XtGem Forum catalog
Anh em cây khế
|
+A Tăng cỡ chữ =A Mặc định -A Giảm cỡ chữ
• Con đường mang tên em (phần 7)

Con đường mang tên em (phần 7)

Cái gì thế này? Tôi lại gây ra chuyện tày trời rồi. Tôi cứ đinh ninh rằng cả gia đình họ đều biết tường tận chuyện Chúc qua lại với Đ, không ngờ, người cần phải giấu diếm nhất thì… bất giác, tôi lo sợ cho những thứ Chúc sắp phải hứng chịu.
Quay sang phía Chúc, ông hét lớn:

– Thật không? Con kia? Nói!

Đáp lại lời của ông chỉ là những tiếng thút thít thừa nhận của Chúc, nó dường như là xúc tác cho cơn giận dữ đang bốc lên đến đỉnh điểm.

– Con khốn nạn này! Loại ** ***! Sao tao lại đẻ ra cái loại như mày? – vừa mắng ông vừa khóc, vừa tát liên tục vào mặt Chúc. Những giọt nước mắt chảy ra trên khuôn mặt khắc khổ sương gió của ông.

– Cháu xin bác! – Tôi lao ra ôm lấy Chúc như bản năng để che những cái tát trời giáng của bố em. Dù sao thì em cũng đã quá đau đớn rồi, tôi không nỡ nhìn thấy em bị hành hạ thêm nữa.

Đau. Lần này thì tôi thấy đau thật. Ngồi đây che chở cho người con gái phản bội mình – người đã lẽ ra tôi phải khinh bỉ và mặc kệ cho đến chết không thèm nhìn mặt. Nhưng tôi không làm được. Trong lúc gồng người lên chịu trận, lần đầu tiên sau phút giây đó, tôi lại rơi nước mắt. Em có cong cớn, đanh đá, ghê gớm và thủ đoạn đến đâu thì cũng là người từng má ấp môi kề với mình, lỗi lầm của em đã có người ngoài phán xét và cái giả phải trả là sự giày vò đến cuối đời, như thế đã quá đủ rồi. Lỗi của em, cũng chỉ vì em là con gái, thiếu bản lĩnh, dễ mủi lòng.

Chúc đang khóc lóc trong vòng tay tôi. Tôi thương lắm, nhưng hận lắm. Hai cái tâm trạng ấy cứ giằng xé qua lại. Hiển hiện trong đầu tôi giờ đây vẫn là những câu hỏi tự mình đặt ra cho Chúc và bắt em trả lời “Sao lúc cô đi với nó vào đó cô không khóc đi? Tôi cày cuốc trên trường, đi đi lại lại đưa đón cô để rồi hôm trước hôm sau cô đã ngã vào tay nó? Sao trước khi yêu tôi cô không yêu nó đi để rồi đâm vào lưng tôi?”…

Sau khi dừng tay, bố Chúc gục xuống ngồi ôm đầu, vừa khóc vừa rên rỉ: “loại trời đánh, loại ** ****, mẹ con chúng mày làm nhục mặt ông!”…

– Bác xin lỗi cháu. Bác không dạy được con cái.
– Cháu mới là người phải xin lỗi gia đình. Chỉ vì cháu quá cổ hủ thôi. Nếu là người khác có lẽ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Cháu mong Chúc sẽ hạnh phúc.
– Ai mà chấp nhận cái loại như nó cơ chứ!
– Dù không đến được với nhau cháu vẫn mong được coi hai bác như người thân, thỉnh thoảng cho phép cháu vào thăm hai bác và gia đình. Những chuyện của cháu với Chúc mong hai bác cho chúng cháu tự giải quyết với nhau. Cháu chào hai bác.

Ra đến cửa, gặp con chị dâu. Giờ thì nó đã nhìn tôi với ánh mắt khác, tránh né cái nhìn thẳng để nói lời chào lần cuối của tôi.

– Em xin lỗi đã nóng tính với chị. Cảm ơn chị đã ủng hộ 2 đứa em thời gian qua. Em về.

Rời khỏi nhà Chúc, tôi thấy lòng nặng trĩu. Biết rằng từ đây Chúc sẽ không bao giờ còn động vào tôi và Phương nữa, nhưng chẳng hiểu vì sao, tôi tiếc. Từ giờ sẽ là tuyệt giao, sẽ coi nhau như chưa từng quen biết. Tôi không chờ đợi cái bước ngoặt này, mà muốn chúng tôi nhẹ nhàng đi qua nhau. Tôi sẵn sàng nhận sự căm thù và khinh bỉ của Chúc, để em bước qua đời tôi không ngoảnh lại, chứ không phải nhìn em bị gia đình đánh đập tàn nhẫn bắt phải quên tôi như vậy. Thỉnh thoảng trong những cơn mộng mị, tôi vẫn mơ thấy em, thấy cảnh 2 đứa nắm tay nghẹn ngào đi trong pháo cưới và những lời chúc tụng, rồi cũng đôi lần tôi giật mình thảng thốt đấm tay vào tường đến tóe máu khi hình ảnh cái nhà nghỉ ấy lại xuất hiện.

Tôi hối hận lắm vì đã lỡ nói ra điều đó. Với một người quân phiệt như bố Chúc, ông có thể sẵn sàng bắt Chúc làm đủ mọi thứ theo ý mình. Ngày xưa Chúc đã từng tự tử không thành trước sự o ép của chính ông sau hai năm trượt Đại học. Lần này, tôi chỉ biết hy vọng Chúc sẽ mạnh mẽ để đứng vững sau những ngày tháng địa ngục sắp tới.

Lang thang rất lâu, tôi mới quay lại nhà Phương. Chuyện lần này em bực mình tôi biết, nhưng cách xử sự thì đã hơi quá đáng. Tôi chưa nói nặng ngay lúc đó vì em còn đang mất bình tĩnh và cũng vừa bị thương, nhưng chắc chắn sẽ phải có một buổi nói chuyện. Có điều không phải hôm nay, vì giờ tôi đang muốn ngủ thật thoải mái, có Phương bên cạnh vỗ về. Cả em và tôi đều đã quá mệt mỏi vì giận dỗi nhau và vì mấy chuyện đâu đâu. Thêm nữa, thời gian ở nhà của tôi không còn nhiều. Mọi thủ tục bên trường đã gần như hoàn thành.

– Alo
– Ra mở cửa cho anh.
– Anh đi về đi!
– Anh cần nói chuyện với em.
– Tôi không có gì nói hết nữa á!
– Xuống mở cửa! – tôi xẵng giọng.

Một lúc sau Phương mới ra mở cửa với cái mặt phụng phịu theo kiểu bị ép buộc. Nhìn em tôi phải cố kìm để không phì cười phá vỡ cái không khí căng thẳng đáng có: nàng ăn mặc không liên quan gì với tâm trạng hết: áo hồng, quần ngố hồng, đi cái dép hình con thỏ cũng hồng nốt! dép kiểu gì mà mỗi lần bước đi nó lại kêu “lít chít lít chít”, suốt từ trong nhà ra đến cổng.

Khóa cửa xong, tôi cứ thế vào thẳng nhà, mặc kệ những cái lườm nguýt của Phương kiểu như “mày tự tiện nhỉ? Nhà ai mà mày vào như chỗ không người thế???” Mệt mỏi, tôi muốn lăn xuống ghế ngủ ăn vạ cái rồi tính tiếp, nhưng chưa gì đã nghe giọng Phương the thé từ đằng sau:

– Quát cái gì mà quát hả? Bỏ cái thói quát người khác đi nhá! Đây không phải sinh viên đâu mà sợ nhá!

Quay lại thấy con gấu của mình đang chống nạnh, mặt hằm hằm như thịt bằm nấu cháo. Suýt phì cười lần 2, nhưng vẫn phải tỏ ra cứng với thể loại to mồm này.

– Cô nói cái gì? Nói lại xem!

Phương sững lại vì thấy tôi có vẻ hơi sừng sộ. Lừ lừ không kém, tôi tiến lại phía em, ánh mắt hình viên đạn. Hình như Phương tưởng tôi giận nên em ném ánh nhìn sang chỗ khác chứ không còn cong cớn như nãy giờ nữa.

– Nói lại!

Đẩy lên đến cao trào, tôi để cho Phương sắp không chịu nổi, rồi mới bất thình lình kéo Phương lại ôm chặt lấy, hôn lấy hôn để, mặc cho giãy dụa, gào thét.
Thương lắm. Ai bảo to mồm?!

– Ôm cái gì? Đã bảo không liên quan gì cơ mà!!!
– Đi mà ôm cái đứa lúc nãy ở quán Cafe ý đi!!!
– Cả tuần nay anh chết ở đâu hả???
– Đuổi một cái là về luôn hả??!! Không bao giờ mở cửa cho nữa!!!!!

Nói được vài câu thì Phương bắt đầu khóc hu hu. Khóc ngon lành cho cả 1 tuần nhung nhớ. Kệ cho Phương khóc lóc thỏa thuê, tôi cứ ôm ghì em, tôi cũng thèm quá rồi, người ta có gấu để ôm còn mình cả tuần rồi ôm ống nghiệm với máy móc.
Quát nạt tôi chán, đấm đau tay, em chuyển sang ôm lấy ngang lưng, kê miệng vào vai tôi để…cắn , hết trái rồi phải, hết vai rồi đến tai, cằm… Mỗi lần tôi đau la oai oái lên là mỗi lần em cười khúc khích ra điều hả hê lắm.

– Mèo bị đau tay đây này!
– Rồi, thấy rồi. Thế đã sát trùng chưa?
– Chưa. Đợi anh sang.
– Sao biết anh sang? Nhỡ anh không sang thì sao?
– Không sang thì em sang. Em nhớ anh lắm! – rồi Phương nhoài người ra ôm lấy cổ tôi. Thoáng qua tôi vẫn thấy mắt ươn ướt – Lại khóc! Lúc thì như hổ cái, lúc thì như mèo con, chẳng biết đường nào mà lần!
– Anh không cần em nữa chứ gì?!!
– Vớ vẩn! Thôi mang đồ ra đây anh làm cho.

Phương vui vẻ hơn như chưa có chuyện gì xảy ra, lại tua liên tục cái bài “con heo đất” với chất giọng trời đánh, à nhầm trời phú, lại vừa đi vừa nhún nhẩy trên đôi dép con thỏ “lít chít” đáng yêu ấy. Tôi lại mơ màng, mơ đến mỗi ngày đi làm về được như thế này: có vợ ngoan hiền, nụ cười trên môi, có con gái con trai lon ton ngọng nghịu, con gái thì giống mẹ, con trai giống cha… tôi chỉ cần vậy thôi, nhưng còn xa quá. Tôi nghĩ xa quá rồi.

Vừa rửa tay cho Phương vừa nghe radio của em bật automatic chuyện cơ quan, chuyện đi chợ, chuyện bị bà phó phòng bắt nạt…, thỉnh thoảng phải há miệng để em tiếp tế hoa quả. Nhìn Phương loay hoay bóc quýt bằng một tay còn lại với bằng…răng mà tôi lại phì cười – em ở cạnh tôi cứ nhí nhảnh như một cô bé con cấp I vậy. Mỗi lần như thế, Phương lại cong cớn, ngước mắt lườm lườm: “cười giề lão già?” – để rồi hai ánh mắt gặp nhau, đắm đuối, lại quên hết trời đất, mắt môi quyện chặt như chẳng muốn buông rời. Đờ đẫn. Đờ đẫn.

– Anh ơi hôn nhiều môi em nó mòn nhé!
– Em đo à?
– Đo được mà, mới yêu anh có mấy ngày mà môi em nó mòn vẹt đi rồi @@
– Đâu? anh xem nào?
– Đây này – Phương chu mỏ ra.

