từ thôi, không phải vội đâu, đằng nào cũng muộn rồi.

Đó là tất cả những gì tôi còn nhớ cho đến…sáng hôm sau. Tôi không nhớ về nhà lúc mấy giờ, đã nói gì thêm với Phương hay không, cũng như nói chuyện với bố mẹ ra sao… Rượu ngấm vào người, tôi chỉ đi về nhà bằng bản năng – điều mà mỗi khi tỉnh dậy tôi lại cảm thấy sợ con người mình.
– Bố ơi, mẹ ơi! Bố, mẹ!
– Kìa, anh gọi be bé thôi không cả xóm dậy hết bây giờ!
– Ai đấy?
– Con đây!!!! Con giai bố mẹ đây!
– Ôi trời, giờ này còn đưa nhau về đây. Chúng mày!

Ngật ngưỡng khoác vai Phương đi vào. Gặp mẹ, tôi chỉ tay sang Phương, giọng lè nhè:
– Mẹ, đây, người yêu con!
– Biết rồi, bố nhà ông! Thôi đưa nó vào giường đi cháu. Ông đâu rồi? Ra xem thằng quý tử nó lướt khướt đây này.

Sáng tỉnh dậy đã thấy đang nằm úp thìa trên giường, ngơ nghác ngó xung quanh, tôi bật giậy vì…lạ nhà, xong nhớ ra lại nằm vật xuống. Đây mới là nhà của tôi mà? Nhiều khi thèm về đây lắm, để được nằm lăn lê giữa nhà, hay quần đùi áo ba lỗ đi nghịch mấy cái cây của bố, rồi sáng sáng ra ngõ ăn bánh cuốn mộc nhĩ của cô hàng xóm…mà bận bịu quá chẳng về được, cứ phải để 2 ông bà già lóc cóc đi xe lên chỗ thằng con.

Bao xung quanh người giờ là cái mùi dầu gió nồng nặc, bên cạnh là 1 cái chậu to tổ chảng, chắc hôm qua tôi lại cho chó ăn chè rồi . Haizzzz. Người mệt mỏi, đầu thì nhức kinh khủng, có lẽ tại say rượu còn đi ngoài gió lạnh! May mà không chết! Đúng là mấy cái lúc nửa say nửa tỉnh thật nguy hiểm, con người ta vừa hưng phấn lại vừa liều mạng… Bảo sao nhiều anh hùng xuất hiện sau vài chén rượu!

Ngoài cổng nghe văng vẳng tiếng bố đang ngồi chém gió với mấy bác hàng xóm. Chắc mẩm kiểu gì tí nữa cũng ăn chửi của ông “Thôi mình cứ giả vờ ngủ tiếp cho an toàn”.

Bố là người “huấn luyện” tôi uống rượu, nghĩa là không hề cấm đoán chuyện rượu chè, nhưng mấy cái hành động điên điên kiểu như phi xe hơn 40km về nhà trong đêm thì tôi dễ ăn bạt tai của ông lắm. Nghe tiếng chân bước vào, tôi nhắm tịt mắt giả vờ ngủ, giống như hồi còn trẻ con giả vờ ngủ trưa chờ bố đi làm rồi vùng dậy đi chơi vậy. Bố xoa nhẹ mặt rồi thì thào:
– Dậy đi con. Dậy ăn sáng.
– Thôi để con ngủ tí nữa – giả vờ giọng ngái ngủ
– Thôi đi ông ạ, tôi lại đập cho bây giờ!
– Hehe, bố biết à?
– Tôi đẻ ra ông tôi còn không biết! Lần sau còn thế nữa thì đừng trách. Thanh niên mà liều mạng, làm gì cũng phải nghĩ đến bố mẹ nữa chứ.
– Hì. Vâng. Mẹ đâu bố?
– 2 mẹ con đi chợ rồi.
– 2 mẹ con? Bố nói như bố chấm rồi ý.
– Tất nhiên là phải tìm hiểu thêm, nhưng qua tiếp xúc thì thấy cũng là con nhà tử tế, biết ăn ở. Tôi chưa nhìn nhầm người nào đâu.
– Vâng. Thôi đợi con vệ sinh xong đi ăn bánh cuốn đi bố.
– Ừ, bố bảo cô ấy tráng sẵn rồi đấy, ra ăn thôi.

Quán bánh cuốn đầu ngõ bé tí ti, cũng chẳng ngon lành gì, nhưng được cái cô chủ quán xởi lởi, lại chỉ bán cho bà con trong xóm ngoài làng nên tự nhiên thành đông đúc, vừa là chỗ ăn sáng vừa là chỗ điểm tin buổi sáng cho cả khu.
Hai bố con vừa bước vào quán đã thấy các cô các bác ồ lên:
– Cháu chào các bác ạ!
– Ô thằng cu Cường lại về đấy à? hôm nay ông Kiên khỏi than thở phải đi ăn sáng một mình nhá…
– Anh giảng viên lại về làng đấy. Năm nay tao cho con Bống thi vào trường mày đấy, lên nhờ thầy luôn… mà mày có ưng nó thì tao gả luôn cho đấy, gần làng gần xóm con ạ… bla bla bla
– Ôi dào ôi, nó có người yêu rồi, sáng nay thấy 2 mẹ con dắt nhau đi chợ từ sớm rồi. Bà cứ ở đấy mà nhấm nháy… hahahahah

Ở cái xóm nhỏ bé này, ai có chuyện gì là mọi người biết hết – điều vốn là cái dây liên kết con người ở đây với nhau. Từ chuyện con chó nhà này bị đánh bả, đến ao cá nhà ông kia tự nhiên cá bơi ngửa, hay người này người kia nhìn thấy ma…đều trở thành hot topic sau 1 đêm, thế nên chuyện Phương về nhà tôi rồi đi chợ với mẹ tất nhiên sẽ thành một chủ đề bàn tán.
Chui vào trong, 2 bố con tìm chỗ ngồi thật khuất. Hai người giống nhau ở điểm ấy, đi đâu cũng thích ngồi chỗ thật kín đáo, chẳng ai biết. Mà cũng có thể hiểu là thích làm điều khuất tất.

– Rượu không? – bố dò hỏi. Nếu là người khác mình sẽ chối ngay, nhưng mà kệ.
– Có ạ, cho con chén.
– Mà thôi, vừa hôm qua mày uống rồi.
– Thôi, cứ cho con uống. Con cạch với bố thôi. Hehehe.
– Được, cho một chén.
– Sao bố gọi nhiều thế? Ăn sao hết được
– Ôi dào, cứ ăn đi.

– Cái Chúc giờ sao rồi con?
– Bình thường rồi ạ. Nó làm con suýt khốn đốn nhưng giờ thì ổn rồi.
– Mẹ mày ở nhà cứ lồng lộn lên, cứ đòi lên trên ấy, rồi gọi điện cho người này người kia…
– Vâng, chắc Phương nói cho mẹ biết.
– Con bé ấy như thế cũng một phần lỗi do mình. Quyết đoán nó khác với dứt khoát. Đàn ông phải mềm dẻo con ạ, con còn trong cái môi trường ấy lâu, không mềm mỏng không tồn tại được đâu.
– Vâng, nhưng nó cũng quá đáng lắm. Mà con thì cứ nghĩ sao làm vậy thôi. Còn trên trường thì bố khỏi lo, các thầy cô đều thương con. Gì chứ dạy dỗ thì con nghiêm túc lắm.
– Uhmm. Cẩn tắc vô áy náy, nhiều khi nó chỉ là tai bay vạ gió thôi. Mẹ mày thì cứ suốt ngày xem sao xem số, đi chùa xin xỏ. Hôm con Phương báo về mẹ mày chửi ầm ầm lên đấy.
– Chửi Phương ý ạ?
– Chửi mày ý chứ! Con cái có chuyện gì không nói với bố mẹ lại phải để người yêu báo về cho bố mẹ.
– Tại con không muốn bố mẹ lo.

Tôi ngồi đánh chén như chết đói, chẳng để ý là bố vẫn ngồi đợi. Lâu lắm rồi mới có cảm giác ngồi thư thái, ăn bánh cuốn thơm dẻo của gạo làng, hít căng lồng ngực đầy mùi khoai lúa…

Rồi mẹ với Phương cũng đi chợ về, trên tay lỉnh kỉnh đồ đạc. Mẹ vẫn thế, mua bán cái gì cũng thừa mứa, lúc nào cũng chỉ sợ cả nhà đói, lần nào về quê lên mẹ cũng chằng đụp kín cái xe máy của tôi toàn thức ăn, rau củ… Cái tính này Phương hợp mẹ lắm, có thể tiết kiệm bản thân, nhưng mua sắm cho những người thân yêu thì tuyệt nhiên “vung tay đến trời” luôn.
Từ xa đi lại, 2 bác cháu đã trở thành đề tài bàn tán mới nhất cho các “quạt gió” của làng.
– Đấy, con dâu ông bà Kiên đây này, mấy bà cứ gạ gẫm đi, còn lâu mới được ý. Bà Kiên nhỉ?
– Thằng Cường nó lấy gái thành phố chứ thèm gì lấy vợ quê, phải không Cường?
– Đâu, đây chỉ là đứa cháu nó về chơi thôi. Mấy bác cứ trêu thế cháu nó ngại – Mẹ mình đỡ lời cho 2 đứa.

Nhìn thấy mẹ, tôi ngồi nem nép vào trong tường, tránh cái nhìn như sắp “ăn thịt” của mẹ. Nhưng mà đâu có thoát!
– Thằng này! Ăn uống chẳng chờ đợi ai, giáo viên thế dạy ai?
– Lại uống rượu? Con cái khó dậy! Để tao gọi tiếp chai nữa ra luôn để sẵn nhá!.
– Rồi, sáng nay tôi mắng nó rồi. Đây là nó rót ra để cụng với bố thôi – đồng minh bố lên tiếng.
– 2 bố con ông khác gì nhau?

Tôi nhìn sang Phương nãy giờ vẫn ngồi im cười tủm tỉm. Chắc Phương cũng thấy hơi bất ngờ về độ “dữ dằn” của mẹ. Phụ nữ là thế, càng bốc hỏa lên cao thì càng chứng tỏ mình quan trọng với họ thôi mà, cả đời chỉ sợ nhất lúc mẹ rơi nước mắt thôi, chứ quát nạt tôi với mẹ là chuyện thường ngày, tôi chẳng sợ.
Tranh thủ lúc bố mẹ đang nói chuyện, tôi quay sang Phương thủ thỉ:
– Đi chợ quê thích không?
– Có, nhưng mà ai cũng nhìn.
– Gái thành phố về mà. Sau về đây ở hẳn thì quen ngay.
– Vớ vẩn! Nói linh tinh.