Chẳng hiểu sao mỗi lần nhìn thấy cái mỏ chu ra của Phương là tôi lại không kìm chế được. Nó đẹp và gợi cảm, làm tôi chỉ muốn lao vào để “ăn gỏi” cái môi mềm ấy. Lần này, tôi đỡ hẳn Phương nằm xuống ghế salon mà hôn cho đã. Mắt em nhắm lại khẽ khàng tận hưởng chứ không còn cảnh nhắm tịt như lúc bị cưỡng hôn trong rừng keo nữa, Phương cũng “chuyện nghiệp” hơn, kĩ thuật từ cơ bản đến nâng cao đã nắm vững và thực hiện thành thục lắm. Không biết tuần vừa rồi có tranh thủ thực tập ở đâu không!

“Hôn mà không làm gì nữa thì nó phí lắm”…

– Thôi anh! – Phương nói trong tiếng thở gấp gáp.
– Sao? anh đang làm bánh.
– Bánh gì?
– Chưa biết bánh gì! Đang nhào bột đã.
– Ông đúng là lắm trò! – vừa nói Phương vừa rúc vào nách cười khúc khích.

– Anh ơi. Em xin lỗi.
– Uhm. Biết vậy là được rồi.
– Em biết là em quá đáng, nhưng em nhịn nó nhiều quá rồi.
– Lỗi của mình cứ biết của mình đi đã!
– Mà Chúc từ giờ cũng không làm phiền mình nữa đâu.
– Sao anh biết?
– Anh vừa ở nhà Chúc về.

Tôi kể cho Phương nghe toàn bộ câu chuyện lúc ở nhà Chúc. Em nhìn tôi với khuôn mặt lo lắng, thất thần như nuốt lấy từng lời. Thỉnh thoảng lại hỏi dồn dập xem tôi bị chửi thế nào? Có bị đánh không?… để rồi thở phào khi biết là chẳng ai đánh tôi cả. Tất nhiên là tôi đã phải giấu nhẹm cái chuyện ăn mấy cái tát của bố Chúc.

– Cún ơi đi chợ đi, về em nấu cơm cho ăn.
– Hết tiền rồi.
– Hết tiền rồi à? Thế bye bye nhé. Đi yêu thằng khác đây! Xin thế này phải có đồ hiệu cơ, phải shopping thường xuyên cơ…
– Uhm. Yêu mấy thằng ngân hàng ý, nó nhiều tiền lắm.

Chap 43: 4 tháng…

Bây giờ đang là tháng 10, ngay sau Tết tôi sẽ đi học, nghĩa là còn 4 tháng bên nhau nữa. Tôi háo hức với chuyện đi học hơn là lo lắng cho mối quan hệ của hai đứa, Phương biết điều đó qua những câu nói vu vơ của tôi, nên em buồn. Bất chợt, tôi thấy mình tồi tệ khi chẳng để ý gì đến em cả, dù là vô tình thôi, nhưng tôi sợ những cái gì mới mẻ như thế này lại đến có thể thay thế em trong tôi.
Hai đứa ngồi ăn cơm mà chẳng thấy ngon lành gì, dù Phương đã loay hoay nấu mất cả buổi.

– Anh sao không ăn đi? Ngồi đần mặt ra thế.
– Chẳng muốn ăn.
– Đừng nghĩ nữa anh. Em không nghĩ thì thôi. Ăn đi, sang bên ấy tự nấu mà ăn chứ đừng ăn mì gói đấy.
– Tìm cô nào nấu hộ, lo gì.
– Uhm, em cũng mong thế – giọng Phương nghe buồn buồn.

Biết nói gì bây giờ đây ngoài những câu vu vơ chẳng đầu chẳng đuôi như thế? Hai đứa đều là người đã hiểu rõ nội tình nhất, chỉ có vấn đề là giải quyết nó thế nào thì bây giờ vẫn là một mớ bòng bong. Tôi muốn Phương sang đó với mình, nhưng vừa chân ướt chân ráo sang đó tôi có cái gì chắc chắn để đem em theo? Chưa kể chúng tôi đã là gì của nhau mà đòi mang theo là mang được! Bố mẹ em còn đang thể hiện thái độ ra mặt như thế thì hai đứa có muốn đi cùng nhau chỉ có nước bỏ nhà ra đi mà thôi. Kế hoạch đi cùng nhau vì như thế bị gạt ra, nghĩa là em phải ở nhà ít nhất nửa năm chờ tôi ổn định rồi muốn sang cùng thì mới sang được.

Nửa năm. Ai cũng nghĩ nó nhanh, nhưng không phải những người yêu nhau.
Xa mặt cách lòng là điều mà tôi thường cười khinh khi mỗi lúc người nào đó đem ra để bao biện cho cái lí do chia tay của họ, nhưng khi nghe 100% những Du học sinh ở đó bỏ người yêu, thậm chí bỏ vợ, bỏ chồng, thì tôi sợ. Họ cũng là con người thôi, vậy thì lí do gì khiến họ phải đành lòng chia tay với những người đang chờ đợi ở nhà? Câu trả lời là: không đáng để chờ đợi!

Đấy là tôi chưa nói đến những người ở bên đó bị người ở nhà bỏ – cái này mới là số lượng chiếm đa số, và lí do thì dễ giải thích hơn nhiều. Đơn giản vì những người ở nhà họ không chịu được sự xa cách và thiếu vắng của người mình yêu thương. Đến như nhiều cặp vợ chồng còn phải xách va li về nước chỉ để kí vào tờ đơn li hôn, thì những thằng DHS mang tiếng có người yêu – không ràng buộc như tôi có đáng gì?! Du học – nghe thì oai đấy, nhưng cũng phải trả cái giá không nhỏ.

– Anh. Mai đưa em đi đến nhà cô *** lần trước nhé, em hẹn cô làm lễ rồi.
– Thôi không đi đâu, bói với toán! – tôi gạt đi.
– Đi đi anh, em hẹn cô rồi – giọng Phương nghe van nài.

Lại vẫn là bà thầy bói, à không ông thầy bói hồi trước. Nghĩ lại tôi vẫn thấy ông ấy nói đúng lắm. Nhớ hôm về nhà tôi chơi Phương đã hét lên và gọi tôi ra góc vườn cho xem mấy cái đường chỉ tay loằng ngoằng. Tôi ngỡ ngàng vì nó hiển hiện ra trước mắt giống y như những gì ông ấy nói. Từ bé tôi vốn có thành kiến với mấy chuyện bói toán nên trước mặt Phương tôi cứ gạt đi, nhưng trong thâm tâm thì tôi nể và sợ mấy chuyện này lắm. Lần này đi xem nếu nó tốt thì không sao, nhưng nếu nó không tốt thì lại thêm những sợ hãi nữa đè nặng lên Phương. Tôi không muốn em phải chịu áp lực không đáng có nên đã lừa Phương đi ra ngoài mua thuốc, để lén gọi điện thoại cho “thầy”.

Nội dung câu chuyện xoay quanh chuyện xem bói ngày mai. Tôi đề nghị thầy dù có nhìn thấy gì thì cũng hãy nói theo hướng tốt để cho Phương có hy vọng, và để em thoải mái trong tư tưởng. Trái với đề nghị của tôi, thầy nhẹ nhàng từ chối và chỉ hứa không cho Phương biết về cuộc nói chuyện này mà thôi. Thầy nói với tôi “Con lên trường có dám dạy những kiến thức sai cho Sinh viên không mà lại đề nghị thầy như vậy?” Kể ra thì thầy nói cũng không phải là sai, nhưng so sánh như vậy khiên cưỡng quá. Một bên là kiến thức hàm thụ khoa học còn của thầy là những phán đoán – cho dù thầy cam đoan là đúng- thì cũng chưa có cơ sở nào để khẳng định nó là tuyệt đối, mà ngược lại nó có ý nghĩa về con người nhiều hơn, đặc biệt là với phụ nữ. Với những cô gái “âm lịch” như Phương thì một vài lời của thầy còn giá trị hơn nhiều so với những lời đảm bảo của tôi. Không tin ư? Hãy về hỏi mẹ hay người yêu của các bạn mà xem, một lời nói của ông thầy bói hay thầy chùa có sức nặng như thế nào!

Đó là chuyện của ngày mai, còn hôm nay tôi muốn đưa Phương đi chơi. Tất nhiên là em rất thích, và ngay lập tức nhấc điện thoại lên gọi điện xin nghỉ làm nửa ngày – chuyện như cơm bữa từ hồi còn chưa yêu nhau. Nhớ khi đó cứ tôi hứng lên rủ là Phương lại xin nghỉ để đi cùng, lúc thì lang thang siêu thị, lúc thì đưa nàng đi mua quần áo, có lúc thì chui vào quán uống bia say mèm như 2 thằng đàn ông. Nghĩ lại những ngày ấy bất giác tôi mỉm cười vì mình quá ngu ngơ, thế mà không biết Phương yêu mình. Có con dở hơi nào bỏ công bỏ việc để đi lang thang với một thằng bạn bình thường không?

– Cười gì thế lão già?
– Anh nhớ chuyện hồi trước anh hay rủ em bỏ làm đi chơi – tôi vừa gối đầu lên đùi Phương vừa cười rất hả hê.
– Anh thì giỏi mà, rủ rê con nhà người ta đi hết chỗ này chỗ kia.
– Tại tình nguyện theo còn kêu gì?
– Thế bây giờ tôi mới khổ thế này!
– Khổ thế nào? Cúi xuống đây – vừa nói tôi vừa vít cổ Phương xuống để cưỡng hôn.
– Anh! Đừng như thế nhiều quá! – Phương đẩy tôi ra thật nhanh trong sự ngỡ ngàng, em nhìn ra ngoài cửa tránh cái nhìn hụt hẫng với dấu hỏi to đùng của tôi.
– Em sẽ có phản xạ, không tốt.
– Phản xạ gì em?
– Cứ phải có anh bên cạnh…

Đúng.
Nên như thế.
Cho sau này đỡ cần nhau.
Tôi lại nằm im như mèo con, chẳng comment gì thêm nữa. Những cái nỗi sợ của Phương càng ngày càng lớn. Hình như từ lúc nhận lời yêu tôi đến giờ chưa ngày nào mà em không lo nghĩ và sợ hãi, nhưng em lại không đủ mạnh mẽ để gạt nó sang một bên và khước từ tôi. Tôi thì ngược lại, ích kỉ. Tôi chỉ cần biết phải có em, thế là tôi kéo em lại bên mình bằng mọi cách, “ép” em phải yêu mình.

Đi chơi.
Loanh quanh mua bán, cuối cùng 2 đứa lại rẽ vào quán cafe quen thuộc, quán cafe lần đầu tôi gặp Phương. Ngày đó có cho tiền tôi cũng không thể tưởng tượng được cô bạn thân của thằng bạn thân lại có ngày trở thành người yêu mình, bất ngờ hơn vì tình cảm em dành cho tôi vô điều kiện. Mọi chuyện cứ tuần tự như được sắp xếp để tôi càng ngày càng tin vào chữ “Duyên” mà em gieo vào đầu tôi từ cái nhìn đầu tiên.

Vẫn là 2 cafe nâu ít sữa pha phin gọi 2 cốc 1 người uống. Ngồi chờ đợi từng giọt tí tách rơi, chầm chậm như những kỉ niệm của hai đứa từ những ngày đầu biết nhau dần dần hiện về… chỗ kia là chỗ tôi ăn đạp của mấy thằng đàn em lão K, chỗ này là bàn Phương ngồi với thằng Dũng, … vẫn bà chủ quán béo ục béo ịch người lúc nào cũng đầy mùi nước hoa 12K/lít.

– Mèo có nhớ lần đầu mình gặp nhau không?
– Sao không nhớ! Hỏi vớ vẩn. Có quên thì chỉ anh quên thôi!
– Tệ hại nhỉ?
– Có gì đâu! anh biết lúc ấy em nghĩ gì không? Em thấy anh anh hùng lắm, mặc dù hơi …ngu, một mình mà đòi đánh cả lũ kia, hì hì.
– Haha. Gì chứ đánh nhau là anh ngu nhất.
– Mà sau này mình cưới nhau mình đến đây chụp ảnh cưới nhé em!
– Uhm… vâng… chụp cả cái cột này này! – Phương chỉ vào cái cột lúc tôi ngồi phệt xuống đất vì choáng, Phương lại gần lau mặt cho tôi.

Hai đứa lại tựa đầu vào nhau, nắm tay, như một thói quen. Nếu có một từ để diễn tả cho những suy nghĩ của chúng tôi trong một tuần qua thì chắc là: “đồ thị hình sin” – nó cứ lên rồi lại xuống, có khi là cùng cực thất vọng, cũng có khi lại là niềm tin lớn lao – như bây giờ đây. Thôi thì, thà cứ nói, dù là gian dối, nhưng nó kéo được tâm trạng của hai đứa lên thì cũng đáng lắm, để mà còn thấy có chút gì đó làm niềm tin cho nhau chứ.

– Một tuần không gặp em, anh toàn phải cố quên bằng công việc. Làm như điên em ạ.
– Còn em chẳng làm được gì cả. Đấy là sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà. …Vậy nên em sẽ không yêu anh lâu đâu!
– Gì?!!
– Hihi. Em đùa đấy!
– Muốn gì cứ nói ra, em không phải bóng gió đâu.
– Em đùa thật mà!

Phương bám lấy tay tựa đầu vào vai tôi như ban đầu. Em còn nói nhiều thứ linh tinh vẩn vơ lắm nhưng chẳng gì chui vào tai tôi cả. Đầu óc giờ cứ văng vẳng cái câu nói “đùa” vu vơ của Phương “ em sẽ không yêu anh lâu đâu!”…
Rõ ràng nó chẳng phải là đùa! Tâm trí của Phương giờ đang bị giằng xé giữa nhiều thứ lắm. Một bên là tình yêu, một bên là sự chờ đợi mòn mỏi. Khốn nạn ở chỗ, cái mòn mỏi kia còn được cộng hưởng thêm với sự cay nghiệt bố mẹ Phương dành cho tôi. Mà tôi có lỗi lầm gì?! Thế nên dù mang tiếng là người yêu của Phương, nhưng chỉ cần tôi bước chân lên máy bay thôi, là mọi thứ sẽ xoay ngược 180 độ ngay lập tức. Không còn tôi ở nhà, không có cái gì để Phương bám víu vào, em sẽ chỉ có một mình chống lại sự sắp xếp của gia đình. Mưa dầm thấm lâu, ai biết trước được điều gì. 4 ngày còn bỏ được nhau huống hồ là 4 năm!

Tôi chỉ có một cái để tin vào tình yêu này, đấy là Phương đã đợi tôi gần 3 năm. Nhưng đáng buồn là lúc đó là em và tôi vẫn còn là Sinh viên, chẳng ai dở hơi có thể bắt ép em lấy chồng lúc ấy, còn bây giờ em đã học hành xong xuôi rồi, lại đang yêu một thằng không trong “quy hoạch” như tôi thì dễ là kế hoạch sẽ được đẩy nhanh hơn.

Mà khoan đã! Học? Một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi.
– Em! Hay em đi học thạc sĩ đi?
– Sao tự nhiên đi học Thạc sĩ anh?
– Để em có cái lí do “đang đi học”! – tôi nói gần như gào lên, giọng run run.
– À! ừ… Đúng rồi, sao em không nghĩ ra nhỉ???
– Đi học nhé!
– Vâng, đi học! – Phương nói mà giọng như sắp khóc.

Không nói ra lí do thì chắc ai cũng hiểu cái lí do “đi học” là để làm gì – cho dù chỉ là hoãn cũng là quá tốt rồi. Phương vui 1 thì chắc tôi vui 3, 4. Mà không, cũng không biết ai vui hơn nữa! Phương nhoài sang hôn lên má tôi liên tục.

– Thông minh thật! Chị thưởng đấy.
– Kể ra thì thiếu gì lí do để mình lấy nhau? Nhưng anh không muốn mình làm thế thôi.
– Nếu anh đủ liều thì anh đã không ở đây với em. Giờ có khi đang hai nách hai con rồi! Hì hì.

Xưa tôi với Mai cũng định “vượt rào” như bây giờ đó chứ, mặc kệ gia đình 2 bên, nhưng cuối cùng tôi vẫn mang tiếng “quân tử tàu” không làm, chẳng biết có phải là do duyên không tới được với nhau hay vì nhát chết! Lần này ý tưởng ấy cũng lại lóe lên trong đầu, nhưng cũng lại bị gạt đi tiếp. Có khi nào tôi sẽ lại phải hối hận không?
Chẳng hiểu sao đối với Mai và Phương tôi lại không thể bắt mình làm được chuyện đó, nghĩa là đặt hai gia đình vào thế đã rồi với cái bụng chửa kễnh ra!? Với Chúc thì lại khác, chúng tôi không có phòng tránh gì hết mà cuối cùng cũng chẳng có “chuyện gì” xảy ra cả! Nó là số phận rồi chăng?

Như cởi bỏ được một chút áp lực, hai đứa nói chuyện thoải mái hơn, hết chuyện nọ chuyện kia. Có lẽ là Phương đã đỡ lo lắng hơn, nhưng tôi thì vẫn còn nhiều suy nghĩ, vì tôi biết cái hạn nộp hồ sơ Thạc sĩ của em đã qua rồi, muốn đi học ngay thì em cũng phải đợi qua Tết, mà từ giờ đến lúc đó còn nhiều thứ xảy ra lắm. Đấy là chưa kể bố mẹ em cứ nằng nặc bắt phải cưới kể cả đang đi học thì tôi cũng chịu, lúc ấy chỉ trông chờ vào niềm tin của hai đứa với nhau thôi, chỉ biết tin tưởng thôi chứ giờ trong tay hai đứa có cái gì đảm bảo đâu. Dù rằng tôi sẽ làm mọi cách để nó không thể xảy ra, nhưng vẫn cứ muốn hỏi Phương xem cô nàng định đương đầu thế nào đây? Chỉ là thử thôi.

– Em à, nếu anh đi, em ở nhà. Bố mẹ vẫn bắt em lấy chồng thì sao? Khóc nhè à?
– …
– Anh sẽ hết yêu em chứ?
– …khi nào anh hết yêu em thì em sẽ lấy chồng. Cũng chỉ là duy trì nòi giống thôi mà.
– Câu trước thì sến chảy nước câu sau thì nghe hơi thô thiển!
– Chả thế thì sao? Hôn nhân như thế có khác gì hai con lợn không? Nhét vào chuồng rồi bảo chúng mày “phối giống đi”!
– Em thì không phải là lợn, không ai bắt em làm lợn được, kể cả bố mẹ!
– Rồi, anh tin rồi. Con lợn của anh.
– Anh mới là con lợn ý!

Phương cứng rắn hơn tôi tưởng, đáng để chờ đợi.
Ít ra thì tôi cũng không thể suốt ngày chạy theo một cô nàng để dỗ dành “đừng lo, đợi anh nhé!” nếu bản thân người ta không tự giữ mình đứng vững. Tạm tin vậy đi.

Chiều sắp tàn, ngoài đường dòng người vẫn mướt mải bon chen quên tất cả. Hình như chỉ trong cái quán cafe nho nhỏ này là thời gian ngưng đọng lại cho anh và em ngồi bên nhau thêm chút nữa. Giờ một giây bên nhau cũng quý.

Chap 44 – Chuyện cầu gãy

Tình yêu của chúng tôi cứ thế trôi đi, bên ngoài nhìn thì êm ả, nhưng nội tại trong nó thì vẫn ngấm ngầm là những đấu tranh trong lòng, những đấu tranh theo một nghĩa nào đó giữa Phương và bố mẹ. Từ lúc tôi gặp bố mẹ em đến nay, Phương cũng chỉ mới về nhà có một lần và lúc đón em ở bến xe cũng là khi Phương ôm chầm lấy tôi, không khóc, nhưng tôi biết mọi chuyện không ổn chút nào.

Địa điểm hạ cánh thường xuyên của hai đứa bao giờ cũng là quán cafe, vẫn cái góc nhỏ nhỏ và tối tù mù, lần nào vào Phương cũng nhắc đi nhắc lại câu giải thích của tôi “mình ngồi đây quan sát được mọi người nhưng không ai thấy mình, đánh ghen cho nó dễ”. Hôm nay cũng thế, em vẫn không bỏ qua câu ấy nhưng lại nói với cái giọng rầu rầu khiến tôi bật cười vì những cái thói quen mà em cứ phải cố ép mình lặp đi lặp lại.

– Đồ hâm, sao lúc nào cũng phải nhắc đi nhắc lại làm gì?
– Kệ em, yêu anh mà không hâm mới là lạ.
– Ngồi đây nhanh lên để em ôm.
– Ôm thì về nhà ôm, ai ôm ở giữa quán xá thế này!
– Về nhà anh có để em ôm đâu!

Tôi cười giả lả để em quên đi những lúc ở nhà tôi toàn đè em ra “nghịch”, chỉ có lúc buổi trưa hoặc chiều đi dạy về mệt quá nằm lăn ra ngủ lăn lóc không biết gì thì em mới có cơ hội nghịch lại mà thôi, để rồi lần nào cũng bị đánh thức vì khó thở hoặc vì tay đau rần rần. Cả cái cặp chân giò đấy đặt lên ngực tôi mà không khó thở mới là chuyện lạ! thế mà vẫn nhe nhởn vừa rung đùi vừa nghịch Ipad mặc kệ người yêu đang thoi thóp ở dưới thì đúng là đồ dã man!, hôm nào rình cắn cho một miếng cho chừa, cho không dám mặc quần ngắn nữa luôn, ra đường đỡ phải canh chừng mấy cậu thanh niên trẩu tre, một công đôi ba việc.

– Sao anh không hỏi gì chuyện bố mẹ mà cứ hỏi toàn chuyện linh tinh thế?
– Chuyện gì là linh tinh? Em ăn gì, mệt không… quan trọng với anh hơn nhiều!
– Ý anh là bố mẹ không quan trọng hả?
– Vớ vẩn gì đấy?
– Hì hì em đùa. Mà sao anh không hỏi gì hả?????????
– Thế bố mẹ nói gì????? – tôi kéo dài cái giọng nhại Phương.
– Hì hì, giống em rồi đấy. Bố mẹ bảo là có muốn ở gần bố mẹ cả đời không?
– Uhm. Thế em bảo sao?
– Em khóc nhè.
– Cao tay.
– Ghê không? Em mà!

Đúng là bố mẹ đã hỏi câu ấy thì đứa nào dám trả lời? Có ai là không muốn ở gần bố mẹ đâu cơ chứ? Nhưng trai hay gái thì đến tuổi cũng phải có hạnh phúc riêng thôi, miễn đừng để nó xao nhãng đi những trách nhiệm khác là được. Nói thẳng ra, khi bố mẹ Phương hỏi em câu đó là đã để ép em rồi. Có thể lần này em khóc – bố mẹ thương, nhưng nếu họ đã suy nghĩ đến mức như vậy thì chẳng có gì cản trở họ hỏi lại lần thứ 2, thứ 3, … rồi lần thứ n – cho đến khi Phương gật đầu. Phương hiểu điều ấy hơn tôi nhiều, vì thế em mới lo lắng. Cái cách em lao đến tôi như tìm được cứu cánh đã nói lên tất cả, và những nụ cười ngượng nghịu kia chỉ tô điểm thêm sự giằng xé trong em.

Với phụ nữ, cách bạn chia sẻ với họ không quan trọng bằng việc bạn có mặt bên họ lúc cần chia sẻ. Tôi chỉ ngồi đó, tay nắm chặt tay em làm chỗ dựa và …chân sai vặt. Tôi nghĩ, à không, tôi biết thế là đủ. Phụ nữ họ không thiếu lí trí đến mức không biết mình đang ở đâu và nên hành động thế nào, họ chỉ thiếu một bức tường để dựa dẫm thôi.