Bố mẹ với Phương về nhà, tôi tranh thủ đi quanh xóm chào hỏi mấy cô bác, định gặp mấy thằng bạn cấp 2 mà chúng nó đi làm xa hết rồi. Đi qua cái sân bóng cũ bé tí tí, thấy mấy thằng cu con đang hè nhau đá bóng, lại chợt nhớ tới mấy thằng bạn cấp 2 với những trận bóng xuyên trưa, những trận bóng dầm mưa mà chỉ kết thúc bằng roi mây của bố mẹ, rồi những trò nghịch ngu giờ nghĩ lại vẫn sợ. Những kí ức khó phai mà chẳng mang chúng nó về đây được với mình.
Về nhà thì đã thấy mẹ với Phương đã thịt xong gà, mình được dịp khoe khoang ngay:
– Đấy, đã bảo về là cho ăn thịt gà tre mà!
Phương khẽ gạt những giọt mồ hôi lấm tấm, ngước lên nhìn mình cười tươi. Nhưng người bên cạnh thì không như thế. Mình tắt ngay nụ cười khi gặp ánh mắt tóe lửa của mẹ.
– Đi rửa rau, đứng đấy mà nhe nhởn!
– Vâng. Hì hì – tôi sán lại chỗ mẹ lấy le với cười cợt chọc mẹ nhưng chẳng ăn thua, mẹ giận bao giờ cũng rất là dai.

Uể oải nhấc rổ rau ra bể nước để rửa. Thấy giọng Phương nhẹ nhàng đằng sau:
– Đợi tí, để em rửa cùng!
2 đứa vẫn chưa quen lắm với cái kiểu xưng hô này, cứ ngại ngùng, nói cũng chẳng dám nhìn vào mắt nhau nữa. Nhưng nó cũng có cái hay riêng, e thẹn một chút mới vui. Gọi là rửa rau nhưng chỉ có Phương làm, còn tôi chỉ thọc tay vào chậu nghịch nước, rồi rửa tay… Phương.
– Sao không rửa đi cứ ngồi nghịch thế?
– Kệ, … thích nghịch.
– Vớ vẩn, bỏ tay ra không làm sao em rửa được!
– Không.
– Em mách mẹ bây giờ!
– Mẹ bao giờ cũng bênh anh nhá!
– Đúng là đồ trẻ con!
– Em? Thích không?
– Thích gì? Anh?
– Về với bố mẹ thích không? Muốn ở đây luôn không?
– Thôi, đừng trêu nữa, nhìn mặt em đây này – Phương ngước lên như cho mình nhìn mặt em – đúng là đỏ bừng lên nãy giờ.
Tôi nhổm đến, bất thình lình hôn nhẹ vào môi Phương, làm em lại càng đơ ra luôn, cứ thế nhìn tôi không chớp mắt. Một lúc sau em mới thẽ thọt được vài từ:
– Bạo dạn ghê nhỉ? Yêu mấy cô rồi có khác. Kinh nghiệm đầy mình.
– Vớ vẩn. Giờ chỉ yêu cô này thôi.
– À. Sáng nay em ra chợ gặp cô giáo anh nhá! Cô bảo ngày xưa anh học giỏi lắm, nhưng mà nghịch nhất trường, hihiihi.

Vừa múc nước cho Phương, tôi vừa hồi tưởng đến cái quá khứ “huy hoàng” của một thằng đầu bò đầu bướu hồi cấp 2. Chuyên bỏ học đi ăn trộm, mùa nào thức nấy, lúc thì táo, lúc thì ngô, rồi nhãn, mía… Trên trường thì toàn kích đểu cho chúng nó đánh nhau, có hôm bị 2 thằng nó quay ra nó đánh luôn cả mình. Ngồi trong lớp thì toàn trêu gái, đọc truyện… Nói đến lại nhớ các thầy cô, nhớ trường cấp 2 quá.

– Xưa anh gọi là mất dạy thì có. Toàn đánh nhau với bày trò, đứng cột cờ mấy lần. Bố mẹ bị gọi lên suốt, mỗi lần về là lại chạy từ đầu xóm đến cuối xóm…
– Cô bảo anh là người được giải Tỉnh đầu tiên của trường nên các thầy cô mới cưng không thì anh đuổi học lâu rồi. Không ngờ Cường ngố cũng giỏi phết nhỉ?
– Hì hì. Anh mà! Không giỏi sao có người yêu xinh thế này!?
– Nịnh!
– Mà anh này. Bố với mẹ ngày xưa được giải quốc gia à? – Phương lè lưỡi.
– Uhmm.
– Nhà anh toàn thứ dữ nhỉ?
– Nói ai thứ dữ? Tôi đập cho giờ!
– Hihihi. Sao bố mẹ giỏi thế mà anh lèng mèng? – Phương nhìn mình bĩu môi.
– Mắt toét! Vào phòng anh mà xem!
– Xem rồi! Được cái giải Khúc khích mà cũng khoe. Dốt nhất nhà!
– Thôi ngay! Tại ngày xưa bố mẹ thi toàn người dốt thôi, lúc anh thi toàn người giỏi!
– Hehehe. Cường dốt.
– Còn hơn cái đồ thi ĐH suýt trượt!
– Suýt đâu! em chỉ cần thế thôi. Hì hì.

Nhắc lại chuyện đó, tôi lại thấy xót xa cho bố mẹ. Chỉ vì hoàn cảnh gia đình mà hai người phải gác lại cái ước mơ đó. Bao nhiêu hoài bão, bao nhiêu đêm chong đèn sách mà cuối cùng đành phải từ bỏ nó. Những khát khao hoài bão đó giờ đây được đặt lên vai tôi. Ngày tôi thông tin được học bổng, bố mẹ mừng rơi nước mắt, có lẽ bố mẹ còn vui mừng hơn gấp nhiều lần, vì trong tôi giờ còn là hình bóng tuổi trẻ của chính họ, với đầy khát khao, đam mê trải nghiệm ở một chân trời hoàn toàn khác.

– Bố mẹ ngày xưa trong danh sách đi Nga học đó em, nhưng 2 người đều từ chối vì hoàn cảnh gia đình, đến giờ bố mẹ vẫn tiếc lắm. Giá như nhà không neo người thì tương lai đã khác nhiều lắm rồi.
– Nhưng như thế chắc gì bố mẹ đã yêu nhau? Chắc gì đã có anh?
– Ừ, anh cũng nghĩ thế.
– Thôi không nhắc chuyện này nữa. Mỗi lần nhắc đến em thấy khó thở lắm.

Câu nói của Phương để lại một dấu ! lớn trong lòng tôi. Em biết tôi định nói tiếp điều gì, và có lẽ trong đầu em đã mường tượng ra cái viễn cảnh xa cách nhau. Em sợ, tôi cũng sợ. Cuộc đời, ai nói được ngày mai?

Chap 38 – Về quê (Part 2)

Phương ghi điểm tuyệt đối trong mắt mẹ tôi, ít nhất là về chuyện bếp núc. Một cô gái thành thị nhưng về nhà quê không tỏ ra chút gì bỡ ngỡ, xăm sắn làm hết mọi việc không hề nề hà điều gì. Gọi là nhà quê nhưng mọi thứ nhà tôi không khác gì trên thành phố là mấy, có chăng là thêm cái bể nước, ao cá đằng sau và mảnh vườn nhỏ nhỏ thả mấy con gà tre. Cái khác biệt có lẽ chỉ là cái nếp sống, ở đây mọi người sống chậm hơn, thư thả và nhẹ nhàng hơn.
Thỉnh thoảng, tôi vẫn bắt gặp ánh mắt mẹ đang chăm chú quan sát Phương làm bếp và thoáng mỉm cười. Nhớ ban đầu khi gặp Phương ấn tượng của mẹ là một cô gái nhanh nhẹn nhưng có gì đó hơi hoa hòe hoa sói, ăn mặc chau chuốt, quá chú ý đến hình thức, mẹ không thích. Nhưng qua nhiều lần gặp gỡ, mẹ tôi biết đó không hẳn là xấu vì đặc thù công việc của em. Phương dần đẹp lên trong mắt mẹ với những cử chỉ nhỏ nhặt không giống ai, nhưng giống mẹ! Từ chuyện “dằn mặt” Chúc lúc nấu ăn đến tỉ mẩn khêu từng cái hạt ớt vì sợ tôi loét dạ dày, cộng thêm cái tính “nồng nàn” sao y của mẹ…

Để đến được với nhau, cả tôi và Phương sẽ còn phải thay đổi nhiều – mẹ nghĩ vậy, nhưng ít nhất mẹ biết đã có người có thể chăm lo cho con trai mẹ. Với bản năng và sự tinh tế của một người làm cha mẹ, mẹ tin vào linh cảm của mình, rằng ai sẽ là người có thể tin tưởng để giao con trai mình. Tất nhiên những điều đó mẹ sẽ không nói, tôi cũng không nói, Phương sẽ đủ tinh tế để hiểu được vị trí của em.

– Nào, nâng cốc. Chúc sức khỏe!
– Thằng Cường có gì nói thì nói đi! – Mẹ khởi sướng.
– Nói gì ạ?
– Từ qua đến giờ đi chợ với ai tôi chẳng biết! – mẹ đánh mắt sang phía Phương.
– À, vâng. Giới thiệu với em: đây là bố mẹ anh.
– Cháu chào 2 bác ạ!
– Giới thiệu với bố mẹ: đây là Phương, bạn gái con ạ.
– Rồi! thế chứ – Mẹ mình gật gù – Đúng là không phải dạng vừa đâu 
– Thôi cả nhà ăn đi không đói rồi.
– Tự nhiên cháu nhé, nhà quê có gì ăn nấy!
Tranh thủ lúc ăn cơm, bố mẹ cũng chỉ hỏi han được gia cảnh nhà Phương, quan điểm hôn nhân của gia đình. Kèm theo là vài câu “dìm hàng” thằng con trai, đúc rút lại là “lười, bẩn, khó dậy”
– Lúc nào thằng Cường đi học thì thỉnh thoảng cứ về đây chơi với 2 bác nhé con!
– Vâng ạ! – Phương khẽ trả lời.

Tôi nhìn thấy nét thoáng buồn trong mắt Phương khi bố mẹ nói đến chuyện ấy. Chắc bố mẹ cũng nhận ra được điều đó. Nhưng hai ông bà cũng đủ tinh tế để lái câu chuyện sang hướng khác và kéo tâm trạng của Phương lên.

– Hai đứa lần sau về từ thứ 7, sắp xếp công việc về chơi nhà lâu lâu tí.
– Vâng, cháu thì cũng nghỉ thứ 7, chỉ có anh Cường là hay phải lên trường thôi ạ.
– Tham công tiếc việc vừa thôi con ạ, bố mẹ có để cho mày đói đâu! lương thế đủ rồi, đừng đi dạy thêm nữa.
– Con kham được, kiếm tiền còn cưới vợ chứ.
– Mày ai thèm! Phương nhỉ?
– Hihihi…
– Chiều hai đứa định mấy giờ đi?
– Chưa ăn xong bố mẹ đã đuổi con đi rồi!
– Bố nhà anh! tôi hỏi để còn chuẩn bị đồ cho nó tươi thôi.
– Thôi con không mang gì lên đâu! lần nào lên cũng như đi buôn.
– Mày không cần thì mẹ cho cái Phương. Chiều hai bác cháu mình sang hàng xóm lấy mấy con cá chép cháu ạ, nhà mình toàn cá li ti ăn chả bõ dính răng.