Đúng như tôi nghĩ, chỉ ngồi với nhau một lúc là em đã vui lên ngay, và tôi thấy hạnh phúc vì điều ấy. Với tôi nó mang nhiều ý nghĩa lắm – nó có nghĩa là tôi đúng là cái “bức tường” em cần rồi. Còn “bức tường” nghĩa là gì thì có nhiều lắm: là gối ngủ, gối gác chân, cu li sai vặt, máy gội đầu, có khi là bịch cát… còn bây giờ thì là xe ôm.

– Cún, đi ăn!
– Hôm nay không nấu hả?
– Hôm nay cho ăn phở, ăn cơm mãi chán rồi!
– Không bao giờ chán nhá!
– Nịnh! – Nịnh nhưng vẫn thích còn gì.
Trên đường đi Phương vừa hét vào tai tôi:
– Bắt đầu từ hôm nay là series liên hoan chào mừng 20- 11 cho Cún!

Ngày kia là 20/11- ngày của tôi, vì thế mà Phương nhất quyết lên từ hôm nay chứ không ở nhà cuối tuần. Có lẽ em cũng không dám ở nhà nhiều nữa, vì phải chịu sức ép từ bố mẹ. Trên đường đi, Phương thao thao bất tuyệt chuyện sau này cứ đến 20- 11 hay Lễ Tết là nàng xin nghỉ làm ở nhà để nhận hoa và đếm…phong bì Sinh viên tặng thay chồng – đúng là chỉ có em mới nghĩ ra được điều ấy.

Chiều tối, hai đứa lượn lờ ra phía dòng sông. Bờ sông thì là chỗ tôi với em vẫn thường ra đây…uống bia. Nhưng hôm nay thì khác, chúng tôi mon men lên cái cầu treo cũ gỉ mà tầm này chẳng ai bén mảng vào làm gì. Đây là chỗ ngày xưa tôi thỉnh thoảng vẫn ra ngồi một mình mỗi khi thấy bế tắc chuyện gì đó trong cuộc sống, sau đó thì có Mai đi cùng. Cảm giác ngồi vắt vẻo trên cầu gỗ, cầm theo một đống sỏi to đùng thỉnh thoảng quẳng xuống sông giống như quẳng đi những lo lắng và băn khoăn trong mình vậy. Có hôm tôi ngồi đó đến tận 11h đêm, nghe đủ thứ tiếng bốn chung quanh, chẳng biết có phải người không hay ma nữa. Cũng những khi như thế mới thấy cuộc đời này còn nhiều thứ đáng sợ lắm, đáng sợ hơn ma mị nhiều. Lúc ấy có con ma nhảy ra chắc tôi cũng rủ nó ngồi cùng để chia sẻ, hỏi han xem tại sao số mình lại lận đận tình duyên như thế? Sao con người lại nhiều toan tính thế?

Hôm nay có Phương ngồi cùng ở đây, tôi hớn hở vì khoe được một chỗ mà mình tự khám phá ra. Còn Phương hào hứng lắm, cứ chạy nhảy hoa chân múa tay mãi không thôi, làm cái cầu treo cứ lúc lắc theo từng nhịp nhún nhảy của em. Theo lời rủ rê của tôi, Phương cũng lò dò đi theo xuống dưới gần mép sông nhặt những hòn sỏi to đùng lên để ném. Nhưng khác với tôi, mỗi hòn sỏi em đều đặt tên rõ ràng, hòn này là hòn “bố mẹ cấm”, hòn này là hòn “yêu” , “Cún”, hòn kia là hòn “thằng ****”, “thằng ****”…

– Sao em lại gọi là thằng?
– Thằng hết! Mà em chỉ nói với anh thế thôi mà – Phương chun mũi cười nhe nhởn.
– “Kích đểu này!” – Phương quẳng tiếp 1 hòn sỏi xuống dưới.
– Kích đểu gì?
– Nó nói với bố mẹ anh bắt cá hai tay! Giáo viên mà tư cách kém.
– Hì hì. Chấp nó làm cái gì!
– Em ức lắm! Nói em thì được chứ anh có lỗi gì.
– Thôi mà em, đời mà ai cũng thẳng băng như mình thì còn gọi gì là đời
– Anh cứ thế thảo nào toàn bị bắt nạt!
– Thế nên anh mới yêu em, chẳng ai dám bắt nạt anh 

Được nịnh, nàng lại dụi dụi vào lưng tôi. Nãy giờ em vẫn ngồi sau lưng và ôm tôi từ phía sau, hai chân thì quặp vào bụng tôi trông chẳng khác gì cặp ễnh ương. Em vẫn bảo với tôi bản thân mình thích tự ôm người yêu từ phía sau lắm, vì như thế em mới là người chủ động để giữ được tình yêu, trái ngược với đa số các cô gái khác thích được người yêu cưng nựng. Mỗi lúc ngủ trưa, em cũng thích ôm chặt tôi từ phía sau, khổ nỗi ngực thì cứ cọ mãi vào lưng làm tôi chẳng ngủ được bao giờ, chỉ muốn quay lại ôm em thôi.

– Anh à, anh đừng bao giờ nói với em là chia tay nếu anh còn yêu em, vì bất cứ lí do gì nhé! Em không cần anh phải nghĩ cho em, nghĩ cho bố mẹ em. Anh còn cần em thì đừng có suy nghĩ gì nhiều. – Phương ghé đầu vào lưng tôi thì thầm.
– Uhm, anh biết.
– Anh đủ thông minh để hiểu em nói gì đúng không? Hay phải để em nói thẳng ra?
– Anh biết rồi mà em.
– Em yêu Anh…

Tôi biết điều Phương không mong chờ là gì: một lời chia tay qua điện thoại, tệ hơn nữa thì là một tin nhắn facebook. Thời gian bên tôi đủ để em hiểu tôi là con người lí trí thế nào. Vì xa xôi, vì thương em, tôi không chắc mình có kìm chế nổi bản thân hay không nữa. Biết đâu vào một chiều mưa lạnh lẽo và đơn côi ở Việt nam, em nhận được lời chia tay phũ phàng từ nơi xa. Ai đã trải qua cái khoảng thời gian chấp chới như thế này mới hiểu rõ cái mà chúng tôi đang cảm nhận nó mong manh thế nào…“một người sang ngang cuộc đời, một người đêm tay gối chia li có gì vui…?”

Tôi xoay người ra sau ghé sát đầu lại phía Phương và hôn em đắm đuối. Phương đáp lại nồng nhiệt. Cũng phải thôi, hai đứa xa nhau mấy hôm rồi. Bình thường ngày nào cũng phải vài ba lần hôn nhau đến mê mệt, để bây giờ bị nghiện nhau mất rồi.

Hai đứa nằm lăn trên cầu, ở dưới là suối vẫn chảy róc rách, xung quanh bắt đầu có tiếng ếch nhái, chim chóc mời gọi màn đêm xuống, quá đầy đủ cho một khung cảnh lãng mạn đầy kinh dị. Phương là người rất sợ mấy thứ như thế này, bình thường chỉ cần nhìn thấy cảnh ma quái là em đã co rúm người lại và hét váng nhà, thế mà bây giờ mặt tỉnh như không, chứng tỏ em đang có những nỗi niềm còn sợ hãi hơn những thứ ma mị bản ngã.

Cuối cùng thì 2 đứa cũng buông được nhau ra để về đi ăn Phở, bỏ lại cái cầu lẻ loi với dòng sông lạnh ngắt vô cảm, đâu ngờ đó là lần cuối tôi với em đến chơi với nó. Vài tháng sau khi tôi sang Hàn, nó sập. Phương vẫn bảo tôi cao số, sau này ăn hết lộc của con cái.

Trên đường đi tôi thấy em cứ liên tục rút điện thoại ra tắt rồi lại đút vào túi. Chúng tôi không có thói quen quan tâm đến điện thoại của nhau trừ khi vắng mặt nên tôi không lấy gì làm lạ, vì tôi biết em làm gì cũng có lí do của mình, tôi tin em, như với những người trước đây. Nhưng nhiều khi sự tin tưởng của tôi lại trở thành sự khó chịu của Phương, em nghĩ tôi không quan tâm, không biết ghen, ví dụ như lần này. Sau vài lần bỏ ra bỏ vào cái điện thoại, Phương vòng tay qua người tôi siết mạnh khiến tôi ngộp thở và rít lên “ư ư ư…”

– Sao thế em?
– Anh không quan tâm em gì hết ý!!!!!!!
– Anh xin lỗi, thế ai gọi mà em cứ phải tắt đi thế?
– Không nói!
– Ừ, thế thôi, anh tin em mà!
– Anh phải hỏi điiiiiiiiiiiiiiiii
– Ừ, thế thằng nào? Thằng nào dám làm người yêu anh bực tức? Nói đi để anh xử nó.
– Hihihi. Phải thế chứ! Ông Huy. Ông ấy còn bảo lên đây bây giờ đấy. Hâm!

Thời buổi này vẫn còn kiểu tán gái sến sẩm ấy hả? Không biết có xếp hoa hồng dưới sân và gảy đàn guitar nữa không đây? Biết sao được, mỗi người có cách thể hiện tình cảm của riêng mình mà. Đẹp trai không bằng chai mặt – điều mà nhiều người đã thành công, và giờ tôi phải đối đầu với một người như thế chăng? Huy đã công khai tán Phương rồi đây, lại còn được bố mẹ em hậu thuẫn nữa nên chắc anh càng tự tin hơn.

Bảo là đi ăn phở nhưng cuối cùng lại chui về nhà để nấu ăn và chí chóe với nhau. Phương vẫn là một người phụ nữ gia đình, em muốn chuẩn bị cho chồng con những gì tốt nhất dù bản thân có mệt mỏi. Tôi hiểu cái tính cách ôm đồm ấy nên chẳng bao giờ muốn ra ngoài ăn nếu ở cạnh em, cũng chẳng bao giờ ngăn cản em nấu nướng dù em có mệt đến mấy. Với tôi thì để cho người mình yêu được thể hiện tình yêu thương cũng là một cách trân trọng tình yêu của họ.

Tôi loanh quanh trong bếp làm chân sai vặt, Phương thì đuổi quầy quậy nhưng tôi chẳng rời nửa bước, cứ thỉnh thoảng lại chấm cái này, nhúp cái kia, có khi ôm chặt Phương hít hà mái tóc đầy mùi xe khách, lúc thì rình rình thò tay vào áo em để rồi ăn ngay một cái vụt đau điếng kèm theo ánh mắt hình viên đạn. Lúc ngồi chặt thì gà, tôi cứ nhấp nhổm ngồi đối diện Phương, em cứ đuổi tôi liên tục “Sao mà anh dốt thế? Ngồi đấy thịt nó bắn vào người!”, chẳng biết ai dốt nữa, chỉ biết là có đứa mặc áo cổ rất là rộng.

Nhìn Phương nấu tôi nhớ đến lần Phương sang nhà nấu cơm cho tôi ăn lần đầu, em bày biện đủ thứ và nhồi tôi như một con vịt chuẩn bị đưa ra chợ. Bỗng thấy sống mũi cay cay. Tôi từ từ tiến lại và khẽ ôm Phương từ đằng sau, thì thầm:

– Mèo ơi, anh thuê nấu cơm suốt đời nhé.
– Công sá thế nào?
– Cho ngủ với chủ.
– Phải cả có em bé nữa chứ!
– Ừ, em bé, mấy em bé liền.

Phương quay đầu lại để đón nhận nụ hôn của tôi, xong lại xấu hổ cúi xuống lúi húi làm tiếp để mặc tôi thả sức ôm ấp, sờ xịt, hôn hít trong sự chống cự yếu ớt. Đến khi “phe địch” đã gần bị ru ngủ thì bỗng điện thoại Phương trong tạp dề réo inh ỏi. Mặc dù là tiếng “Mèo ơiiiiii!” khàn khàn thuốc lào của chính tôi nhưng sao mà trong lúc như thế này tôi gét cái giọng của mình thế cơ chứ!

– Cún xem ai nhắn cho em

Miễn cưỡng rút tay ra khỏi áo, tôi lôi điện thoại ra và giơ lên cho cả 2 đứa cùng xem:
“ Anh đang đứng trước cửa nhà em đây”

Chap 45 – Người nhà

– Ra mở cửa cho anh Huy đi em
– Kệ ông ấy
– Sao kệ được, đừng trẻ con thế.
Chưa kịp tháo cái tạp dề ra để đi mở cửa thì điện thoại Phương đã lại rung lên vì Huy gọi. Tôi bắt máy.
– Alo
– Ai đấy?
– Anh Huy đó hả? Anh đợi tí nhé, Phương đang thay quần áo
– “Cạch”

Tôi đứng trong nhà nhìn ra khi Phương ra mở cửa cho Huy. Ngay vừa khi gặp nhau, Huy đã căn vặn Phương thì phải, tôi đoán thế vì hai người đứng ngoài khá lâu rồi mới vào nhà.
Vào đến nơi, mặt ông Huy hằm hằm coi như tôi không tồn tại, cũng phải thôi, vì tôi chọc tức ông ấy mà. Nhưng dù thế nào thì tôi cũng chẳng quan tâm lắm, đàn ông mà cái gì cũng lộ ra mặt thì càng dễ đối phó.

– Anh Huy uống nước đi
– Bạn là gì với Phương nhà mình?
– Ô, anh Huy với Phương là họ hàng à?
– Bạn biết mình nói gì mà.
– Thôi anh Huy uống nước đi, xong ở lại ăn cơm với 2 đứa em luôn – tôi tảng lơ

Mặc kệ lão cứ ngồi đó săm soi, tôi quay ra xem TV, chốc chốc lại chạy vào trong với Phương. Tôi biết em nấu xong từ lâu rồi, nhưng vẫn cứ nhẩn nha ở trong bếp khua khoắng nồi niêu để cho “khách” sốt ruột đi về. Nhưng vô ích, khách coi như không nghe thấy gì.

– Em vẫn mặc thế này tiếp khách à Phương?
– Khách nào anh? Anh là bạn thân của em mấy năm rồi chứ có phải khách đâu! – tôi tí nữa bật cười vì câu đối đáp thông minh của Phương. Tất nhiên là Huy sẽ không biết nói gì hơn.
– Anh ăn cơm với 2 đứa em luôn nhé! – Phương đon đả. Rồi em quay sang tôi lườm lườm:
– Cún, vào dọn cơm! Nhanh!

Mời theo kiểu đuổi khéo, không ngờ Huy ở lại ăn cơm thật.
Không sao, tôi cũng không bất ngờ lắm, chỉ có Phương là tỏ thái độ ra mặt, chuẩn bị cơm mà bát đũa cứ kêu ầm ầm, thấy không ổn tôi phải chạy vào bếp xem nàng khó chịu chuyện gì.

– Gì mà đá thúng đụng nia thế hả cô kia?
– Lão kia kìa, nói thế mà còn cố ở lại.
– Có bữa cơm thôi mà em.
– Em không thích. Ăn mà không thoải mái thì thà nhịn còn hơn.
– Thôi đi. Nhõng nhẽo, đá đít cho giờ.

Tôi thơm “chụt” vào má Phương trước khi chui vào gầm bàn rút chai rượu thuốc ra để “tiếp khách”. Chai rượu này lần trước chúng tôi liên hoan ở nhà Phương còn thừa, kể ra thì cũng không được lịch sự lắm, nhưng thôi có còn hơn không.

Vừa gỡ mạng nhện trên đầu tôi, Phương vừa lo lắng:
– Cún ơi, uống rượu không lại ông ấy đâu! Ông ấy chuyên đi tiếp khách với sếp đấy.
– Anh có đấu rượu với ông ấy đâu mà sợ? Tiếp ông ấy vài chén thôi. Khách đến nhà mà.
– Xì, nhà người ta mà làm như nhà mình.

Ngồi trong bữa, tôi với Phương ý nhị hết sức để tránh cho Huy phải suy nghĩ, tuy vậy cũng không tránh được những cử chỉ dành cho nhau đã hình thành từ khi còn là bạn bè. Phương so đũa bao giờ cũng để cho tôi đôi đầu tiên, còn bát thì là chiếc đáy dưới cùng, lau thật kĩ, tôi nghe Phương giải thích mấy lần nhưng không hiểu và cũng không muốn hiểu, chỉ biết là Phương có lí do để làm việc ấy, hôm nay cũng vậy. Những tiểu tiết nhỏ đó thì Huy không nhận ra, trừ việc ngồi trong mâm thỉnh thoảng Phương gắp thức ăn định đưa sang bát tôi thế nào sực nhớ ra lại quay về bát mình, tôi liếc thấy thoáng biến sắc trên mặt Huy, nhưng anh trở về bình thường ngay lập tức.

Rót chén rượu đưa cho Huy, tôi mở lời trước, dù sao mình cũng là chủ nhà.
– Mời anh, mấy khi anh em mình mới gặp nhau.
– Mời em, chỗ anh em thân thiết mà.

Có chén rượu đưa lời, câu chuyện trở nên thoải mái và gẫn gũi hơn tôi mong muốn. Huy vỗ vai tôi nhẹ nhàng:
– Chú chuẩn bị đi học phải không? Giỏi thật, lứa trẻ bây giờ giỏi thật – hơn mình có 1 tuổi mà bảo mình “lứa trẻ”, như nói với con ông ấy không bằng. Không sao, trẻ không có nghĩa là non, cũng như anh chỉ “dài” hơn chứ chưa chắc đã “cao” hơn.
– Vâng anh ạ. Qua tết em đi.
– Thế là đi mấy năm nhỉ? 5 năm hả? Lâu nhỉ.
– Lâu cũng phải đi thôi anh, nhiệm vụ cơ quan.
– Thôi, anh chúc chú lên đường may mắn, không vướng bận.

Nghe đến cái câu “không vướng bận” mà tôi muốn đập cái chén vào mặt Huy, nhưng tự nhiên thấy nghẹn lại. Giờ thì cái chuyện học hành của mình cũng thành thứ để nó đem ra trêu đùa rồi đấy! Nhìn cái mặt giả tạo của Huy tôi nhớ lại lần nói chuyện ở quán cafe với lão K chồng Mai. Cái vẻ đạo mạo giả dối của những thằng “thầy” như chúng nó làm tôi thấy lợm cổ. Đúng là cái lũ càng mang tiếng “nhiều chữ” thì càng nguy hiểm, mỗi từ chúng nó nói ra như muốn móc vào tim người khác. Không sao, nếu nó muốn tôi cũng là một thằng như nó, không kém.
– May mắn em nhận, còn vướng bận quá thì em mang theo luôn anh ạ. Hà hà.

Nở nụ cười xã giao hết mức, tôi vỗ vai Huy và cạn cái chén rượu đắng ngắt, nhưng chẳng bằng cái đắng trong lòng, vì nó nói đúng tâm can của tôi và Phương.

Lo lắng. Tôi khẽ liếc sang phía Phương, nãy giờ em vẫn không hề biến sắc. Phương vẫn thế, có thể khóc lóc ỉ ôi, chửi bới đủ thứ lúc em ở với tôi, nhưng khi có sự xuất hiện của người thứ 3 thì em tuyệt nhiên giữ thái độ hòa nhã và cân bằng hết mức, tâm tịnh phẳng lặng như mặt hồ. Tôi thực sự thấy phục Phương về việc giữ cái “mặt nạ” tươi cười thường trực trên mặt. Một người vợ như vậy, nếu không vừa lòng, thậm chí căm ghét bố mẹ chồng và gia đình chồng thì người ta có thể làm gì? – câu trả lời là: bất cứ điều gì, vào bất cứ lúc nào. Rùng mình, tôi tự trấn an “ gấu mình không phải là người như thế!…”

Ăn cơm dọn dẹp xong, Huy rủ chúng tôi đi uống cafe. Thực sự hai đứa giờ này rất mệt mỏi và chỉ muốn ở nhà ôm nhau xem TV, nhưng thôi đành đi vì Huy quá nhiệt tình, một sự nhiệt tình khiến tôi phải suy nghĩ.

Đem xe ra đến cửa, tôi thấy Huy không ngẫu nhiên đặt con xe SH của anh song song với xe tôi. Bất chợt, tôi thấy chạnh lòng, một chút thôi.
Thử tưởng tượng: một thằng bé có trong tay một cái bánh, nó sẽ không suy nghĩ gì ngoài việc ăn cái bánh đó, nhưng nếu nhà bên cạnh, thằng bạn nó đang cầm trên tay cả một hộp bánh và lượn lờ trước mặt, liệu thằng bé có suy nghĩ gì không? Có đấy.

Dù mọi so sánh là khập khiễng, nhưng tôi vẫn thấy có chút gì đó hơi cay cay sống mũi, không phải vì tôi không giàu bằng người ta, mà thấy ức chế vì có những người có điều kiện, họ tự cho mình cái quyền trèo lên mũi những người kém may mắn hơn họ và cười khẩy, như Huy đang “giễu võ giương oai” trước mặt tôi đây. Tôi không có điều kiện thật, rút hết tiết kiệm thì chắc cũng mua được SH, có điều phải uống nước lã nửa năm, nhưng mà cái nhân cách nhâng nháo kia thì không tiền nào có thể thay đổi được cả.

Tôi vẫn tự nhủ mình “đừng tự hào mình nghèo mà giỏi, hãy hỏi vì sao mình giỏi mà vẫn nghèo?” – đó là cho những người tự nhận mình giỏi, còn mình không giỏi thì phải bù lại bằng lao động, không ai cho không ai cái gì cả. Và “đừng so sánh bố mẹ mình với nhau, hãy so sánh con cái mình sau này!” – đó là một trong những lí do bằng mọi giá tôi phải đi học.

Tiếng khóa cổng lạch cạch kéo tôi khỏi mấy cái suy nghĩ với quyết tâm ngút trời kia, vứt vội điếu thuốc xuống đất trước khi ăn một cái nhéo của bà la sát. Dạo này tôi toàn phải hút thuốc trộm.

Phương bước đến, kiêu sa với váy xếp quá gối và giầy cao gót. Nhẹ nhàng tiến lại gần, em khẽ mỉm cười khi nhận ra 2 con chiến mã xếp song song rất trẻ con. Khẽ khàng, Phương ngồi lên chiếc xe…wave đểu.

Trên đường đi, tôi cố tình đi chậm để nói chuyện với Huy và giới thiệu về cái thành phố bé tí ti này, còn Phương thì cứ cấu véo liên hồi vì muốn cắt đuôi Huy.
– Nãy sao không ngồi SH?
– SH cao quá đi nhỡ tung hết váy.
– Ông ấy tự xếp xe thế đấy, buồn cười.
– Trẻ con. Ông ấy tính thế đấy, con út mà.
– …
Phương ghé vào sát người và đưa tay qua ôm chặt tôi, em thì thầm.
– Cún à, em yêu anh vì anh chân thành, chứ không phải vì anh giàu hay nghèo. Anh còn nghĩ thế là anh coi thường em – Phương nói đúng vào cái sĩ diện hão của một thằng đàn ông- tôi.

Huy nhìn thấy chúng tôi như thế. Với nhiều người đàn ông, tôi nghĩ sau cái cảnh nhìn người mình theo đuổi đang ôm một người con trai khác thì 90% sẽ bỏ qua không tiếp tục tấn công. Số còn lại tiếp tục tấn công mà vừa tán vừa sợ… thành công. Huy ở dạng nào, giờ tôi vẫn chưa biết được, chỉ biết quyết tâm là rất lớn với phương châm “đẹp trai không bằng chai mặt!”