Ăn cơm xong, tôi nảy ra ý định đưa Phương lên trường cấp 2 của mình chơi. Ra trường lâu quá rồi mà chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện quay lại đây thăm thú, nhớ hồi cấp 3 chỉ hẹn hò bạn bè về, lên trường tặng thầy cô bó hoa rồi cả lũ lại đi tụ tập ăn uống.
Trường vắng tanh, Chủ nhật nên chẳng có ai cả. Bác bảo vệ cũng là người mới, nhìn mình với ánh mắt nghi ngờ. Nằn nì mãi, đưa cả CMT ra thì cũng vào được trường cũ dạo một lát với điều kiện không được hái hoa, bẻ cành.

Trường tôi vẫn thế, chẳng có gì thay đổi. Có lẽ chỉ là trường làng, lại là cấp 2 nên chẳng bao giờ được đầu tư gì cho lắm. Lang thang qua những dãy nhà, ngó lom lom vào từng lớp, chỉ cho Phương thấy chỗ ngày xưa tôi từng ngồi, cái bục giảng trơ gạch ngày ngày thầy cô vẫn đứng, cái cột cờ cứ vài tuần một lần lại thấy cái mặt tôi xuất hiện đứng bên cạnh lũ bạn giặc.

Đúng là chỉ có khi đánh mất cái gì đó hoặc không còn gắn bó với nó nữa thì mới thấy thấm thía những ngày tháng đã qua. Tôi lặng đi, nhớ thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những trò nghịch ngợm, nhớ những ngày hè nóng nực rủ nhau tắm sông suýt chết đuối mấy lần…

Phương im lặng đi bên cạnh, hai đứa khoác tay lang thang dưới những tán lá me, lá bàng… Em bật cười thích thú khi tôi khoa chân múa tay kể về những lần ăn trộm, những lần bị phạt trực nhật, rồi có khi hét ầm lên đấm tôi thùm thụp lúc tôi dẫn đến cái bể nước của trường mà cứ mỗi lần ra chơi cả lũ con trai trèo lên rồi thi nhau xem thằng nào “cẩu” đi được xa nhất…

– Xưa anh có yêu bạn nào trong lớp không?
– Có chứ, trẻ con mà. 2 đứa liền.
– Ghê thật! Tán gái từ bé đây.
– Nhưng mà bọn nó có thèm đâu, tại hồi đấy anh cứ hâm hấp. Trêu xong chạy biến đi.
– Anh vẫn thế mà, đã hết hâm hấp đâu! Ôi, sao mình khổ thế này! Vớ phải ngay ông hâm dở.
– Em sao? Cấp 2 có anh nào tán không?
– Đầy! Hồi ấy em để tóc dài, xinh cực!
– Thế có yêu anh nào không?
– Không! Em chẳng biết gì, cứ thấy bọn nó tặng gì là chạy thục mạng. Hihii. Mà quên! Nhắc đến quà mới nhớ! Quà tỏ tình của tôi đâu? – Phương quay sang lườm nguýt.
– Cho về quê chơi rồi còn gì!
– Xí, không có cũng chẳng sao đâu.
– Thôi đừng dỗi, anh đùa đấy, tí về anh đưa cho em nhé.
– Hí hí. Cái gì đấy Cún?
– Bí mật chứ.
– Nói đi!!!
– Không!

Cứ mải nói chuyện, 2 đưa lang thang ra khu vườn cây sau trường lúc nào không biết. Ở đây giờ toàn là xà cừ, keo tai tượng. Chẳng hiểu sao ngày xưa mấy đứa suốt ngày chui vào đây trốn tìm.

Đi mỏi quá, tôi mới tựa vào gốc cây và kéo Phương tựa vào người mình. Giờ thì em đang hoa chân múa tay, kể hết chuyện nọ chuyện kia, chỉ chỏ cây cỏ hoa lá… Bất chợt tôi ôm lấy Phương từ đằng sau thì thầm: “Cho anh hôn cái”. Chẳng đợi đồng ý, tôi từ từ xoay người nàng lại, đưa mặt lại thật gần rồi ghé sát vào môi em, Phương thẹn thùng nhắm mắt lại. Nụ hôn rất nhẹ nhàng nhưng không kém nồng nhiệt.

– Ghê thật! Kinh nghiệm đầy mình có khác – Phương thì thầm bên tai.
– Em có sợ anh không? Khi anh đã có những tiếp xúc như thế với người khác.
– Có! Em không thích! Em gét anh! sao anh dám làm thế với người khác trước em hả? – vừa nói Phương vừa đấm vào lưng tôi. Đấm chán thì nàng chuyển sang giọng thẽ thọt.
– Nhưng mà, em là người cuối cùng, nên không sao. Hhihi. Cũng như anh ý.
– Cái gì? Em cũng để cho thằng nào sờ rồi?
– Anh bị hâm hả! Thằng nào sờ? Em cắn chết – vừa nói vừa thị phạm luôn, ngoạm luôn một miếng vào vai tôi, may mà chỉ là trả vờ.
– Mà đàn ông các anh ích kỉ thật! Mình yêu bao nhiêu đứa không sao, thế mà lại ghen với quá khứ của người yêu.
– Em không ghen chắc!
– Không! Chẳng bao giờ. Cái gì qua là qua. Chỉ khi nào anh còn lằng nhằng với tình cũ thì em chẳng tha.
– Con gái con đứa, vừa phải thôi chứ, động tí là xù lên xấu lắm.
– Em không biết đâu! lúc ấy em không kiềm chế được. Anh biết vì sao không?
– Sao?
– Vì phụ nữ là giống ích kỉ nhất.

Những điều Phương nói nghe có vẻ ghê gớm, nhưng tôi biết sẽ chẳng bao giờ có thật, đơn giản vì tôi chẳng bao giờ để nó xảy ra cả. Tận trong lòng, tôi thấy mình hạnh phúc, vì tôi biết với Phương tôi quan trọng thế nào. Từ bao giờ, tôi cũng biết mình đang có ai, biết người bên cạnh quan trọng với mình như thế nào.


Hai đứa còn tha thẩn + vần vò trong khu bạch đàn của trường khá lâu rồi mới về. Trên đường về em cứ chốc chốc lại đấm, rồi cấu, rồi véo vì cái tội cho tay đi du lịch hơi xa của tôi.

– Đau ơi là đau.
– Anh xin lỗi.
– Lỗi cái gì! Lần sau không cho nữa.
– Lần sau anh sẽ dùng giữ gìn hơn nhé.
– Không cho nữa. Để dành cho con!
– Tính xa thế!
– Ý anh là sao?!!! – Phương nhoài người lên ghé miệng sát vào tai tôi, nhả từng chữ từng chữ một, gió rít qua kẽ răng, nghe như ở cõi nào vọng về.
– Đâu. Anh có ý gì đâu? – Toàn thân lạnh toát.
– Chạy làng phải không?
– Ôi dào ơi, nó phải được đến Z rồi mới gọi là chạy làng cô nương ạ. Đây mới đến T thôi.
– T là cái gì?
– Phiên âm nó sang tiếng Anh khác biết
– Anh! Anh nham nhở thế hả!!!! Chưa thấy ông thầy giáo nào như anh đâu!

Hai đứa về đến nhà đã gần 3h. Bố mẹ lập tức “đuổi” lên trường không sợ đi trời tối. Mẹ lôi tuột Phương đi “thu gom” thực phẩm, trước khi đi còn kịp ném cho tôi 1 cái lườm sắc như dao:

– Bảo về sớm để 2 bác cháu đi chợ mà lang thang giờ này mới về. Mày chỉ giỏi chân đi chơi!
– Thôi, nó không về thì cứ trách, nó về rồi thì động tí là mắng mỏ nó! – đồng minh phe ta đã lên tiếng.
– Bố con anh thì một phe rồi, tôi ở nhà này là cái gì đâu, biết bao giờ mới có phe đây!

Ở nhà còn lại hai bố con, ông cụ lại quay về dặn dò những điều mà lần nào về tôi cũng nghe. Loanh quanh chỉ có dạy dỗ, thái độ, cẩn thận đường xá… nhưng tôi vẫn ngồi im nghe. Nhiều khi vẫn là những câu ấy, nhưng nếu ông bà không nhắc đi nhắc lại có khi lại thấy không yên tâm, sợ thiếu trách nhiệm, sợ con nó quên. Tôi hiểu vậy nên chẳng bao giờ than “biết rồi” như những đứa khác. Lần này, ngoài những nội dung cũ ấy, tôi còn biết bố mẹ suy nghĩ tiên tiến hơn cả tụi trẻ chúng tôi nữa.

– Hai đứa có gì chưa?
– Gì ạ? Chưa, bọn con vừa mới mà.
– Uhmm, có gì thì cứ bàn với bố mẹ.
– Còn xa lắm bố, con còn đi học. Giả sử có bầu rồi thì con sao đi được nữa!


Đang nói chuyện với bố thì nghe thấy điện thoại của Phương trong túi kêu inh hỏi, tôi rút ra thấy “My MOM is calling”. Tôi không nghe, lẳng lặng ấn nút silence rồi cất lại vào túi. Lòng băn khoăn không biết Phương có nói cho bố mẹ biết là ở nhà tôi không nữa? Mà tôi cũng đâu để cho Phương xin phép bố mẹ đâu, cứ thế lôi tuột em đi trong đêm.

Mẹ với Phương về, đúng như tôi dự đoán: rau, củ, quả, mấy con cá còn giãy đành đạch, mấy con gà thịt sẵn. Lần nào lên cũng nhét đầy tủ lạnh xong chẳng nấu, thiu thối lại tự thân đi dọn. May quá là giờ đã có osin kiêm bảo mẫu Xuân Phương nên không phải lo nữa.

Đưa điện thoại cho Phương, tôi chằng chịt đồ đạc vào xe rồi quay vào nhà chuẩn đồ bị để đi còn em chạy ra cổng gọi lại cho mẹ.

Lúc quay ra đến nơi thấy Phương đang thẫn thờ đứng vân vê cái điện thoại. Tôi lại gần vỗ vai, em giật mình quay lại, rồi hình như chỉ chờ có thế, Phương nhìn tôi mắt ngân ngấn nước, miệng bẹp ra, giọng ngay lập tức méo hẳn đi.

– Sao thế em?
– Mẹ mắng em! – xụt xịt…
– Mắng sao?
– Mẹ bảo con gái mà dễ dãi, mẹ không chấp nhận, bắt về nhà ngay!…

Chap 39 – Quá khứ lặp lại?