Tới quán cafe nhạc sống, chỗ này tôi với Phương thỉnh thoảng vẫn ngồi để nghe những bản guitar cổ điển, hay để nghe những giọng ca “mất ngủ” thể hiện các tuyệt phẩm ướt át dành tặng cho tình nhân đang ngồi bên dưới với ánh mắt rưng rưng hạnh phúc.

Lại nói uống cafe, Phương đã từng rất hay pha cafe cho tôi, nhưng từ khi biết Mai cũng có cùng thói quen ấy, Phương bỏ ngay. Rồi từ lúc yêu nhau mỗi lần đi uống cafe, Phương đều lườm nguýt tôi kèm theo một câu chỏng lỏn: “tự pha!” – Đúng là với phụ nữ, cái gì liên quan đến họ cũng phải là duy nhất!

Không khí của một buổi nói chuyện như thế này chẳng có gì đáng nói, ngoài thỉnh thoảng cả 3 giật mình bởi tiếng hét của ca sĩ trên sân khấu, hay cười ngất với lời giới thiệu sến sẩm của mấy cặp đôi yêu nhau. Tôi đang chỉ cho Phương xem da gà nổi đầy vì những lời tỏ tình ướt át của ca sĩ sau khi trình bày xong bài hát thì thấy tiếng MC vang lên:
– Sau đây là bài hát “Chỉ anh hiểu em” do bạn Quang Huy dành tặng cho bạn gái của mình là bạn Xuân Phương.

Phương nhìn sang tôi mặt thảng thốt, rồi nhìn Huy với ánh mắt như trách móc. Mặc kệ, Huy vẫn tiến đến sân khấu và chuẩn bị tinh thần để hát. Huy bắt đầu hát say mê, giọng cũng rất hay, Huy phiêu trong tiếng tán thưởng của mọi người và xuýt xoa ghen tị của các cô gái bàn bên cạnh dành cho Phương.
Tôi giận tím người vì cái hành động mất dạy của Huy. Nếu như không phải chỗ đông người thì tôi sẽ không để cho lão thích làm gì thì làm như thế. Lo lắng, tôi vẫn để ý Phương ngay từ những phút đầu tiên.

Sau khoảng vài giây từ lúc nghe MC nói, Phương đã bình tĩnh lại và khuôn mặt trở về phởn phơ chứ không có gì tỏ ra cảm động- đáng- ra- phải- thế. Tôi thò tay dưới gầm bàn với lấy tay của em và nắm lấy, bấy giờ mới biết là em đang run. Phương quay sang nhìn tôi chực khóc. Tôi thương em lắm nhưng thực sự giờ không phải là lúc để chứng tỏ Phương là của tôi, đơn giản vì không muốn Phương bị mọi người xung quanh chỉ trỏ dè bỉu vì “mặc kệ người yêu hát tặng mình mà vẫn tình tứ với người khác ở dưới”. Tôi giận lão Huy bao nhiêu thì Phương cũng thế. Đường đột và ích kỉ. Lão tự cho mình cái quyền gì mà đưa người khác vào thế khó như thế này? Nếu không vì lão có quan hệ với nhà em, tôi đã dắt tay Phương về ngay từ nốt nhạc đầu tiên!

Huy kết thúc trong tiếng vỗ tay ầm ầm và những tiếng hú hét của các bàn bên cạnh. Phải công nhận là Huy hát rất hay, guitar đệm cũng tuyệt vời. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu như tôi có một chai bia vỡ ở trong tay. Thằng này quen làm bố đời ở nhà với ở trường, nó nghĩ nó có quyền làm mọi thứ không cần biết người khác nghĩ gì thì phải? Tôi chỉ sợ mình manh động thì càng có cớ để bố mẹ em gét bỏ tôi nên mới thôi cái ý định đập cái cốc cafe vào đầu nó. Dù sao thì bây giờ bố mẹ em cũng đang nghiêng hoàn toàn về phía nó, nó nói gì mà chẳng nghe. Đành mang tiếng thằng hèn để thằng khác tỏ tình với người yêu mình ngay trước mặt.

Tôi lấy cớ đi toilet để đến bàn tiếp viên order bài hát với nhạc công. Khi quay lại thì Huy đã đang ngồi nói chuyện với Phương, nhưng hình như em không thèm đáp lại nên mặt lão rất căng thẳng. Có lẽ đây là lần đầu lão thấy Phương tỏ thái độ với mình nên bất ngờ? Tôi cũng chẳng quan tâm. Kéo ghế sát vào ngồi cạnh Phương, tôi nhìn lão Huy và gằn giọng:
– Anh quá giới hạn rồi đấy, nghĩ mình muốn làm gì thì làm à?
– Có gì đâu mà chú nóng thế? Bài hát thôi mà, mà bài này Phương thích nhất đấy.
– Tí về tôi sẽ nói chuyện riêng với anh. Chờ đấy.

Lão nhìn tôi lo lắng. Gì chứ mấy thằng công tử bột quen được xu nịnh công kênh như thằng này thì chỉ vài cái tát là sẽ nhũn ra ngay. Chưa ai dạy nó thì sẽ có người dạy nó. Loại như thế này ra ngoài đời không sớm thì muộn cũng phải ăn đòn.

Ghé sát tai Phương, tôi nói nhỏ: “ bình tĩnh đi em, có cái gì đâu, nó còn nhiều trò lắm, giờ mà mình khóc thì sao chiến đấu lâu dài?”
Lúc này thì lại có tiếng MC: “giờ là bài hát của bạn Đăng Cường, một lời tâm sự gửi tới một người bạn thân”

Với cái chất giọng thuốc lào của mình tôi chẳng tự hào gì khi hát cả, nhưng dù sao tôi cũng chẳng nghĩ ra cách nào nhẹ nhàng hơn để đáp lại cái hành động mất dạy của thằng Huy. Lúc đứng trên bục giảng hàng trăm sinh viên tôi không run lắm, mà giờ sao run vậy không biết. May mắn là vừa ngồi lên cái ghế cao lênh khênh dành cho ca sĩ, tôi đã nghe thấy vài chỗ có tiếng hô to “ thầy Cường kìa, thầy ơi hú hú hú!!!!” – đúng là thành phố này bé quá. Nhưng cảm ơn nhé mấy đứa!, nó làm thầy cảm thấy tự tin như đang đứng trên bục giảng vậy!

Lấy lại bình tĩnh, tôi mở lời bằng cái giọng thều thào:
– Chào các bạn, mình thì không biết hát, nhưng hôm nay muốn tâm sự một chút, mình muốn cám ơn một người bạn thân, người mà mình biết ơn suốt đời vì tình cảm được nhận từ người ấy. Mọi điều muốn nói mình sẽ gửi qua lời bài hát này…

“ Lặng yên nghe con tim với yêu thương nồng say như chơi vơi
Nếu như đây là mơ xin cho tôi dừng thêm phút giây này
Niềm vui khi bên nhau có bao nhiêu buồn lo tan đi mau
Những phút giây gần nhau sao qua nhanh nghẹn lòng không nói nên lời…”

Có lẽ đó là bài hát hay nhất trong đời tôi tính đến giờ, tôi vừa hát vừa ngoái về phía Phương, khi em đang nhìn tôi trìu mến và rưng rưng chực khóc. Xúc cảm nồng nàn, tôi hát với tất cả sinh lực, tất cả nội tâm của mình. Từng câu chữ nhả ra đều là những lời tôi muốn nói từ lâu với Phương “ cảm ơn em, cảm ơn vì đã đến bên đời anh, có em bên anh bao nhiêu buồn lo cũng tan đi…”

Hết lời 1 trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người, tôi không tin tai mình nữa, tôi tự tin mình hát đúng nhạc nhưng còn chất giọng lè rè như loa hỏng kia thì khó mà chờ đợi được ủng hộ từ khán giả. Tự tin hơn, tôi lại mê mải với những lời hát, và vẫn hướng về phía Phương, nhưng bất chợt tôi không thấy em đâu nữa. Thoáng giật mình, bao nhiêu suy nghĩ chạy qua đầu tôi khi mồm vẫn hát “ em đi đâu? Thằng Huy vẫn ngồi kia mà?” “em có thể bỏ đi đâu khi đang xúc động như thế?”… thất vọng, tôi muốn buông micro xuống nhưng vẫn cố tiếp tục.

Tôi có câu trả lời cho mình khi bỗng nhiên thấy mọi người vỗ tay ầm ĩ, và một giọng hát trong trẻo cất lên ngay bên cạnh:
“ Hạnh phúc trào dâng, lời hát xin cám ơn tình yêu, và cho chúng ta gần nhau…”

Chap 46 – Ra mắt

Kỉ niệm ấy, nó quá đẹp và ngoài tưởng tượng, một phút thăng hoa của cả hai đứa. Còn lại thì tôi không quan tâm lắm đến những điều khác.
Phương không biết hát, nói chung là hát rất là phô, còn hay sai nhạc. Kiểu như nếu em vào đúng một đoạn nào đó thì từ đó đến trở đi sẽ hát chuẩn, còn không thì cứ sai tè le đến cuối bài luôn. Nhưng tôi không quan trọng điều đó, hay chính xác hơn là tôi không còn tâm trí đâu mà nghĩ đến những thứ nhạc lý sâu xa đó, chỉ cần biết Phương đang đứng dưới bục và đang bước lên. Phải kiềm chế lắm thì một thằng con trai mang tiếng lạnh lùng bất cần như tôi mới không rới nước mắt trong cái khung cảnh này. Phương tiến lại gần và vẫn hát say mê, em nhìn tôi, mắt long lanh nước mắt, và tôi cũng thế. Tôi không nhớ từ đó đến cuối bài chúng tôi đã hát như thế nào. Cảm ơn tình yêu, thực sự cảm ơn tình yêu, một tình yêu đích thực.
Một bài hát giản đơn, nhưng với tôi thì nói lên nhiều thứ. Một cái siết tay thật chặt của Phương như minh chứng cho một người bạn đồng hành sẽ luôn bên cạnh, dù gian lao hay xa cách như thế nào đi chăng nữa.
Mọi người tất nhiên là sẽ hưởng ứng số đông, hô hào đòi ôm và hôn. Khắp khán phòng là những tiếng hô hào “hôn đi, hôn đi”… nhưng nó không giống với cá tính của tôi và Phương. Hai đứa siết tay và ôm nhau thật chặt, người run bắn lên vì hạnh phúc. Còn nụ hôn kia hãy hy vọng vào một ngày không xa khi bên cạnh là bánh gato và champagne.

Huy đã đứng dậy đi về từ nãy, nhưng chẳng ai quan tâm đến lão nữa. Tôi chỉ thấy sợ cái độ chai mặt và nhâng nháo của một người mang tiếng học cao như Huy. Với cái trơ trẽn ấy, cộng thêm sự úy lạo từ bố mẹ Phương thì hắn sẽ còn dám làm nhiều thứ sến sẩm hơn nhiều. Giờ tôi ở nhà thì chẳng sợ, vì Phương vẫn còn chỗ để tìm đến, chỉ sợ khi tôi đi và bố mẹ bắt em về gần nhà.

– Í, anh quên, Huy mời mình đi uống cafe mà, sao để mình trả tiền nhỉ?
– Quên đấy, hihi. Để em nhắn tin cho ông ấy!