– Con đang ở đâu? Bố mẹ lên không thấy?
– Con đang ở nhà bạn ạ.
– Bạn nào?
– Bạn… con.
– Cường phải không?
– …Vâng
– Ai cho phép mày đi? Mày xin phép bố mẹ mày chưa mà dám tự ý xuống nhà người ta hả? Về nhà ngay!
– …Vâng.
Đó là nội dung cuộc điện thoại của Phương và mẹ.
Hai đứa đưa nhau lên trường trong tâm trạng không vui vẻ gì. Rõ ràng trong chuyện này thì tôi và Phương là người có lỗi, khi đưa nhau về nhà mà không được sự cho phép của gia đình Phương. Chúng tôi có thể giải thích hay biện bạch rằng đó chỉ là về nhà bạn chơi vô tư, nhưng sẽ chẳng ai tin, thậm chí còn làm tình hình tệ hơn. Qua một chút ít thông tin cũng như cách nói chuyện, tôi biết rằng gia đình Phương không có ấn tượng ban đầu tốt với mình. Từng ấy năm ra đời không phải là nhiều, nhưng cũng đủ để tôi biết cái ấn tượng ban đầu với một người quan trọng như thế nào? Nhiều khi nó còn quan trọng hơn cả khả năng lẫn vị trí của người đối diện.
– Em sợ không?
– Có. Mẹ nghiêm khắc lắm.
– Lỗi là tại anh, anh sẽ xin lỗi bố mẹ.
– Mình đã có gì chính thức đâu, em chỉ về nhà anh chơi thôi mà, mẹ quá đáng!
– Em đừng nói thế! Nói vậy bố mẹ càng bực hơn. Giờ còn chơi bời gì nữa!
– Anh sợ không?
– Sợ gì! Cùng lắm là bố mẹ đánh anh là cùng chứ gì! Anh ăn đòn quen rồi.
– Vớ vẩn.
Tôi cảm nhận rõ Phương sợ mẹ trong cách nói chuyện của em. Thiên kim tiểu thư không có nghĩa là muốn gì được nấy như mọi người vẫn tưởng, ngược lại Phương được yêu chiều theo cách của một gia đình gia giáo, bao bọc đi đôi với huấn luyện, dạy dỗ đi cùng với cứng rắn. Có lẽ vì thế mà tôi biết rằng, khi ở nhà Phương sẽ là một người vợ đảm, một người mẹ dịu dàng, nhưng bước chân ra khỏi cửa em không hề hiền lành một chút nào. Cũng từ Phương, tôi biết thêm được một người phụ nữ nữa, người khả dĩ trở thành nhạc mẫu của mình – cũng không phải là một người hiền lành.
– Anh! nếu bố mẹ cấm mình yêu nhau thì sao?
– Lí do gì? Em đừng nói rằng không môn đăng hộ đối nhé!
– Không phải thế! Nhà em cũng như nhà anh thôi, nhưng…
– Có chuyện gì em còn giấu anh à?
– …
– Bố mẹ muốn em về quê làm, lấy chồng gần nhà.
– Sao bây giờ em mới nói với anh!?
– Thì giờ này hôm qua vẫn còn “ông ông – tôi tôi” thì nói lúc nào?
– Thế đầu đuôi thế nào em kể đi.
– Bố có một người bạn thân, em gọi là bố nuôi. Bố nuôi có anh Linh, anh Linh có bạn là anh Huy.
– Vậy cả 2 anh đều yêu em?
– Sao anh biết?
– Em kể tiếp đi.
– Anh Linh thì làm ở Bảo hiểm xã hôi, anh Huy thì làm giảng viên trường Cao đẳng ở quê.
Ờ, lại giảng viên, ** **** cái thằng GV, chẳng lẽ lại một thằng GV nữa à?
– Thế bố mẹ bắt em cưới thằng nào?
– Bố mẹ không bắt em cưới ai cả, đó là quyền của em, bố mẹ chỉ muốn em lấy chồng gần nhà thôi.
– Thế em thích lấy anh nào hơn?
– Thích lấy anh Cường hơn.
– Không có đùa!
– Anh mới đùa ý! Anh bị điên hả?
– Hì hì. Anh đùa thôi.
Nói cứng vậy để động viên Phương, nhưng trong lòng tôi không khỏi dậy sóng. Nhiều khi tôi tự hỏi tại sao mình lại hay va vấp vậy trên đường yêu đương đến thế? Lại một ông giảng viên nữa! Chả lẽ kiếp trước tôi có thù sát thân với các thầy đồ hay sao mà bây giờ toàn gặp kì đà là giáo viên thế này?
Nếu nói tôi sợ họ thì thực sự không phải! Tôi tự tin vào bản thân và những gì đã làm được, nó không hơn ai nhưng đủ để tôi ngồi thẳng lưng nói chuyện với những người đồng trang lứa. Nhưng, tôi sợ, rất sợ, vì nó lặp lại, nó gợi lại nỗi đau đã lên da non trong mình. Có những nỗi đau được chôn chặt, được xoa dịu bằng thời gian, không có nghĩa là người ta không còn biết đau mỗi khi nghĩ về nó, một ngày, hai ngày, hay vài mươi năm thì cái cảm giác đau đớn ấy vẫn còn nguyên. Cũng là người mình từng yêu thương hơn bản thân, cũng cha mẹ cấm cản giằng em khỏi tay mình và đặt vào tay người khác, giờ đây mọi thứ lại lặp lại?
Tim tôi chợt quặn thắt, trong đầu mường tượng ra cái cảnh một ngày nào đó người ta lại cướp Phương của tôi đi mất, tôi lại chứng kiến cảnh em rạng rỡ bên người thương trong khi em đã từng ở trong vòng tay mình? Nước mắt tôi rơi lã chã, tay tôi siết chặt lấy tay Phương. Tôi chẳng sợ gì giờ phút này, ngoài nỗi sợ mất đi em, mất đi cái thứ hạnh phúc còn chưa viết nên tên.
– Em đừng sợ nhé. Anh không để ai cướp em đâu!
– Hì hì. Ai cướp được em! Chỉ trừ khi anh đồng ý, không thì em sẽ chẳng lấy ai cả.
– Vớ vẩn. Em lấy ai lại phải đợi anh đồng ý.
– Em đã trốn họ được mấy năm, cố thêm mấy năm nữa, anh nhỉ?
– Sao em không nói thẳng với họ?
– Đâu có phải không đâu! nhưng các anh ấy vẫn quan tâm mà không đòi hỏi gì. Nhiều khi em thấy mình có lỗi lắm.
– Em không dứt khoát mới là có lỗi.
– Họ đều là bạn bè từ lâu, bố a Linh lại là bố nuôi em, anh bảo làm sao em nói nặng được?
Tôi không thể hiểu rõ nội tình của gia đình Phương, cũng như mối quan hệ giữa Phương với 2 người kia, đơn giản vì tôi và Phương vừa mới là người yêu chưa được một ngày! Tôi chỉ có thể phán đoán dựa vào những gì em nói, và vào sự tin tưởng của tôi dành cho em. Phương chắc chắn không yêu 2 người kia, vậy thì họ cố gắng để làm gì? Họ đang bám víu vào cái gì mà không bỏ cuộc nếu không phải là sự hậu thuẫn của bố mẹ Phương?
Bố mẹ Phương chưa biết chuyện của tôi và Phương, có chăng chỉ là những suy đoán. Nhưng với những người từng trải và làm cha mẹ, họ thừa tinh tường để biết con gái mình yêu ai. Vì thế họ sẽ càng “hỗ trợ” mạnh mẽ cho 2 người kia để kéo Phương về phía mình? Nghĩ đến đây tôi bật cười, chẳng lẽ bố mẹ Phương lại giống bố mẹ Mai? Không cần biết con gái yêu ai, chỉ cần biết kéo con gái về bên mình càng gần càng tốt? Một bên là môn đăng hộ đối, còn bên này là giữ con gái ở gần mình?!
Tôi vẫn hy vọng rằng, những cảm nhận của mình là sai. Tôi không muốn gặp lại một bố mẹ Mai thứ 2!
– Con chào bố mẹ!
– Cháu chào 2 bác ạ!
– Vào nhà đi – mẹ Phương đứng sẵn ở cửa chờ 2 đứa.
Tôi bước theo Phương và mẹ em vào nhà, tức thì bà quay ngoắt lại nhìn khi tôi có ý định bước vào nhà, cái nhìn soi mói và xen lẫn khó chịu như cho tôi biết ý bà “mày vào đây làm gì?”. Tôi bất ngờ vì hành động “bất lịch sự” của mẹ Phương. Chẳng lẽ cái bề ngoài của mình nó tệ hại đến mức không muốn cho vào cửa??
– Kìa, mẹ!
– Kìa, mình, cháu cứ vào đây ngồi – Bố Phương lên tiếng.
Trong đầu tôi đã nảy ra câu “xin phép” để lui bước rồi, vì có vào nhà đi chăng nữa thì cũng chỉ làm tình hình thêm tồi tệ hơn mà thôi. Nhưng tôi vẫn vào, vì tôi sợ bố mẹ Phương sẽ làm gì em! Tất cả đều là lỗi của tôi, Phương là con gái, mọi chuyện em làm đều lựa theo người yêu của em, tôi không muốn Phương bị bố mẹ đánh mắng vì mình.
– Dạ thưa hai bác.
– Thôi cháu không phải nói – mẹ Phương chặn lời
– Mình thôi đi!
– Cháu uống nước đi – Bố Phương nói.
– Cháu tên gì?
– Dạ thưa bác cháu là Cường
– Cháu đi làm chưa hay vẫn đi học?
– Dạ, cháu đang dạy ở trường ***********
– Uhmmm
– Dạ thưa hai bác! Cháu rất xin lỗi hai bác vì đã rủ Phương về nhà chơi mà chưa được sự cho phép của hai bác. Cháu mong hai bác tha thứ và đừng trách mắng Phương ạ, tất cả lỗi là do cháu.
– Uhmm. Ăn nói thế này bảo sao?! – mẹ Phương dành cho tôi một cái lườm nửa mắt. Thêm một lần tôi bất ngờ về thái độ có phần hơi sỗ sàng của bác.
– Thôi đưa nhau về đến đây là được rồi. Lần sau bạn bè có đến nhà nhau chơi thì phải xin phép bố mẹ, nghe chưa Phương? – Bác quay sang Phương.
– Bạn bè 2 đứa vô tư thôi nhưng đừng để người ngoài nhìn vào người ta lại hiểu lầm không hay! Hai đứa hiểu không?
– Bố, thực ra bọn con.
– Bố hiểu, thôi để nói sau. Cháu ở lại ăn cơm với gia đình nhé?
– Thôi cháu xin phép hai bác, để lần khác ạ – rồi tôi đứng dậy và thoái lui.
Câu chuyện diễn ra chóng vánh, nhưng đủ để 4 con người hiểu nhau.
Tiễn tôi ra khỏi cửa, Phương cứ líu ríu bám vào tay, làm tôi phải làm đủ trò từ nháy mắt đến tặc lưỡi để bảo em đừng theo nữa mà Phương không chịu, hai đứa cứ như phường chèo dắt díu nhau từ nhà ra cổng trong ánh mắt tóe lửa của bố mẹ. Tâm trạng của tôi thực sự chán nản, nhưng vẫn phải nói cứng để Phương không phải suy nghĩ.
– Em xin lỗi
– Xin lỗi gì! Em vớ vẩn
– Bố mẹ chưa hiểu anh thôi!
– Anh biết! Cái gì chẳng cần thời gian. Đừng lo nhé! Vào nhà đi
– Anh đừng nghĩ gì nhé!
– Nghĩ gì? Có gì phải nghĩ! Em ý, đừng nghĩ gì cả đấy.
– Anh, đưa tay đây em
– Làm gì?
– Cứ đưa đây!
Phương nắm lấy tay tôi theo kiểu bắt tay như bussiness men với nhau, nhưng em làm bằng tay trái.
– Bắt tay! Hứa là không được bỏ nhau!
– Uhmm. Anh hứa – tôi phì cười vì trò trẻ con của Phương, nhưng những lúc thế này thì mấy cái hành động trẻ con này biết đâu lại lên thêm được tinh thần cho em.
– Được. Mà bắt tay trái à?
– Bắt tay trái, vì tay trái gần tim!
Nói xong Phương chồm lên thơm nhẹ vào má tôi. Phương không phải một con ngố để không biết ai đứng quan sát và tình hình của hai đứa ở đang ở mức độ nào, nhưng em vẫn làm, như để khẳng định điều gì đó cho bố mẹ em biết. Lúc này mắt tôi đang nhìn thẳng vào nhà, nên chẳng khó khăn gì để thấy mẹ em đã chứng kiến hết những gì hai đứa vừa làm, từ bắt tay đến hôn hít! Thêm một cái gai nữa đâm vào mắt bà!
Chia tay Phương, tôi không về nhà mà phóng thẳng ra quan rượu…
Tôi chán, thực sự chán nản. Không phải vì những thái độ hay lời nói của bố mẹ Phương, mà vì cái tình cảnh của bản thân, và thương Phương. Mỗi bậc cha mẹ có cách bảo vệ và uốn nắn con cái theo cách của họ, kể cả xù lông với những mối nguy hại cho con họ – như tôi chẳng hạn, họ nghĩ thế!, nên tôi không trách họ. Cái làm tôi suy nghĩ là những người như bố mẹ Phương, bố mẹ Mai không đặt họ vào vị trí của con cái để biết chúng muốn gì và cảm thấy ra sao. Suốt từ lúc ra khỏi nhà Phương, trong đầu tôi vẫn cứ văng vẳng câu nói “bạn bè vô tư…” Ừ, thì bạn bè vô tư!

Chap 40 – Bản lĩnh

Ngày xưa, lúc xem phim thấy cảnh những người thất tình đi uống rượu, tôi từng sỉ vả họ: rằng những thằng nào vì tình mà say be say bét là kém cỏi, là hèn nhát. Nhưng sau này tôi mới biết mỗi người có cách đối mặt với sự thất vọng của bản thân mình. Trớ trêu là, tôi bước vào đúng cái con đường tôi từng dè bỉu: tìm đến rượu, và tôi nhận ra, chưa chắc họ đã yếu đuối, đôi khi, họ muốn say, say để quên đi chút ít, để không phải nghĩ về những buồn đau cuộc đời. Nhưng có quên được không thì câu trả lời là không! Càng say càng đau, càng đau càng nhớ.

Tôi ngồi bên bàn rượu và gục xuống lúc nào không biết. Những hơi men chuếnh choáng đưa tôi về nhà theo bản năng.

Hôm nay thức dậy sớm hơn mọi khi, không phải vì mấy cái ngụm rượu rẻ tiền toàn pha cồn vẫn bán ở quán, tôi giật mình chợt nghĩ giờ chẳng biết Phương đang ra sao nữa?

Với tay lấy cái điện thoại để gọi cho em. Hiện lên là hơn 20 cuộc gọi nhỡ của Phương và mấy thằng bạn, cộng thêm một đống tin nhắn cũng của Phương nốt.
Vừa bấm máy gọi cho em xong, thì bỗng nghe thấy tiếng điện thoại đang rung “bruuuuuuuu” ở dưới sàn nhà. Giật mình bật dậy, tôi thấy Phương đang nằm co quắp dưới sàn, cái điện thoại thì đang sáng choang, rung bần bật ngay trên đầu mà cô nàng chẳng hay biết gì hết!

Hốt hoảng, tôi phóng xuống bế Phương lên giường. Đúng là đồ con gái mất nết mà, ngủ lăn quay để người ta vần vò bế ẵm đủ kiểu cũng không thèm dậy!

Cứ để Phương gối lên tay mình ngủ, tôi quay ra đọc lại tin nhắn của em đêm qua. Nội dung chẳng có gì đặc biệt, nhưng nó làm tôi suy nghĩ nhiều quá. Vẫn là những lời xin lỗi, xuyên suốt từng ấy tin nhắn. Em đâu có gì mà phải xin lỗi hả đồ ngốc? Lỗi gì khi chúng mình yêu nhau? Câu xin lỗi hãy để dành cho mấy người mà em không yêu kìa! Chứ em đã bỏ anh theo chồng đâu mà xin lỗi?? Cúi xuống, tôi nhẹ nhàng thơm lên cái má trắng hồng và cái mỏ đang chu ra kia.

Một lúc, Phương ọ ẹ trong tay tôi, rồi khẽ khàng mở mắt, ngơ ngác như con mèo thức dậy buổi sáng. Sau một hồi ngó nghiêng xung quanh thu thập tình hình, nàng đẩy tay tôi ra khỏi đầu, kèm theo cái lườm đến cháy mắt.

– Cút đi!
– Sao đuổi anh? – tôi ngơ ngác.
– Còn hỏi à? Hôm qua ai đuổi tôi “cút đi”?
– Anh đuổi em à?
– Em giết anh!
– Thôi anh xin lỗi, chắc anh say đấy. Sao anh lại đuổi em được?
– Phí công người ta lo lắng! Biết thế để cho say chết luôn. Gét không thèm nằm cùng!
– Thôi lại đây với anh – Tôi kéo Phương lại gần thủ thỉ
– “Rồi em cũng bỏ anh giống người ta thôi”!!! vẫn còn nhớ “người ta” thế cơ mà! – giọng Phương nguýt dài, kèm theo là “liên hoàn” cấu véo.

Lại mấy cái cơn say say tỉnh tỉnh nó làm hại tôi. Lúc ấy cái thằng người mềm yếu mong manh trong mình lại trỗi dậy. Co ro, sợ sệt. Sợ cô đơn không ai lo lắng, sợ bị cướp mất người yêu, giống đứa trẻ đang chơi đồ hàng thì người ta đến đá nó ra đằng xa vậy, thằng bé hốt hoảng chạy lại nhặt thì người ta nhanh hơn lại đá nó đi mất, cứ như thế, miết mải chạy đuổi theo món đồ chơi mà đâu biết là không thể…

Tôi lại nhớ đến Mai, nhớ khắc khoải. Nhưng không phải nhớ con người, mà nhớ cái cảm giác lạnh lẽo và đơn côi. Hơn một năm trước, cũng diện kiến bố mẹ, cũng những lời nói như cứa vào tim, quán cũ, chai rượu, một mình, và những suy nghĩ hằn học cuộc đời – nó cho tôi sự nghiệp, cho tôi một gia đình yêu thương, thì lấy đi của tôi tất cả tình cảm riêng, không phản bội thì cũng vì những thứ định kiến và suy nghĩ đầy toan tính.

– Làm gì mà ôm chặt thế! Em khó thở.
– Bố mẹ hôm qua có mắng mỏ gì em không?
– Có. Bố mẹ bắt em về xin vào Bảo hiểm hoặc vào trường anh Huy dạy.
– Thế em nói sao?
– Em khóc nhè.
– Hahaha. Khóc nhè á?
– Anh không biết thì thôi, khóc nhè hay mà. Còn hơn là tranh cãi với bố mẹ.

Đúng là thứ võ lợi hại mà tôi không nghĩ ra. Võ này con gái là chủ sở hữu tuyệt vời nhất, có thể dùng bất cứ khi nào, và sức sát thương thì cực lớn. Nhưng dù thế đi chăng nữa thì nước mắt cũng không phải thứ vũ khí tuyệt đối để giải quyết dứt điểm. Muốn vậy, hai đứa còn phải cố gắng nhiều. Qua lời Phương kể, tôi biết bố mẹ em không hẳn là có thành kiến với mình. Điều làm họ “xù lông nhím” lên và tỏ thái độ có chăng chỉ là do cái profile của tôi với một chữ vỏn vẹn: xa!

Rõ ràng với duy nhất lí do đó, nó chẳng thể làm tôi vô tư không suy nghĩ. Bố mẹ Phương đều là công chức nhà nước, họ có những suy nghĩ tiến bộ, nhưng có lẽ đã hơi quá. Xã hội là vậy, “trai khôn gả vợ, gái lớn gả chồng”, thêm nữa là “xuất giá tòng phu”. Tôi là người không cổ xúy cho cái tư tưởng “gả chồng mất con gái” của đại đa số gia đình. Gái hay trai thì đều là con cái, có chăng thì phụ nữ sẽ hơi thiệt thòi hơn khi phải lo toan cho cả 2 nhà, chứ còn chuyện “mất con” thì quá cổ hủ.

Nói vậy để thấy rằng tôi và gia đình không phải phong kiến đến mức chăm chăm đi lấy con gái nhà người ta, rồi bắt một cô Mị nào đó về để hầu hạ dạ vâng. Hai vợ chồng chúng tôi sẽ tự lập, và trách nhiệm san sẻ cho cả 2 gia đình – tư tưởng ấy đã ăn sâu vào tôi từ lâu. Có lẽ vì thế mà khi nghe cái suy nghĩ có phần ích kỉ của bố mẹ Phương, tôi chỉ biết mỉm cười chấp nhận, và hy vọng thay đổi họ dần dần, dù sao cảm giác trống vắng của nhà có con gái đi lấy chồng cũng chỉ bố mẹ em mới hiểu được rõ nhất.

– Cún ăn gì em nấu?
– Thôi đi ra ngoài ăn đi, giờ em còn phải qua nhà nữa mà.
– Không thèm chứ gì?
– Mệt quá! Còn nấu mấy chục năm nữa, cứ ở đấy mà dỗi vặt.

Cách tốt nhất lúc con gái phụng phịu, là ôm vào lòng, kệ ọ ẹ, tự khắc họ sẽ quên hết cái gì vừa diễn ra. Tôi quặp Phương như con ếch ôm vào cây măng, chặt đến ngạt thở. Tôi thích cảm giác ấy, cảm giác sở hữu…

– Mình xếp hình đi.
– Thôi, giờ còn phải đi làm. Tối.

Mặt tôi nghệt ra. Bất ngờ. Tôi chờ đợi một sự im lặng đồng thuận, hoặc ít nhất là một lời cự tuyệt thẳng thừng, nhưng không, em trả lời tôi quá tự nhiên, cảm giác như đây là lời của vợ nói với chồng vào buổi sáng trước khi đi làm vậy, anh chồng thì xin xỏ còn chị vợ thì sợ muộn nên “khất” lại vào buổi tối. Nhưng cũng chỉ mơ màng được vài giây, Phương cười khành khạch vào bộ mặt ngây thơ của tôi.

– Haha. Mơ đi cưng, tưởng chị nói thế là chị đồng ý à? Chị để dành cho chồng chị.

Rồi hình như Phương nhớ ra cái gì, em với tay lấy cái điện thoại rồi dí dí vào mặt tôi.