Đêm ấy ở trên đường, hai đứa cứ lang thang cho đến khuya, hết phố này đến phố khác, vừa đi vừa hát nghêu ngao. Thỉnh thoảng vô tình có một cặp đôi lướt qua nhìn chúng tôi như người ngoài hành tinh. Kệ. Cứ hát tiếp, mà còn hát to hơn nữa, giọng thuốc lào được phối hoàn hảo với giọng giấm chua lâu ngày, sau này có thất nghiệp thì chắc cũng không dám tay bị tay micro đi hát xin ăn đâu.
… thời gian cứ thế trôi

Từ đó cho đến Tết, tôi với Phương cũng không cùng về nhà thêm lần nào nữa. Tôi muốn em phải xin phép bố mẹ đàng hoàng, mà như thế thì chẳng khác gì bảo em đâm đầu vào tường, thế nên em giận tôi. Em nói tôi tại sao không về xin phép bố mẹ em? Tôi không muốn làm điều mà biết trước kết quả, để rồi bị chửi vào mặt. Không nói đến chuyện hi sinh vì người yêu. Vì Phương tôi có thể chịu khổ được, nhưng tôi nghĩ đến những cách khác có ích hơn là về nghe một lời từ chối phũ phàng và những câu nói đầy ẩn ý của mẹ em.

Qua một thời gian tìm hiểu và nhờ bạn bè hỏi, tôi đã biết nhà Phương ở đâu, và nhà em cũng vậy, đã biết nhà tôi. 6km – đó là khoảng cách đường tắt giữa nhà tôi và nhà em – đó có phải là một quãng đường xa đến mức không muốn gả con gái không? Chẳng có lí do gì để biện minh cho chuyện bố mẹ em không biết nhà em rất gần nhà tôi. Vậy thì tại sao họ vẫn giữ thái độ thiếu thiện cảm với tôi như vậy? Một sự thật phũ phàng làm tôi phải suy nghĩ về bản thân mình hơn là cứ cố biện minh rằng bố mẹ em không thích tôi vì cái khoảng cách địa lí. Thêm một lần trong đời tôi thấy mình còn quá nông cạn và quá ngây thơ trong suy nghĩ.

Huy thường xuyên lên thăm Phương và lần nào cũng mang đủ thứ đồ của gia đình em gửi, gia đình Huy gửi. Chỉ là những chuyện nhỏ như vậy nhưng không hiểu sao nó làm cho chúng tôi áp lực ghê gớm. Như vậy có nghĩa là cả nhà Phương và nhà Huy đều đã ngầm hiểu với nhau về một mối quan hệ giữa 2 bên, họ âm thầm ủng hộ cho Huy và Phương. Cái tôi băn khoăn không phải về gia đình, mà về Huy. Tại sao Huy lại cố gắng bám trụ và chai mặt như vậy? Hắn yêu em thật lòng thì tôi tin, nhưng Huy thừa biết tôi với Phương đã yêu nhau và nghĩ đến tương lại mà vẫn còn cố chen vào. Tại sao lại thế? Vì hắn tin sẽ thành công khi tôi đi xa, Phương sẽ ngả vào vòng tay hắn à?

Có đôi lần Huy đợi trước cửa nhà Phương gần một ngày, từ sáng đến chiều tối để chờ em về và đưa đồ gia đình gửi. Cả 2 đứa tôi lang thang trên đường và vẫn làm những việc theo thói quen của hai đứa, nhưng không thể không suy nghĩ khi thỉnh thoảng lướt qua nhà vẫn thấy hắn ngồi đó. Không chỉ Phương mà chính tôi thỉnh thoảng cũng phải ngoái lại để nhìn xem hắn có thấy 2 đứa không. Tôi thấy sợ cái kiểu “quyết tâm” như vậy của Huy. Một người có công ăn việc làm ổn định, gia đình điều kiện, đẹp trai phong độ, chẳng hiểu sao cứ cố bám víu vào một cô gái bình thường như Phương. Tôi nói bình thường vì nếu nhìn trên bình diện xã hội thì em cũng chẳng có gì nổi bật, chỉ với tôi em mới thực sự là số 1.

Tôi không ngại đối mặt với Huy, nhưng cũng không thể dùng vũ lực với lão. Trước mặt chúng tôi, Huy không bao giờ tỏ thái độ gì rằng đang yêu Phương cả, cũng không bao giờ có lời lẽ nào tán tỉnh. Huy không bao giờ nhắn tin cho Phương ban đêm, không hỏi han, không quan tâm sến sẩm, dặn dò “hôm nay lạnh lắm…” hay “dậy chưa em?” mà các thanh niên tán gái vẫn làm. Huy chỉ hành động mà thôi. Đó là ngồi chờ trước cửa nhà cả ngày, hoặc đến nhà em ở quê từ sáng để làm vườn với bố, đèo mẹ đi chợ… riêng trong chuyện xác định hướng đi và quyết tâm, tôi thua Huy một bậc.

Với cái phương thức “tấn công” kiểu ăn vạ như thế, Phương có thể chặn cuộc gọi được mãi không? Có thể suốt ngày lang thang ngoài đường được không? Nhất là khi em chịu nhiều hướng áp lực.

Chỉ còn 1 tháng nữa là Tết, và Tết xong 1 tuần thì tôi bay. Mọi thứ vẫn như thế, chẳng có gì biến chuyển. Gia đình em không nói gì, gia đình tôi cũng vậy. Còn tôi thì đầu óc cũng bị phân tán nhiều về chuyện chuẩn bị đồ đạc, sách vở và liên hệ với giáo sư để có chỗ ở trong KTX. Hai đứa vẫn đưa đón nhau và làm những việc như mọi đôi tình nhân khác, chỉ có một điều là chúng tôi tránh nhắc đến cái chuyện đi học dù vẫn âm thầm cùng nhau chuẩn bị đồ đạc, mua bán quần áo ấm để tránh cái tuyết rét bên Hàn. Nhìn cảnh Phương chạy đi chạy lại cầm từng cái áo phao ướm lên người tôi và cố gắng mỉm cười nhí nhảnh mà tôi đau như muốn khóc. Em xứng đáng được yêu thương và che chở hơn là phải chạy theo và chờ đợi một thằng như tôi. Những lúc như thế, cái câu “chia tay” lại xuất hiện trong đầu tôi, nhưng chẳng một lần nào tôi dám thốt nên lời.

Cuối tháng 12 âm lịch, trường tôi được nghỉ sớm, sinh viên đã về hết, chỉ còn mấy thằng GV trẻ như tụi tôi phải trực khoa và trông phòng thí nghiệm. Đã mấy hôm nay tôi và Phương không nói chuyện, em chắc cũng chẳng tha thiết gì nói chuyện với tôi thì phải. Còn tôi thì chẳng biết nói gì với em bây giờ nữa. Trong tôi giờ hai suy nghĩ cứ đánh nhau liên tục, một bên muốn đảm bảo chắc chắn và hứa hẹn thật nhiều với Phương, một bên là quyết tâm nói chia tay. Cuối cùng thì một bên đã thắng.

Tôi quyết định về nhà Phương. Khi tôi nói ý định đó của mình với em, Phương đã suýt hét lên trong điện thoại. Ít nhất thì với chuyện này em cũng đã tin tôi thực lòng với mối quan hệ giữa hai đứa, dù sao thì cũng có một thứ gọi là bước ngoặt chứ không phải em không tin tưởng tôi. Trước đó tôi cứ nghĩ nghiêm trọng, rằng nếu đã về nhà em thì nghĩa là chính thức đặt mối quan hệ, và sau này người bị tổn thương sẽ là Phương nếu như hai đứa không đến được với nhau. Nhưng càng ngày tôi càng thấy suy nghĩ đó của mình là cổ hủ và quá nặng nề. Chúng tôi cãi nhau cũng nhiều lần vì chuyện đó, Phương khóc, tôi bỏ ra ngoài đường hút thuốc.

Sau khi nói chuyện với tôi, Phương ngay lập tức thông báo với bố mẹ. Dĩ nhiên với phép lịch sự bố mẹ em sẽ không phản đối rồi. Tuy nhiên đằng sau cái tin nhắn “bố mẹ bảo anh cứ xuống” là bao nhiêu nỗi niềm em chẳng dám nói ra.
Trước đó một ngày, tôi gọi điện cho bố mẹ để thông báo tình hình và chờ đợi sự cho phép. Bố mẹ tôi là người từng trải, cũng đã biết rõ nội tình nên không đồng ý cho đi, nhưng cuối cùng cũng chiều theo ý muốn của tôi dù biết là con trai mình về đó sẽ chẳng nhận được một sự chào đón nào. Buông điện thoại xuống mà lòng tôi nặng trĩu. Từng này tuổi đầu, chưa mang lại cho cha mẹ một sự yên tâm nào, mà toàn là lo lắng và suy nghĩ. Từ ngày xưa với Mai, rồi Chúc, giờ là Phương… khoan hãy nói đến chuyện đúng sai, chỉ cần biết bố mẹ phải bạc tóc vì tôi cũng đã đủ làm tôi thấy quặn lòng.

Chuẩn bị một túi quà, tôi lên xe đi. Thực sự thì ngoài tâm trạng lo lắng, tôi còn thấy háo hức và một chút gì đó hy vọng, một chút tự tin về bản thân. Dù sao thì tôi cũng không phải đến mức không có gì trong tay để đi xin cưới con gái nhà người khác. Trước khi lên xe, tôi gọi điện lại cho Phương để thông báo và nhận được một lời thủ thỉ ấm áp để lên tinh thần “Em yêu anh”. Hôm đó là ngày 23 tháng chạp – ông Công ông Táo.

Nhờ chỉ dẫn của Phương, tôi cuối cùng cũng đến được nhà em. Vừa đến sân tôi đã nhận ra chiếc xe SH quen thuộc của Huy. Phương ra mở cổng, em đã thì thầm vào tai tôi ngay “Bố mẹ em bảo cả ông Huy đến, nhưng cứ kệ lão ấy nhá”. Mỉm cười đáp lại Phương, tôi cầm túi quà rồi bước vào trong.

– Cháu chào bác ạ. Chào anh Huy – tôi khẽ gật đầu với Huy
– Chào cháu, vào ngồi uống nước.
– Chào Cường! Đi xa mệt không?
– Cám ơn bác, cám ơn anh, em cũng không mệt lắm, em chạy ngay bên nhà qua thôi mà – tôi nói dối mặc dù vừa ở trường về đây.

Lúc này mẹ Phương bước từ bếp ra, nhìn thấy tôi mặt bà không biến sắc.

– Cháu chào bác ạ
– Ừ, chào cháu – bà đáp lại mà không nhìn thẳng vào tôi. Rồi bà quay sang phía Phương đang líu ríu xách đồ.
– Phương chạy ra mua thêm mấy quả trứng, bảo anh Huy đèo đi cho nhanh.
– Thôi để con đi với anh Cường!
– Vâng, bác để cháu đưa Phương đi cho ạ – nói xong tôi mới thấy mình ngu vì không hiểu ý bà.
– Mày vớ vẩn, Cường nó vừa đến mệt để nó nghỉ. Thằng Huy đèo đi cho nhanh lên con.

Đó là cái tát đầu tiên mà mẹ Phương dành cho tôi. Cũng không sao cả, chẳng có gì dễ dàng. Nhìn Phương miễn cưỡng đi mặt nặng mày nhẹ mà tôi thấy buồn cười. Nhưng vẫn đủ tỉnh táo để quay sang phía bố mẹ em

– Cháu có chút quà biếu hai bác lấy thảo, mong hai bác nhận cho ạ.
– Ôi dào, giáo viên lấy đâu ra tiền mà cứ vẽ vời – bác nói nghe mà khách sáo quá, chẳng lẽ ông kia không là giáo viên à? Hay là giáo viên giàu và giáo viên nghèo? – lúc ấy tôi nghĩ thế.

Ngồi nói chuyện với bác trai khá lâu, cũng loanh quanh chuyện hỏi han gia đình và công việc. Ấn tượng của tôi với bác cũng không có gì nhiều, vì cách nói chuyện của bác nó vô cùng “đo ni đóng thùng”, không biết có phải các ông bố có con gái đều có cái phương thức thử các anh chàng đến nhà bằng thái độ hờ hững ấy không, hay chỉ mình tôi bị đối xử như thế? Tôi chỉ nhớ rõ nhất một câu mà bác nói, có lẽ là câu duy nhất đả động đến chuyện của chúng tôi đó là: “con Phương tính cả thèm chóng chán, có được cái gì lâu đâu”. Một lời nhắc nhở sâu cay mà tôi còn nhớ mãi.