– “Em thích nhìn anh lúc giảng bài!” – đứa nào đây?
– Ai biết! Chắc bọn SV nó trêu.
– Ai chẳng biết SV. Trêu gì mà trêu vớ vẩn thế!?
– Ai cấm được chúng nó? Sim rác đầy ra kìa ai biết đứa nào.

Thực ra là tôi biết ai nhắn. Con bé này học cũng khá và rất ngoan ngoãn. Tôi học năm 3 thì nó vào năm nhất, có đi làm tình nguyện cùng với nhau. Nếu Phương là một vẻ đẹp của chín chắn và truyền thống, thì bé đó lại đẹp theo kiểu vô tư lự và nhí nhảnh. Những khi đi làm việc cùng với nó tôi thấy mình thoải mái, mặc dù toàn mình làm là chính, vì nó cứ tưng tửng vừa làm vừa chơi. Có lẽ vì tôi hiền, dễ bắt nạt nên cứ chia nhóm làm việc là nó lại xung phong về nhóm mình, làm anh chị em trong đội cứ gán ghép suốt.

Từ lúc tôi ra trường, con bé và tôi ít gặp nhau, chủ yếu là trên lớp vì tôi dạy lớp nó. Nhiều lần tôi bắt gặp ánh mắt nó mất tập trung, không nhìn tôi thì nhìn ra ngoài cửa. Biết có chuyện gì xảy ra nên tôi chủ động gặp nó để nói chuyện. Trái với dự đoán của mình, một đứa tưng tửng và hơi bất cần như nó không hiểu, nói đúng hơn là không chịu nghe tôi nói gì. Trước khi xách cái cặp ngoảnh đít đi về nó còn buông cho tôi một câu: “chừng nào anh lấy vợ mời em thì em thôi”. Cái điệu bộ vừa đi vừa đưa tay quá đầu khoác cái túi chéo MU hàng mã, tai đeo phone xanh lè lắc qua lắc lại làm tôi nhớ đến Mai những ngày sinh viên.

Con bé thỉnh thoảng vẫn nhắn tin cho tôi, khuyên bảo mãi không được, tôi mặc kệ. Được cái là nó không bao giờ gọi điện, chỉ nhắn tin, và cũng không trong giờ dạy, nên tôi cũng không lấy làm phiền lắm.

Thực ra, trước khi yêu Chúc, tôi cũng có đôi lần suy nghĩ về bé, nhưng lại gạt đi, phần vì nó quá giống Mai, tôi hơi ác cảm, nhưng phần lớn là vì tôi ngại tình thày- trò, nó còn trẻ con quá. Còn giờ thì nó năm 4 rồi, bạo dạn hơn, nhiều khi tôi phải tránh mặt nó chứ không phải nó tránh mặt mình. Không biết là nó giống kiểu của Mai, mạnh mẽ, hay là đứa nào lúc yêu cũng hùng hổ thế.

– Thực ra là, anh biết. Nhưng anh thấy không đáng kể nên anh không kể em.
– Chưa gì anh đã nói dối em, thấy không? – Phương đổi thái độ.
– Em thừa biết môi trường của anh mà, mấy cái này mà ngày nào cũng kể thì nó thành vớ vẩn. Bọn SV giờ nó quái lắm, dỗi hơi là chúng nó trêu à.
– Em không biết! Anh vừa cãi bằng được là không biết, giờ lại bảo là biết! Em ghét dối trá!
– Anh cũng gét dối trá! Nhưng chẳng lẽ cứ chúng nó trêu là anh lại bảo em? Anh không muốn có tiền lệ ấy.
– Thôi em không muốn cãi nhau. Em về đây.
– Khoan. Anh không muốn làm gì khuất tất, nên nếu em muốn thì từ giờ anh sẽ công khai những chuyện như thế này!

Phương đứng dậy rồi lặng lẽ đi về, chẳng nói thêm lời nào. Tôi cũng không muốn tranh cãi làm gì, vì nó chẳng đáng. Nếu đặt mình vào vị trí của Phương có lẽ tôi sẽ hiểu em, cũng như ngày trước lúc tôi nhìn thấy Phương nhận tin nhắn của mấy người đang tán em vậy. Nhưng tôi vẫn là thế, tự tôn cao vút, tôi chỉ nói đến thế là cùng, mặc dù tôi biết em cảm thấy thế nào.
Vừa yêu nhau được 2 hôm đã gặp đủ thứ chuyện, hết bố mẹ lại đến giận dỗi nhau vì mấy chuyện đâu đâu. Tôi hơi chán nản, uể oải với lấy điện thoại, tôi nhắn lại cho bé Yến

– Từ giờ đừng nhắn tin làm phiền anh nữa nhé. Người yêu anh giận anh rồi kìa.
– Anh chị đăng kí chưa? – nó nhắn lại ngay lập tức.
– Chưa.
– Vậy thì kệ chị ấy!
– Anh không đùa đâu.
– Em cũng không đùa. Thôi em đang trong lớp, tiết 3, 4 gặp lại thày sau.

Nói thẳng không chịu nghe, nhắn tin thì cứng đầu, tôi bó tay với con bé.
Một tuần sau đó, tôi với Phương không nói chuyện với nhau. Tôi quá bận vì dự án của thầy đang vào giai đoạn báo cáo tiến độ, đầu óc lúc nào cũng căng ra vì thí nghiệm và mờ mắt viết báo cáo nên chẳng để ý được gì đến em nhiều. Vì một chuyện nhỏ nhặt như vậy mà em giận tôi đến vậy sao? hay chỉ mình tôi thấy là nó nhỏ nhặt? Em cứng đầu, tôi cũng cứng đầu, hai đứa chẳng ai chịu mở lời trước.

Trưa thứ 6, sau khi bấm nút Send gửi mail báo cáo cho thầy, tôi lăn ra cái ghế xếp ở trong phòng Thí nghiệm ngủ li bì. Suốt cả tuần mất ăn mất ngủ vì mấy cái số liệu, giờ tôi thèm ngủ kinh khủng. Không biết vì đói hay vì tiếng chuông kêu inh ỏi, tôi vùng dậy với lấy cái điện thoại. Đầu bên kia là cái giọng quen thuộc.

– Em có cái này cho anh xem!
– Không có gì phải xem cả!
– Nó liên quan đến Phương.
– … ở đâu?
– MaX, 15p nữa.

15p sau tại quán cafe. Tôi rất mệt, nhưng vì có thứ liên quan đến Phương nên mọi mệt mỏi như quên hết, cộng với một sự hiếu kì xen lẫn lo sợ.

– Gì đây? – tôi bắt đầu bằng giọng khó chịu, mặc dù ngồi cạnh Chúc còn một người nữa.
– Em muốn anh gặp người này.
– Chào bạn, mình là Huy.
– Chào bạn, mình là Cường. Bạn là?
– Mình là bạn trai của Phương. Hôm nay lên đây thăm Phương sẵn tiện rủ mọi người đi uống nước.
– À, vâng. Mình có nghe Phương kể về bạn.

Trong vài giây tôi mường tượng được ra điều gì trong này: Chúc làm thế nào đó kết bạn được với Huy, mục đích làm gì thì chẳng phải nói thêm – đây sẽ là thứ em đem ra để đối chọi với tôi?! Chúc ngây thơ khi em nghĩ rằng nếu tôi không yêu Phương nữa thì sẽ quay về với em? Nếu vậy thì em coi thằng bạn trai bây giờ chẳng bằng con người. Hay đơn giản chỉ là phá phách tôi cho bõ ghét? Càng nghĩ tôi càng thấy khinh bỉ con người này. Rút điện thoại, tôi nhắn tin cho Chúc mặc dù đang ngồi ngay đối diện.

– “Cô làm cái trò gì đấy?”
– “Mình là người yêu của nhau mà anh” – một cái nhoẻn cười, vẫn cái răng khểnh và má lúm đồng tiền tôi từng mê đắm, nhưng giờ thì không còn là cô Thanh Niên Kiểm Tra trong sáng ngày nào nữa rồi – một con cáo già giăng bẫy đưa người khác vào cảnh “3 mặt một lời”??

Chúc đứng lên và đi sang ngồi cạnh. Với lịch sự tối thiểu trước mặt người lạ, tôi vẫn để yên, nhưng đến khi Chúc đưa tay quàng vào tay tôi như tình nhân thì tôi bắt đầy thấy ghê sợ em. Rút điện thoại ra và đánh lên màn hình, tôi hướng nó về phía Chúc cho em đọc. “Cô thôi đi không? Đừng để tôi bóc mẽ ra!” – Đáp lại, Chúc cầm tay tôi đặt lên đùi em, và dựa đầu vào vai, chẳng khác gì tình nhân. Tôi vô cảm, và chẳng phản ứng gì, để xem em còn diễn được đến đâu nữa? Mấy cái trò mà em nghĩ rằng nó trí tuệ, thực ra nó đầy rẫy những kẽ hở và em vẫn đang tự đắc rằng mọi người cứ diễn theo kịch bản em vẽ ra?! Thật trẻ con và ảo tưởng.

Ngồi trò chuyện qua lại. Một phần tôi muốn tìm hiểu về “đối thủ” của mình, xem hắn nói gì? Đã làm gì cho Phương mà dám nhận là bạn trai? Nhưng lí do quan trọng nhất níu kéo tôi ở lại đây là vì sẽ được gặp em! Một tuần vừa rồi đã là minh chứng cho con người tôi: nhớ lắm, nhưng lạnh lùng, vô cảm đến chai lì. Khi có công việc, tôi chú tâm vào nó và chẳng màng gì những cái bên cạnh, kể cả em – người tôi yêu. Có khi nào nó là thứ bản chất đáng ghê sợ về độ lạnh lùng? Hay em bước vào đời tôi nhẹ nhàng quá, nên có cũng được không có tôi cũng thấy không sao?

Phương đẩy cửa bước vào. Một tuần không gặp, nhìn em vẫn vậy, tươi tắn và xinh đẹp, chỉ có đôi mắt là thoáng buồn – điều tôi tin chỉ mình mình nhận ra. Phương tỏ ra bình thường như không – đây là cái mà tôi chờ đợi ở em – một người phụ nữ trưởng thành và ý thức trân trọng chính bản thân mình. Nếu như em vật vã, bỏ ăn bỏ uống và chỉ chờ đợi được dỗ dành thì có lẽ tôi sinh ra không phải dành em, mà dành cho các bé tuổi teen chốc chốc đòi tự tử vì thất tình ngoài kia.

Phương khẽ khựng lại khi nhìn thấy tôi và Chúc. Nhưng chỉ vài tích tắc, em nhoẻn miệng cười rồi đi vào. Tôi cũng chẳng buồn thanh minh, vì một chút nào đó tôi tin vào bản lĩnh và trí tuệ của em.

Phương tiến lại gần hơn. “Nếu em làm ầm ĩ lên cũng chẳng trách được, nhưng có lẽ 2 đứa sẽ mất nhiều hơn là được đấy Phương ạ!” – ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi. Nếu điều đó xảy ra có lẽ người sung sướng hả hê nhất vẫn là Chúc, còn con rối Huy thì sẽ được dịp xem kịch miễn phí, và biết đâu có cái để đưa đẩy với bố mẹ em? Thôi thì đành vậy, giờ tôi cho Phương quyết định.