Lúc Phương và Huy về và vào nhà trong nấu cơm, tôi cũng xin phép bác trai để chạy vào hộ cùng. Tôi thì chẳng biết bếp núc gì nhưng dù sao thì đến nhà cũng nên tỏ chút thành ý. Thế nhưng đáp lại thịnh tình của tôi, bác cản lại không cho vào, cười nhẹ nhàng “để mẹ con nó làm” – “mẹ con” trong đó là có cả Huy luôn đấy. Thêm một hành động nữa để tôi biết mình chỉ như một người khách trong cái gia đình này.

Trong bữa cơm, mẹ Phương không nhìn tôi lấy một lần. Tôi đưa chén rượu lên để mời thì cũng phải đợi bác trai nhắc bà mới cầm lên vì bà cứ chối đây đẩy là không uống được. Đến lúc này tôi mới biết thế nào là cảm giác đắng cay của người thừa.

Có lẽ Phương cũng thấy sự khó xử của tôi nên em cứ ngồi bên cạnh và thỉnh thoảng bấu nhẹ vào hông. Tôi cũng đã bỏ ý định lấy lòng mẹ em, vì những câu trả lời nhát gừng, và ánh mắt thiếu thiện cảm của bà. Chưa bao giờ tôi phải nhún nhường và hướng ngoại như vậy để mong lấy cảm tình người khác. Phương cũng thế, em cố gắng để đưa mọi người lại gần nhau hơn, em cầm chén rượu vang lên và nói với bố mẹ.

– 2 đứa con chúc sức khỏe bố mẹ ạ!
Đáp lại sự hồi hộp của hai đứa là cái nhìn sắc lạnh của mẹ em:
– Hai đứa con? Hai đứa con là gì mà mời bố mẹ?
– Mẹ!…

Tôi chưa kịp cất lời thì bố Phương đã xen vào và khép lại không khí căng thẳng:

– Thôi, thế cả ba đứa đi, bố mẹ nhận của cả 3 luôn. Khà khà…

Tôi cũng không bất ngờ lắm vì hành động của mẹ em, chỉ thương Phương. Là con gái đã khổ, chuyện duyên số phải theo càng khổ hơn. Em cũng chỉ muốn được sự đồng thuận của gia đình, nhưng dường như mọi cố gắng là vô ích. Chắc em hy vọng lắm khi bố mẹ em chấp nhận để tôi về đây, nhưng những lời nói như dao đâm và thái độ không chào đón của bố mẹ Phương làm tôi đau một thì chắc em phải đau gấp nhiều lần.
Ngà ngà say, bố Phương vỗ vai tôi và cả Huy.

– Bác có một đứa con gái thôi, chỉ mong trước khi chết thấy nó lấy được thằng chồng.
– Bác đừng nói thế ạ
– Tiền quyền thì nhà bác không cần, miễn nó phải là thằng đàng hoàng…

Bác còn ngồi dạy dỗ chúng tôi nhiều điều lắm về tình yêu, cuộc đời, gia đình. Tôi không thích rượu nhưng phải thừa nhận là chén rượu đưa đường cho mọi thứ gần nhau hơn nhiều. Đó cũng là lần duy nhất tôi ngồi nói chuyện với bác, vì tháng 6 năm đó, nghĩa là chỉ vài tháng sau khi tôi sang Hàn thì bác mất vì ung thư gan, bác uống rượu nhiều quá.

Sau bữa cơm, tôi cũng xin phép về luôn vì có ở lại cũng không làm không khí vui vẻ hơn. Tôi lại không phải mẫu người cứ nằm ăn vạ ở đó để được việc. Đưa tôi ra ngoài sân, Phương vẫn còn cố níu ở lại với em một lúc. Hai đứa nói những câu vô thưởng vô phạt, cũng chẳng thành chuyện nữa vì đầu óc hai đứa đang đi chơi ở đâu rồi chưa về. Tôi cầm tay Phương nói nhỏ:

– Đừng khóc đấy nhé! Mai lên anh đón ở bến xe.
– Vâng – Phương rơm rớm – Chẳng có gì cản được em cả.
– Uhm. Biết rồi. Cứ phải nhắc đi nhắc lại thế à?

Lên xe, tôi vẫn ngoái lại cổng chờ em đi vào hẳn mới đi. Hai đứa cứ dùng dằng mãi, cuối cùng thì phải đợi Huy xuất hiện thì cái trò “anh đi trước hay em vào trước” mới kết thúc.

– Xong chưa em? Vào bố mẹ nói chuyện.
– Anh kệ em. Anh vào đi tí em vào sau – Phương giãy ra.
– Thôi Mèo vào xem bố mẹ bảo gì, mai lên anh đón. Chào anh nhé Huy! – tôi kết thúc.

Lên xe phóng về nhà với bố mẹ sau một buổi ra mắt không thể tệ hơn, tôi chắc mẩm về kiểu gì cũng bị hai ông bà cho nghe nhạc mệt nghỉ.

Tôi theo chỉ dẫn để đi cái con đường tắt kia xem hai nhà xa nhau đến đâu? – Đường thuộc tuyến liên xã, chỉ rộng khoảng 10 mét!, hai bên lại toàn là đồng ruộng heo hút thế này thì bố mẹ Phương không cho con gái đi là phải rồi… *cười mỉm*

Sắp Tết, trời se se lạnh, kết hợp với mấy chén rượu sao mà hợp thế chứ. Tôi vừa đi vừa để gió xuân sớm táp vào mặt ran rát, hít căng ngực cái mùi đồng ruộng ngai ngái của quê mình, cố ghi vào trong óc để sau này sang bên kia thì còn biết có cái gì để mà nhớ.

Chap 47 – Ngày đen đủi

Tôi về nhà giữa cái trời gió hanh hanh đó, vừa đi vừa miên man nghĩ ngợi về cái gọi là bất công ở trên đời này. Ngẫm ra thì cũng chẳng có gì là tự nhiên cả. Trong cái cơ quan của tôi đó, thời của tôi ra trường, cũng nhiều sinh viên giỏi lắm mà cuối cùng cũng đâu có nhiều người được trúng tuyển. Nhìn cảnh bạn bè khóc ấm ức bên cái bảng thông báo kết quả rồi gạt nước mắt về quê, tôi cũng xót xa lắm. Ôm nhẹ những người bạn của mình, tôi chỉ biết an ủi họ rằng nhiều thứ trên đời này không phải lúc nào cũng công bằng. Trong cái bảng kết quả tuyển dụng kia còn đầy con cháu, sau đó mới đến những người thân cô thế cô như chúng tôi, thành ra cuối cùng chỉ có những người thấp cổ bé họng tự “chiến đấu” với nhau mà thôi.
Thế đấy, đó là chuyện đời, chuyện bình thường. Thế thì tại sao tôi lại phải thắc mắc cũng như dằn vặt về chuyện bị đối xử tệ bạc ở nhà Phương? Đời cho tôi may mắn trong công việc và học hành rồi thì đừng đòi hỏi nhiều nữa. Khổ nỗi lòng tham con người là vô đáy, được 1 lại muốn được 2…
Về đến nhà chẳng thấy ai, tôi dắt xe vào rồi lên thẳng giường ngủ. Thực sự tôi cũng không biết phải đối mặt với bố mẹ như thế nào bây giờ nữa. Nói thật cũng không được, nói dối thì vô ích vì đã bao giờ qua mặt được bố mẹ cái gì, mà tôi cũng không phải người như thế.

Điện thoại kêu inh ỏi, tôi cầm lên thì thấy Phương gọi.
– Anh về nhà chưa?
– Rồi em. Anh vừa về.
– Anh ơi nhắn tin nhé, em không nói to được.
Hóa ra là phải nhắn tin trộm à? Giờ đến gọi điện cũng phải lén lút như thế đấy! Giá như bố mẹ em chưa biết chuyện thì tôi sẽ lấy làm vui lắm vì cái trò trùm chăn nhắn tin với người yêu như thế này, nó đáng yêu và rất kích thích. Còn giờ đây thì chuyện nhắn tin thế này trở thành vụng trộm! Tôi ghét cái gì không minh bạch.
– Huy nói chuyện với bố mẹ, muốn em vào trường lão ấy
– Bố mẹ em nói sao?
– Bố mẹ đồng ý ngay chứ sao! Cũng định xin vào bằng cửa ngày xưa lão ấy xin vào mà.
– Thế em có thích làm giáo viên không?
– Ý anh là sao đấy? Em đang cuống sắp khóc rồi đấy.
– Anh đùa đấy. Đừng lo nhé, mai lên anh đón rồi nói chuyện tiếp.

Thêm một bước đi nữa của Huy làm tôi thấy lão cao tay. Chẳng nói nhiều, cũng không thể hiện tình cảm gì, cái cách làm của lão chứng tỏ một cái gì đó rất người lớn và biết lo toan. Về phương diện suy nghĩ cho tương lai và lấy lòng người lớn, tôi nể phục lão. Còn việc ton hót và nói xấu để đạt mục đích thì chẳng có gì để bàn nữa. Nếu Phương có lấy Huy thì sau này đời em cũng khổ vì một người quân phiệt và gia trưởng không coi vợ con ra gì mà thôi.

Tối hôm ấy, tôi có một buổi nói chuyện với bố mẹ. Vẫn như thường lệ, mẹ tôi là người phản ứng mạnh nhất khi mà người ta lại dám đối xử như thế với “con trai bà”!. Bố tôi thì bình tĩnh hơn để phân tích cho tôi nhiều thứ. Kết luận cuối cùng thì cũng vẫn là để mọi chuyện tự nhiên, tôi sẽ tập trung lo cho sự nghiệp trước đã. Nghe cái câu “không có đứa này còn đứa khác” mà tôi thấy lòng quặn lại. Trong thâm tâm, tôi chẳng muốn “đứa nào” khác ngoài em. Bố mẹ tôi cũng vậy, cũng yêu quý em, nhưng sự đời mà, khi mà người ta không tôn trọng con trai mình, thì khó bắt bố mẹ tôi phải nhìn thiện cảm về gia đình em. Tôi cũng không chắc em có còn được chào đón ở gia đình mình nữa hay không.
Mang tâm trạng trĩu nặng như thế, tôi quay trở lại trường để buổi chiều còn đi đón em. Đón Phương ở bến xe, hai đứa chẳng nói với nhau câu nào. Phương ôm tôi chặt như sợ mất từ lúc lên xe. Hai mắt thì đỏ hoe, chắc là lại khóc nhè rồi. Cứ nhìn thấy cái mắt đỏ hoe ấy là tôi thấy giận bố mẹ và căm tức thằng mặt dày Huy.
– Huy cứ đòi đưa em lên. Em phải hét toáng cả xóm lên thì lão ấy mới thôi đấy. Người đâu mà trơ trẽn.
– Không có người o bế thì lão sao dám làm cái gì! – tôi gằn giọng.
– Còn mấy hôm nữa là Tết, em không muốn nhà mất vui nên cố nhịn. Qua Tết thì em sẽ không để lão ấy muốn làm gì thì làm đâu…mà qua Tết thì anh đi rồi còn đâu! Xụt xịt…
– Đừng khóc em. Anh đi anh lại về mà.
– Không cho anh đi đâu! Anh đi rồi em biết làm thế nào? – Phương òa khóc trên vai tôi.

Back Facebook Twitter Tin nhắn
Up
Tags: http://aeck.wap.sh/thu-vien/tong-hop-truyen-hay/con-duong-mang-ten-em/phan-7
SEO: Bạn đến từ:
Từ khóa:
U-ON Free counters!