Mặc kệ lời chào hỏi của Huy và cái ánh mắt đầy ý tứ của tôi, em coi như không nghe không thấy gì, từ từ tiến lại gần. Cái khuôn mặt cười này thực đáng sợ, nó đáng sợ hơn là việc em bù lu bù loa lên như mấy mẹ mấy chị vẫn đánh ghen.

Phương đưa tay lên – “thôi rồi, chuẩn bị ầm ĩ” – tôi nghĩ, và tôi chấp nhận, nhưng hơi thất vọng.

Nhưng, khi tôi đang chờ đợi một cái tát, thì thấy em chỉ thẳng vào mặt Chúc. Phương gằn giọng, từng chữ nghe thấy nghèn nghẹn.

– Con kia! Biến …ra …khỏi …chỗ …của… tao!

Chap 41 – Bưởi


Sau khi nghe Phương nói xong, Chúc có lẽ hơi bất ngờ, em giật mình và tỏ ra có chút sợ sệt nhưng vẫn cố bám lấy tay tôi và nói cứng:

– Đâu là chỗ của mày? – rồi Chúc quay sang phía Huy cầu cứu.
– Anh Huy xem Phương hôm nay làm sao vậy?

Từ nãy đến giờ, tôi không chú ý đến Phương và Chúc nhiều. Người mà tôi để ý thái độ là Huy. Có lẽ Huy bất ngờ vì nhiều lẽ và giờ hằng hà sa số câu hỏi đang nhảy nhởn trong đầu ông ấy: tại sao Phương lại tranh giành với người khác? Tại sao Phương lại tỏ ra đanh đá như vậy? Thực hư mọi chuyện là thế nào?…

– Phương, có chuyện gì ngồi xuống rồi nói em – Huy mở lời.
– Anh không liên quan gì thì ngồi im đi.

Phương vẫn đang đứng yên, một tay khoác túi xách, một tay khoác khăn mỏng, và nếu người ngoài nhìn vào chắn chắn họ không biết bàn này đang có chuyện gì xảy ra, mà cứ tưởng như bạn bè đang chào hỏi hay chém gió với nhau.

Nãy giờ, tôi không lên tiếng vì muốn để cho mọi thứ lên đến đỉnh đi, lúc mà Phương hết kiềm chế được thì tôi sẽ nói. Có thể em sẽ cho tôi là thằng cù lì, cục mịch, hèn nhát không dám bảo vệ em mà để em vào cái cảnh này. Nhưng thực trong lòng không phải tôi không hiểu, mà đang muốn “trả thù” Phương, vì một tuần vừa rồi em không thèm ỏ ê gì đến tôi cả. Hơi ích kỉ phải không? Nhưng chẳng hiểu sao Phương luôn tạo cho tôi cái cảm giác dựa dẫm như thế? Trước thì không một ngày nào là không nhí nhéo “ông thế nào?” “ông ăn gì chưa?”… thế mà một tuần vừa rồi em coi tôi như thằng mồ côi người yêu, ăn ngủ mặc bay. Càng những lúc mệt mỏi tôi càng giận em, giận vì mấy cái thứ lí do cỏn con mà cũng hờn dỗi ghen tuông vớ vẩn. Nhưng nói vậy thôi, tôi sợ Phương sắp không chịu nổi rồi.

– Tớ cho bạn Chúc 3s, nếu không thì mọi chuyện sẽ ầm ĩ lên đấy! – Phương hạ mức độ nhưng cái thái độ hằn học thì không có gì thay đổi cả.
– Mày làm được gì cứ làm đi!

Nghe xong, Phương rút điện thoại và nói nhẹ nhàng: “vào đi em”
Tôi không bất ngờ. Tôi biết kiểu gì Phương cũng chuẩn bị. Em đã từng dọa Chúc đến sợ vỡ mật, thế mà bây giờ Chúc ngang nhiên quay ra trêu tức và còn công khai thách thức bằng cách lôi Huy vào chuyện này, nghĩa là Chúc sẵn sàng chơi đòn bẩn rồi. Kiểu người như Chúc thì nói lí lẽ, dọa nạt là vô ích, Chúc phải bị dằn mặt theo đúng nghĩa đen của nó – Phương hiểu điều đó nên em chuẩn bị sẵn, và cũng đề phòng cho mình luôn. Tôi hiểu tính Phương vì nó giống tôi – đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, “chân thành đến giới hạn thì cũng là khốn nạn lên ngôi!”.

Bên ngoài kia là 2 con bé dáng vẻ bặm trợn đang đi vào, tóc đứa nào cũng nhuộm vàng khè, quần bò rách, guốc cao lêu nghêu nhìn rất “anh chị”. Biết không lành, Chúc buông tay tôi ra ngay, ngoảnh sang tôi thấy mặt em đang tái mét. Trước khi 2 đứa kia kịp đến bàn, tôi gọi to cho tiếp viên nghe thấy:

– Em ơi, anh chuyển lên phòng seminar nhé. Chuyển đồ lên hộ anh.

Quay sang Huy, Phương và Chúc, tôi nói nhỏ: “đi lên trên nói chuyện”. Trước khi đi, tôi đã giằng cái điện thoại của Chúc khỏi tay em. Tôi không muốn ai đến đây thêm nữa để động chạm vào người Phương của tôi cả!

Cả lũ kéo nhau lên phòng trên. Đây là phòng chuyên để cho nhóm đến họp hoặc bàn công việc, rất may là hôm nay không có ai đặt, không thì…
Đợi sau khi thằng bé phục vụ đi ra, mọi chuyện mới bắt đầu. Trước khi nó đi ra khép cửa lại, tôi đã phải dúi cho nó 50K kèm theo lời dặn dò là bật nhạc to lên và không cho ai lên tầng 2.

– Mọi chuyện là thế nào? – Huy bắt đầu.
– Con kia, mày nói đi!
– Có gì mà phải nói. Anh nhìn thấy đấy, em và Cường đang yêu nhau thì Phương nó nhẩy vào.
– Thế à? – tôi quay sang Chúc.
– Chứ không phải vì cô nhẩy vào nhà nghỉ à?
– Anh…
– Anh anh cái *** ****, loại như mày chửi thẳng mặt cũng chẳng ăn thua. Hôm nay tao làm thật cho mày biết!

Phương vớ lấy cốc nước lọc hất thẳng vào mặt Chúc, chưa kịp để cho hoàn hồn, em đã cầm cái cốc ấy ghè đập thẳng vào đầu Chúc. Cái cốc vỡ tan, Chúc thì khụy xuống, tay Phương thì bị mảnh thủy tinh chọc vào chảy bao nhiêu máu.
Mọi người đều bất ngờ vì trước giờ ai cũng biết Phương không phải dạng vừa, nhưng không nghĩ đến mức nổi điên như thế. Cả 4 người lao đến xem tay Phương có làm sao không. Tôi lấy cốc nước lọc khác xối vào tay Phương và lấy áo mình thấm vào tay để bịt không cho máu chảy ra nữa, mấy người kia thì đứng bên cạnh xuýt xoa. Phương giằng tay ra khỏi áo tôi, nhìn tôi với ánh mắt vô hồn “kệ tôi”, rồi em quay sang phía Chúc – lúc này đã ngồi lên ghế.

Phương cầm tiếp 1 cái cốc khác lên, Chúc theo phản xạ co rúm người lại, còn mọi người thì lao vào cản Phương lại, lần này thì Phương không ghè được vào đầu Chúc vì bị mọi người tóm lấy, nên em … ném. Trúng người Chúc!

– Thôi đi Phương, em làm sao vậy? – giọng Huy.
– Chị ơi thôi, chị nóng quá.
– Bỏ ra! hôm nay phải đánh chết con này để từ giờ đừng có động vào nhà tao nữa. Con nào dám động vào của tao đừng trách tao!
– Thôi em! – Tôi giằng em ra khỏi tay mấy người kia ép sát vào người mình.
– Không nói nữa!
Phương nhìn tôi, mắt bắt đầu rơm rớm. Biết ngay mà, chỉ to mồm được một lúc là lộ nguyên hình hay khóc nhè ngay thôi. Tôi ghé sát vào tai Phương thì thầm:
– Nào! khóc bây giờ là hỏng!

Tôi nghĩ mọi thứ như vậy là đã quá đủ, nó đi quá xa so với tưởng tượng của tôi. Từ giờ Chúc cũng chắc sẽ không dám ho he gì nữa đâu, vì đàn bà, đã đến mức dùng vũ lực với nhau nó đã là tận cùng rồi! Nhưng tôi cũng không dám chắc chắn 100% với cái độ lì lợm và không biết xấu hổ của con người kia.

Chúc đứng dậy đi về.
Thực tâm, tôi không nghĩ Phương lại nổi điên đến mức đánh Chúc. Mọi thứ be bịt của tôi để người ngoài không ai hay thì giờ cả quán ai cũng biết khi thấy Chúc 1 tay xách túi 1 tay lấy giấy ăn bịt đầu đầy máu chạy ra!

Tôi xót xa lắm chứ. Vẫn là con người tôi từng yêu, từng gối chăn, hẹn thề mà giờ đây vì mình em bị tổn thương như thế. Những điều khuất tất em đối xử với tôi tôi sẵn sàng bỏ qua hết để không phải thấy em đau đớn về thể xác. Nhưng, tôi không thể quên được những gì Chúc đã làm để phá hoại tôi và Phương. Chúng tôi đến với nhau hoàn toàn trong sáng và minh bạch, đường đường chính chính, không thể vì bị cướp mất người yêu mà có những cư xử thiếu văn hóa và hèn hạ như của Chúc, trong khi cái nguyên nhân sâu xa nó phát xuất chẳng phải từ ai khác ngoài em!

Tôi tất nhiên sẽ không chạy theo Chúc, tôi chờ Huy chạy ra cùng với Chúc để lo cho em, ít ra thì em là người quen Huy trước tôi. Nhưng không, Huy giờ đang bận líu ríu cạnh Phương. Tôi thở dài, biết sao được, khi nhìn người mình yêu đau đớn thì mình còn đau hơn ý chứ, chắc vậy.

Tôi cũng chẳng còn tâm trạng đâu mà để ý đến Huy nữa, nãy giờ tôi mải lo thấm máu ở tay Phương vào áo sơ mi của mình. Tôi định xé ra để bó vào tay cho Phương mà em không cho, cứ để tay trong người tôi rồi bắt tôi phải nắm thật chặt.

Còn 3 người ngồi lại, tôi nghĩ mình nên mở lời trước vì tôi là nguyên do của mọi chuyện:

– Chuyện là thế này anh Huy. Tôi không biết anh với Phương quan hệ thế nào mà anh nói là anh là người yêu của Phương. Ai là người yêu của Phương chắc giờ anh đã biết. Đúng là tôi với Chúc đã từng yêu nhau, nhưng chúng tôi đã chia tay, vì Chúc không cam chịu nên thường xuyên phá hoại tôi với Phương.

Lặng im một lúc, Huy quay sang Phương chất vấn:

– Thế này là thế nào hả Phương?
– Thế này là thế này chứ là thế nào? Anh hỏi cái kiểu gì thế? Tính chia rẽ à?
– Anh đã nói là anh sẽ chờ em đến bất cứ khi nào. Tại sao em lại yêu người khác?
Thằng này điên rồi. Nó nói nó chờ người khác là người ta phải alone để cho nó chờ à?! Thày giáo cái kiểu gì mà thiếu iode nói chuyện chẳng liên quan gì đến nhau thế này??
– Em nói bao nhiêu lần rồi? Em nghĩ anh phải hiểu ý em rồi chứ. Em xin lỗi.
– Hôm nay anh lên đây thăm em, qua xin phép bố mẹ rồi, giờ anh biết nói với bố mẹ thế nào?
– Anh lấy quyền gì mà qua nhà xin phép bố mẹ em? Em có người yêu rồi, chồng em luôn. Thế cho nhanh! – Phương chỉ vào cái mặt đang ngẩn ngơ của tôi. Rồi Phương rút tay ra khỏi áo, nắm tay tôi đứng dậy.
– Đi về đi anh, nhanh em còn đi chợ nấu cơm!

Hai đứa dắt díu nhau ra ngoài quán, bỏ lại Huy đang ngồi một mình trong phòng. Chắc Huy đang sốc vì cách cư xử của Phương. Bình thường em không phải là một người như thế, nói năng rất ý nhị và từ tốn, chứ không mất bình tĩnh như vừa rồi. Bất ngờ thứ hai có lẽ là do Phương đã vô tình gieo vào đầu Huy một chút hi vọng, nên Huy mới tự tin qua nhà bố mẹ và xin phép lên đây thăm em! Mà cũng không biết có phải vô tình không? Biết đâu con gấu của mình nó bắt cá mấy tay thì sao? hừm, nghi lắm.

– Chị ghê quá đấy! Lần sau mấy chuyện ấy chị để bọn em làm cho.
– Chị điên lắm ý, con ấy nó phá chị nhiều rồi.

Chia tay hai con bé “anh chị”, chỉ còn mình tôi với Phương đứng ở bãi gửi xe. Ngượng nghịu. Nãy giờ hai đứa vẫn đối xử với nhau theo đúng nghĩa là của nhau, lo lắng, bỏ qua tất cả những gì bên ngoài, chỉ cần biết quan tâm đến người kia mà chẳng màng là đang giận nhau cả tuần nay.

– Hai đứa nào đấy em? – tôi mở lời trước.
– Bạn xã hội.
– Em cũng có bạn xã hội?
– Ai mà không có? Người ta có bạn SV, tôi có bạn xã hội – đá đểu
– Để anh đưa Mèo về nhé.
– Thôi khỏi. Đi mua bưởi đi!
– Bưởi gì?
– Bưởi nào tự biết. Chào!

Rồi Phương lên xe phóng đi. Tôi tất nhiên là phải lẽo đẽo đi theo ngay. Chẳng lạ gì bà chằn này, bảo muốn đi 1 mình mà cho đi một mình là kiểu gì từ mai mình cũng đi một mình luôn! Phóng lên đến gần, quay sang nhìn Phương cười giả lả, em tảng lơ, phóng “vèo” cái lên trước. Khổ cho con xe cà tàng của tôi làm sao mà đuổi được LX cơ chứ! Vừa đi tôi vừa lẩm nhẩm, chẳng hiểu sao mà Phương lại biết được chuyện quả bưởi!??

Chuyện là bé Yến một lần hẹn tôi ra nói chuyện, nội dung chắc cũng không phải kể nhiều hơn. Lúc đưa em về, Yến có đòi tôi đèo đi dạo, ừ thì đi. Em bắt tôi dừng ở một quầy hoa quả:

– Anh mua cho em quả bưởi
– Em thích ăn bưởi à?
– Anh mua đi, nói nhiều quá.

Con bé hí hửng cầm lấy quả bưởi, nhảy tót lên xe. Suốt đường về nó cứ líu lo líu lo hát mấy cái bài hát Trung thu. Tôi thấy chẳng có ai đi chơi mà mua bưởi về như nó cả! Về đến nhà, trước khi vào phòng nó còn nháy mắt với tôi:

– Em coi quả bưởi này là món quà đầu tiên nhé!
– Cũng là cuối cùng luôn.
– Mặc kệ anh, lần sau lại đòi tiếp.
– Anh có người yêu rồi, em đừng làm thế nữa cho anh khó xử. Nhỡ ai trên trường bắt được không hay đâu. Anh coi Yến như em gái, cứ đến với anh lúc nào em cần

Một tuần sau, Yến ném trả tôi quả bưởi. Trên đấy khắc chi chít tên Yến với tên tôi, rồi hình thù gì lằng nhằng mà tôi không dịch được. Nhẹ người, tôi vứt vào sọt rác. Nhưng cũng chỉ được vài hôm, Yến lại nhắn cho tôi cái tin : “em không bỏ cuộc đâu!” – khi ấy tôi vẫn còn đang yêu Chúc.

Mà không hiểu sao Phương lại biết được nhỉ? Cái đó mà em còn biết thì chẳng còn gì giấu được nữa mất! Có khi nào em tranh thủ đọc hết nhật kí của mình không nhỉ?

Đi lẽo đẽo theo Phương về đến nhà, cũng chẳng có gì khá hơn, vẫn là bộ mặt như đâm lê ấy. Tôi có nhìn Phương cười cợt nịnh đầm thì y như rằng ném lại là cái lườm sắc nhẻm, kiểu như “đang cáu, đừng đùa với bà!”. Lon ton dắt xe cho em vào nhà, tôi tiếp tục chiến dịch vận động năn nỉ, chẳng khác gì thằng ăn vụng bị vợ bắt được:

– Đi chợ đi em đi, anh đói lắm rồi. Hì hì.
– Chợ nào?
– Em chả bảo anh về đi chợ còn gì? – tôi ngơ ngác
– Vớ vẩn, mệt! Thôi anh về đi cho tôi nghỉ – Phương đẩy tôi ra khỏi cửa không chút thương xót.
– Anh đói!
– Đi mua bưởi mà ăn! – rồi đóng cửa “xạch” 1 cái, ngoảnh đít đi vào, để tôi đứng ngẩn ngơ ở cửa.

Đã thế không thèm.
Về.
P/s: tối sang ăn vạ tiếp.

Chap 42 – Bưởi 2

Ra khỏi nhà Phương, tôi cứ thế vô thức tiến đến nhà Chúc.
Nhiều lúc tôi chẳng thể tự giải thích được bản thân mình đang nghĩ gì nữa! Có gì đó thôi thúc tôi phải đến, dù biết rằng mình sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp khi đối mặt với gia đình em lúc này. Cái lí do tôi đưa ra để bao biện cho hành động ngu độn của mình là dù sao thì cũng vì tôi mà em mới bị như thế, thêm nữa từ khi chia tay tôi chưa một lần nói chuyện đàng hoàng với gia đình Chúc. Ngày trước tôi đã đến xin phép để đi lại thì khi hết yêu nhau dù ai đúng ai sai cũng nên kết thúc nó trong lịch sự.

Tôi vào đến nhà cũng là lúc cả gia đình Chúc đang náo loạn. Trong nhà bố em đang đi đi lại lại, vò đầu bứt tai trông rất khổ sở, mẹ em thì vừa khóc vừa băng bó, con chị dâu côn đồ chắc vừa chạy ở chợ về đang gào rú như một con mèo đến ngày đòi đực. Nhìn thấy tôi, chẳng nói chẳng rằng, nó lao vào túm cổ, tru tréo và giơ tay định tát. Gạt tay, tôi túm cổ nó gí vào tường mặc kệ cho cái mồm nó không ngừng chửi bới, lôi hết mười mấy đời nhà tôi ra. Đúng là không thể nói chuyện với những đứa “đầu đường xó chợ” như nó, loại này phải được đối xử bằng vũ lực, tất nhiên là không phải tôi.
Nghe thấy ầm ĩ, bố mẹ em chạy ra.

– Chúng mày làm cái gì đấy? Thằng kia mày còn đến đây làm gì?!
– Cháu muốn thưa chuyện với 2 bác. Để hai bác hiểu rõ mọi chuyện.
– Tao không có chuyện gì nói với mày hết. Mày cút về đi!
– Còn con kia nữa! Nhà tao không để chúng mày yên đâu! – mẹ Chúc gào lên.
– Bác hỏi xem em Chúc đã để cháu yên bao giờ đâu?! Nếu bác đã muốn thế thì hẹn gặp ở Công An. Tội vu khống không nhẹ đâu! đơn nặc danh cháu còn cầm đây này – tôi cũng hết chịu đựng được với cái kiểu “cả vú lấp miệng em” của mẹ Chúc. Bà là người tốt tính nhưng phiến diện, ít khi phân biệt được rạch ròi đúng sai, lại nóng tính nên người đối diện thường không có cơ hội phân trần.

– Vào nhà! – Bố Chúc quát lên át cả tiếng tôi lẫn mẹ em. Tôi chẳng biết vì chút cảm tình còn lại với tôi hay vì ông ấy sợ tôi sẽ làm thật mà cho tôi vào nhà nữa.

Tôi nói vậy thôi chứ cái đơn thư trẻ con đó chẳng dọa được ai cả. Bằng chứng đâu mà tôi tố cáo khi tôi và Phương đã xóa hết chẳng còn cái gì? Cũng chẳng ai đi giải quyết cái đơn nặc danh cho một thằng giảng viên quèn! – thế nhưng với bố mẹ em thì nó lại có tác dụng, họ sợ, vì họ có cái để mất!
Ngồi ngay cạnh Chúc đang khóc lóc tỉ tê, tôi bắt đầu trước:

– Thưa hai bác, để xảy ra chuyện thế này là lỗi của cháu. Dù sao thì cháu với gia đình cũng đã rất thân thiết, cháu từng mong được làm con cháu trong nhà, nhưng thôi thì chúng cháu không có duyên.
– Hai bác chắc nghĩ cháu rất tệ, nhưng thực sự thì cháu không chấp nhận vợ mình qua lại với người khác khi chuẩn bị về nhà cháu. Qua lại ở mức nào cháu không muốn nhắc lại nữa vì nó quá đau lòng… Giờ cháu chỉ muốn…

Không để cho tôi nói hết, bố Chúc giật mình ngẩng nhìn tôi thảng thốt, mắt ông quắc lên. Trong cái nhìn ấy, tôi thấy sự bất ngờ, căm phẫn, và cả sự hoang mang không dám tin vào sự thật? – nhưng tôi còn là người bất ngờ hơn vì tôi nghĩ ông đã biết từ lâu rồi chứ?! Lo lắng, tôi ngó sang mẹ Chúc và em, cả hai đang tỏ ra cực kì hoảng sợ trước cơn giận dữ sắp nổ ra từ ông bố.

Back Facebook Twitter Tin nhắn
Up
Tags: http://aeck.wap.sh/thu-vien/tong-hop-truyen-hay/con-duong-mang-ten-em/phan-6
SEO: Bạn đến từ:
Từ khóa:
U-ON Free counters!